Chương 1 Luật khiếu nại 2011: Những quy định chung
Số hiệu: | 02/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại.
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
3. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
6. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
7. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
11. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
1. Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
3. Căn cứ vào Luật này, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hướng dẫn việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình.
4. Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác của Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan mình.
5. Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law regulates on complaints and settlement of complaints against administrative decisions or acts of state administrative agencies or competent persons in these agencies; complaints and settlement of complaints related to disciplinary decisions against cadres or civil servants; reception of citizens; management and supervision of complaint settlement work.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Complain means that a citizen, agency, organization, cadre or civil servant, according to the procedures prescribed in this law, requests a competent agency, organization or person to review an administrative decision or act of a state administrative agency or competent person in such agency, or a disciplinary decision against a cadre or civil servant when having grounds to believe that such decision or act is unlawful and infringes upon his/her/its rights and lawful interests.
2. Complainant means a citizen, agency, organization, cadre or civil servant who exercises the right to complaint.
3. Withdrawal of a complaint means that a complainant requests a competent agency, organization or person to terminate his/her/its complaint.
4. Agencies or organizations entitled to complaint mean state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations and people's armed forces units.
5. The complained subject means a state administrative agency or a competent person in this agency that has issued an administrative decision or committed an administrative act which is complained; a competent agency, organization or individual that has issued a decision disciplining a cadre or civil servant which is complained.
6. Complaint settler means an agency, organization or person that is competent to settle a complaint.
7. Persons with related rights and obligations mean individuals, agencies or organizations that are neither a complainant nor the complained subject but the complaint settlement is related to their rights and obligations.
8. Administrative decision means a document which is issued by a state administrative agency or a competent person in such agency to decide on a specific issue in state administration management activities and is applied once to one or several specific subjects.
9. Administrative act means an act of a state administrative agency or a competent person in such agency of performing or failing to perform a task or official duty as prescribed by law.
10. Disciplinary decision means a written decision issued by the head of an agency or organization in order to apply one of forms of disciplining against a cadre or civil servant under his/her management under the law on cadres and civil servants.
11. Complaint settlement means the acceptance, verification, conclusion and issuance of a decision on complaint settlement.
Article 3. Application of the law on complaints and settlement of complaints
1. Complaints of foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam and settlement of these complaints comply with this Law, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Complaints and settlement of complaints against administrative decisions or administrative acts in public non-business units and state enterprises comply with this Law.
The Government shall specify this Clause.
3. Based on this Law, competent bodies of political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations guides complaints and settlement of complaints within their bodies or organizations.
4. Based on this Law, the Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, State Audit, National Assembly Office, President Office and other state agencies regulate complaints and settlement of complaints within their agencies.
5. In case another law otherwise provides for complaints and settlement of complaints, such law will prevail.
Article 4. Principle of making complaints and settlement of complaints
The making complaints and settlement of complaints must comply with law; ensure objectiveness, publicity, democracy and timeliness.
Article 5. Responsibilities for settlement of complaints and coordinate in settling complaints
1. Agencies, organizations and individuals shall, within the scope of their functions, tasks and powers, promptly and lawfully receive and settle complaints and strictly handle offenders; apply necessary measures to prevent potential damage; assure for complaint settlement decisions to be strictly executed and take responsibility before law for their decisions.
2. Concerned agencies and organizations shall coordinate with competent agencies, organizations and individuals in settling complaints; supplying information and documents relating to complaints at the request of these competent agencies, organizations and individuals.
3. Agencies, organization and individuals shall check and review their administrative decisions or acts or disciplinary decisions, and promptly modify or remedy these decisions or acts that are illegal, to avoid arising complaints.
The State encourages reconciliation of disputes among agencies, organizations and individuals before competent agencies, organizations or persons settle such disputes.
Article 6. Prohibited acts
1. Obstructing or causing troubles to persons exercising the right to complain; threatening, revenging or retaliating complainants.
2. Showing irresponsibility in settling complaints; refusing to settle complaints; falsifying information, documents and dossiers of complaint case; intentionally settling complaints at variance with law.
3. Have decision on complaint settlement which is not in the form of written decision.
4. Covering up the complained subjects or illegally intervening in the complaint settlement.
5. Intentionally making untruthful complaints.
6. Provoking, instigating, forcing, inducing, buying off or dragging other people to gather in masses for making complaints, disturbing security and order at public places.
7. Taking advantage of complaints to propagate against the State or infringe upon the State's interests; distorting, slandering, threatening or offending the prestige or honor of agencies, organizations or persons responsible for settling complaints, or other persons executing their tasks or official duties.
8. Violating regulations on citizen reception.
9. Violating other provisions of the law on complaints and settlement of complaints.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Điều 46. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 56. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 57. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính
Điều 4. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 50. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại
Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại