Chương 3 Luật khiếu nại 2011: Giải quyết khiếu nại
Số hiệu: | 02/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
MỤC 1. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Điều 21. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 22. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Điều 23. Thẩm quyền của Bộ trưởng
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 24. Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Điều 25. Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Điều 26. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
a) Đối tượng xác minh;
b) Thời gian tiến hành xác minh;
c) Người tiến hành xác minh;
d) Nội dung xác minh;
đ) Kết quả xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
Điều 30. Tổ chức đối thoại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật này.
Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
e) Kết quả đối thoại;
g) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
h) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
k) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Điều 42. Khởi kiện vụ án hành chính
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 của Luật này, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có).
MỤC 4. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Điều 45. Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Người giải quyết khiếu nại;
2. Người khiếu nại;
3. Người bị khiếu nại;
4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 46. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;
b) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;
c) Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
1. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
3. Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
a) Đối tượng xác minh;
b) Thời gian tiến hành xác minh;
c) Người tiến hành xác minh;
d) Nội dung xác minh;
đ) Kết quả xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật này.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
e) Kết quả đối thoại;
g) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
h) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
k) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 của Luật này, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có).
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
1. Người giải quyết khiếu nại;
2. Người khiếu nại;
3. Người bị khiếu nại;
4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;
b) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;
c) Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chapter 3
SETTLEMENT OF COMPLAINTS
Section 1. COMPLAINT-SETTLING COMPETENCE
Article 17. Competence of chairpersons of People's Committees of communes, wards or townships and heads of agencies of People's Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities
Chairpersons of People's Committees of communes, wards or townships (hereinafter referred to as commune-level People's Committees), heads of agencies of People's Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities (hereinafter referred to as district-level People's Committees) are competent to settle first-time complaints about their administrative decisions or acts or administrative decisions or acts of responsible persons who are directly managed by them.
Article 18. Competence of chairpersons of district-level People's Committees
1. To settle first-time complaints about their administrative decisions or acts.
2. To settle second-time complaints about administrative decisions or acts of chairpersons of commune-level People's Committees, heads of agencies of district-level People's Committees which have been settled for the first time but still be complained or in case first-time complaints remain unsettled in spite the settlement time limit expires.
Article 19. Competence of heads of agencies of provincial departments and equivalent levels
Heads of agencies of provincial departments and equivalent levels are competent to settle first-time complaints about their administrative decisions or acts or administrative decisions or acts of cadres or civil servants who are directly managed by them.
Article 20. Competence of directors of provincial departments and equivalent levels
1. To settle first-time complaints about their administrative decisions or acts or administrative decisions or acts of cadres or civil servants who are directly managed by them.
2. To settle second-time complaints about administrative decisions or acts of heads of agencies of provincial departments and equivalent levels which have been settled for the first time but still be complained or in case first-time complaints remain unsettled in spite the settlement time limit expires.
Article 21. Competence of chairpersons of provincial People's Committees
1. To settle first-time complaints about their administrative decisions or acts.
2. To settle second-time complaints about administrative decisions or acts of chairpersons of district-level People's Committees, directors of provincial departments and equivalent levels which have been settled for the first time but still be complained or in case first-time complaints remain unsettled in spite the settlement time limit expires.
3. To settle disputes over the complaint-settling competence among agencies and units under their management.
Article 22. Competence of heads of agencies of Ministries, Ministerial-level agencies or Government-attached agencies
Heads of agencies of Ministries, Ministerial-level agencies or Government-attached agencies (hereinafter referred to as heads of agencies of Ministries) are competent to settle complaints about their administrative decisions or acts or administrative decisions or acts of cadres or civil servants who are directly managed by them.
Article 23. Competence of Ministers
1. To settle first-time complaints about their administrative decisions or acts or administrative decisions or acts of cadres or civil servants who are directly managed by them.
2. To settle second-time complaints about administrative decisions or acts of heads of agencies of ministries which have been settled for the first time but still be complained or in case first-time complaints remain unsettled in spite the settlement time limit expires.
3. To settle second-time complaints about administrative decisions or acts of chairpersons of provincial-level People's Committees with contents falling under the state management competence of ministries or sectors which have been settled for the first time but still be complained or in case first-time complaints remain unsettled in spite the settlement time limit expires.
4. To settle disputes over the complaint-settling competence among agencies and units under their management scope.
Article 24. Competence of the Government Inspector General
1. To assist the Prime Minister in monitoring, inspecting and urging Ministries, Ministerial-level agencies, Government-attached agencies and People's Committees at all levels in the reception of citizens, settlement of complaints and execution of legally effective complaint settlement decisions.
2. In case of detecting violations of the law on complaints which harm the interests of the State, rights and lawful interests of citizens, agencies or organizations, to propose the Prime Minister or competent persons to apply necessary measures to terminate these violations, consider liability and handle offenders.
Article 25. Competence of chief inspectors at all levels
1. To assist heads of state management agencies of the same level in examining, verifying, making conclusions on, or proposing the settlement of complaints falling under the competence of these persons when assigned.
2. To assist heads of state management agencies of the same level in monitoring, inspecting and urging agencies directly managed by these persons in the reception of citizens, settlement of complaints and execution of legally effective complaint settlement decisions.
In case of detecting violations of the law on complaints which harm the interests of the State, rights and lawful interests of citizens, agencies or organizations, to propose heads of state management agencies at the same level or competent persons to apply necessary measures to terminate these violations, consider liability and handle offenders.
Article 26. Competence of the Prime Minister
1. To lead the complaint settlement of Ministries, Ministerial-level agencies, Government-attached agencies and People's Committees at all levels.
2. To settle proposals of the Government Inspector General specified in clause 2, Article 24 of this Law.
3. To direct the handling of disputes over complaint-settling competence among Ministries, Ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial People's Committees.
Section 2: ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLING FIRST-TIME COMPLAINTS
Article 27. Acceptance of complaints for settlement
Within 10 days after receiving a complaint under his/her competence but not falling into any of the cases specified in Article 11 of this Law, a person competent to settle first-time complaints must accept such complaint for settlement; notify such in writing to the complainant, competent agency, organization or person that has forwarded such complaint, and the state inspectorate of the same level. In case of refusal to accept the complaint, he/she must clearly state the reason thereof.
Article 28. Time limit for settling first-time complaints
The time limit for settling a first-time complaint does not exceed 30 days after the complaint is accepted. For a complicated case, this time limit may be prolonged but must not exceed 45 days after the complaint is accepted.
In deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, the time limit for settling a complaint is 45 days after the complaint is accepted. For a complicated case, this time limit may be prolonged but must not exceed 60 days after the complaint is accepted.
Article 29. Verification of complaint contents
1. Within the time limit specified in Article 28 of this Law, a person competent to settle a first-time complaint has following duties:
a/ Review his/her administrative decision or act or the administrative decision or act of the responsible person who is directly managed by him/her, and if the complaint is correct, he/she will promptly issue a complaint settlement decision;
b/ If having no ground to make conclusions on the complaint contents, he/she will conduct verification by himself/herself before making conclusions on complaint contents, or assign a slate inspectorate of the same level or a responsible agency, organization or person (hereinafter referred to as person responsible for verification) to verify the complaint contents and propose the complaint settlement.
2. The verification must be conducted in an objective, accurate and timely manner through the following forms:
a/ Direct examination and verification at the place arising complaint;
b/ Examination and verification based on documents and evidences provided by the complainant, the complained subject and related agencies, organizations and persons;
c/ Other forms as prescribed by law.
3. A person responsible for verification has the following rights and obligations:
a/ To request the complainant, the complained subject and related agencies, organizations and persons to provide information and documents on and evidences of the complaint contents;
b/ To request the complainant, the complained and related agencies, organizations and persons to explain in writing about contents relating to complaint;
c/ To summon the complainant, the complained subject and related agencies, organizations and persons;
d/ To request an expertise;
dd/ To carry out other examination and verification measures as prescribed by law;
e/ To report on verification results and take responsibility before law for these results.
4. A report on verification results includes the following contents:
a/ Verification subject(s);
b/ Verification time;
c/ Verifier;
d/ Verified contents;
dd/ Verification results;
e/ Conclusions and proposals on complaint settlement contents.
Article 30. Organization of dialogs
1. In the course of settlement of a first-time complaint, if the request of the complaint and results of verification of its contents are different, the complaint settler shall organize dialogs with the complainant, the complained subject, persons with related rights and obligations and relevant agencies, organizations and persons to clarify the contents of complaint, the complainant's request and the direction of complaint settlement. Dialogs must be carried out in a public and democratic manner.
2. The complaint settler shall notify in writing the complainant, the complained subject, persons with related rights and obligations and relevant agencies and organizations of the dialog time, place and contents.
3. During a dialog, the complaint settler must clearly state contents subject to the dialog and results of verification of the complaint contents; dialog participants have right to present their opinions and show evidences relating to the complaint and their requests.
4. A dialog must be made in a minutes. Such minutes must clearly record opinions of dialog participants and results, with the signatures or fingerprints of dialog participants. In case a dialog participant refuses to sign or fingerprint in the minutes, the reason therefore must be clearly recorded. This minutes shall be kept in the complaint case file.
5. Dialog results serve as a basis for complaint settlement.
Article 31. First-time complaint settlement decisions
1. First-time complaint settlers must issue complaint settlement decisions.
2. A first-time complaint settlement decision must include the following contents:
a/ Date of issuing decision;
b/ Names and addresses of the complainant and the complained subject;
c/ Complaint contents;
d/ Results of verification of complaint contents;
dd/ Dialog results (if any);
e/ Legal grounds for complaint settlement;
g/ Conclusions on complaint contents;
h/ Upholding, modification, supplementation or cancellation of part or the whole of the complained administrative decision, terminating the complained administrative act; settlement of specific matters in the complaint;
i/ Payment of compensations for persons suffered damage (if any);
j/ The right to file a second-time complaint and the right to institute an administrative lawsuit at court.
3. In case many persons complain about the same content, a person competent to complaint settlement shall consider, make conclusions on complaint contents and based on such conclusions to issue a complaint settlement decision to each complainant or issue a complaint settlement decision enclosed with a list of complainants.
Article 32. Sending of first-time complaint settlement decisions
Within 03 working days after issuing a complaint settlement decision, the first-time complaint settler shall send such complaint settlement decision to the complainant, the his/her direct superior or competent person, persons with related rights and obligations, the agency, organization or person that has forwarded the complaint and the state inspectorate at the same level.
Article 33. Filing of second-time complaints or institution of administrative cases
1. Within 30 days after the expiration of the complaint settlement time limit specified in Article 28 of this Law, if a first-time complaint remains unsettled, or after receiving a first-time complaint settlement decision, if the complainant disagrees with this decision, he/ she may make another complaint with a person competent to settle second-time complaints; for deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, this time limit may be prolonged but must not exceed 45 days.
For making second-lime complaints, the complainant must send a second-time complaint enclosed with the first-time complaint settlement decision and relevant documents to a person competent to settle second-lime complaints.
2. Upon the expiration of the complaint settlement time limit specified in Article 28 of this Law, if a first-time complaint remains unsettled or the complainant disagrees with the first-time complaint settlement decision, he/she has right to institute an administrative lawsuit at court in accordance with the Law on Administrative Procedures.
Article 34. Complaint settlement dossiers
1. The settlement of complaints must be made into a dossier. A complaint settlement dossier includes:
a/ A written complaint or a record of complaining statements:
b/ Documents and evidences provided by parties;
c/ Written records of examination, verification, conclusions and results of expertise (if any);
d/ Minutes of dialogs (if any);
dd/ A complaint settlement decision;
e/ Other relevant documents.
2. A complaint settlement dossier must be numbered on pages according to the order of its documents and preserved in accordance with law. In case a complainant institutes an administrative case at court, such dossier must be transferred to the court with jurisdiction to settle the complaint at its request.
Article 35. Application of urgent measures
In the course of complaint settlement, if finding the execution of the complained administrative decision will cause irremediable consequences, the complaint settler must issue a decision to suspend the execution of such decision. The suspension duration must not exceed the remaining duration of the settlement time limit. The suspension decision must be sent to the complainant, the complained subject, persons with related rights and obligations and other persons responsible for the execution. When finding the reason for suspension no longer exists, the complaint settler must promptly cancel such suspension decision.
Section 3: ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLING SECOND-TIME COMPLAINTS
Article 36. Acceptance of second-time complaints for settlement
1. Within 10 days after receiving a complaint under his/her competence but not falling into any of the cases specified in Article 11 of this Law, a person competent to settle second- time complaints must accept such complaint for settlement; and notify such in writing to the competent complainant, agency, organization or person that has forwarded such complaint, and the state inspectorate of the same level. In case of refusal to accept the complaint, he/she must clearly state the reason thereof
2. For a complicated case, when finding it is neccessary, a second-time complaint settler may set up an advisory council to give advice on the complaint settlement.
Article 37. Time limit for settling second-time complaints
The time limit for settling a second-time complaint does not exceed 45 days after the complaint is accepted. For a complicated case, this time limit may be prolonged but must not exceed 60 days after the complaint is accepted.
In deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, the time limit for settling a complaint is 60 days after the complaint is accepted. For a complicated case, this time limit may be prolonged but must not exceed 70 days after the complaint is accepted.
Article 38. Verification of second-time complaint contents
Persons competent to settle second-time complaints shall base on the contents and nature of these complaints to conduct verification, make conclusions on complaint contents or assign persons responsible for verifying complaint contents and proposing the complaint settlement. The verification complies with clauses 2, 3 and 4, Article 29 of this Law.
Article 39. Organization of second-time dialogs
In the course of settlement of a second-time complaint, the complaint settler shall carry out dialogs with the complainant, the complained subject, persons with related rights and obligations and relevant agencies, organizations and persons to clarify complaint contents, the complainant's request and the direction of complaint settlement. Second-time dialogs shall comply with Article 30 of this Law.
Article 40. Second-time complaint settlement decisions
1. Second-time complaint settlers must issue complaint settlement decisions.
2. A second-time complaint settlement decision must have the following contents:
a/ Date of issuing decision;
b/ Names and addresses of the complainant and the complained subject;
c/ Complaint contents;
d/ Results of the first-time complaint settlement;
dd/ Results of verification of complaint contents;
e/ Dialog results (if any);
g/ Legal grounds for complaint settlement;
h/ Conclusion that complaint contents are wholly or partially correct or wholly wrong. In case complaint contents are wholly or partially correct, the complaint settler shall request the person whose administrative decision is complained to modify or cancel part or the whole of such decision or terminate the complained administrative act. In case complaint contents are concluded to be wholly wrong, the complaint settler shall request the complainant and persons with related rights and obligation to strictly execute the administrative decision or the administrative act;
i/ Payment of compensations for persons who suffered damages (if any);
k/ The right to institute an administrative case at court.
Article 41. Sending and publicizing complaint settlement decisions
1. Within 07 days after issuing a complaint settlement decision, the second-time complaint settler must send it to the complainant, the complained subject, the first-time complaint settler, persons with related rights and obligations, and the competent agency, organization or person that has forwarded the complaint.
2. The second-time complaint settler shall choose one or several forms of public notification as follows:
a/ Announcement at a meeting of the agency or organization where the complained subject works;
b/ Listing at the office or citizen reception place of the agency or organization that has settled the complaint;
c/ Notification in the mass media.
3. The Government shall detail the public notification of complaint settlement decisions.
Article 42. Institution of administrative cases
Upon the expiration of the complaint settlement time limit specified in Article 37 of this Law, if a complaint remains unsettled or a complainant disagrees with a second-time complaint settlement decision, he/she has right to institute an administrative case at court in accordance with the Law on Administrative Procedures.
Article 43. Second-time complaint settlement dossiers
The settlement of a second-time complaint must be made into a dossier as prescribed in Article 34 of this Law and enclosed with written opinions of the advisory council (if any).
Section 4: EXECUTION OF LEGALLY EFFECTIVE COMPLAINT SETTLEMENT DECISIONS
Article 44. Legally effective complaint settlement decisions
1. A first-time complaint settlement decision takes effect after 30 days from the date of issuance, provided the complainant does not make a second-time complaint; for deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, this time limit may be prolonged but not exceed 45 days.
2. A second-time complaint settlement decision takes effect after 30 days from the date of issuance; for deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, this time limit may be prolonged but not exceed 45 days.
3. In case a complainant disagrees with a complaint settlement decision, he/she may institute an administrative case at court in accordance with the Law on Administrative Procedures.
4. A legally effective complaint settlement decision is effective for immediate execution.
Article 45. Persons responsible for executing legally effective complaint settlement decisions
1. Complaint settlers;
2. Complainants;
3. The complained subject;
4. Persons with related rights and obligations.
5. Relevant agencies, organizations and persons.
Article 46. Execution of legally effective complaint settlement decisions
1. Complaint settlers shall, within the ambit of their tasks and powers, direct agencies, organizations and individuals under their management in organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions. In case of necessity, they may request functional agencies to take measures to ensure the execution of legally effective complaint settlement decisions; organize the execution or assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned organizations and agencies in, taking measures to restore the rights and lawful interests of complainants; propose other agencies or organizations to settle matters relating to the execution of complaint settlement decisions (if any).
2. When a complaint settlement decisions takes legal effect, the complainant and persons with related rights and obligations have the following duties:
a/ Collaborate with competent agencies, organizations and persons in restoring their rights and lawful interests infringed upon by an illegal administrative decision or act;
b/ Abide by the complained administrative decision or act which is recognized as lawful by an agency competent to complaint settlement;
c/ Abide by the handling decision of a competent agency for executing the legally effective complaint settlement decision.
3. Within the ambit of their tasks and powers, relevant agencies, organizations and persons shall abide by administrative decisions of competent agencies for executing legally effective complaint settlement decisions; and coordinate with competent agencies, organizations and persons in organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions when requested.
4. The Government shall detail this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực