Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật khiếu nại
Số hiệu: | 75/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2012 |
Ngày công báo: | 14/10/2012 | Số công báo: | Từ số 625 đến số 626 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2012 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHIẾU NẠI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại,
Nghị định này quy định chi tiết các điều sau đây của Luật khiếu nại:
1. Khoản 2 Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước;
2. Khoản 4 Điều 8 về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung;
3. Điều 23, Điều 24, Điều 26 về xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật;
4. Khoản 3 Điều 41 về công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
5. Khoản 4 Điều 46 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Khoản 2 Điều 58 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật;
1. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước là việc công dân, cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là người khiếu nại) theo thủ tục được quy định tại Luật khiếu nại và Nghị định này đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền trong đơn vị, doanh nghiệp đó xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đã giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà còn khiếu nại; đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Khiếu nại đối với quyết định: hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
Đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập thì Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
5. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại và Nghị định này.
1. Việc khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; thời hiệu khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức tại Chương IV của Luật khiếu nại và Nghị định này.
2. Khiếu nại quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người có thẩm quyền giải quyết.
1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại điện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.
2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 5 đến 10 người khiếu nại thì cử 1 hoặc 2 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 10 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người.
1. Việc cử người đại diện để trình bày khiếu nại theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 8 của Luật khiếu nại và được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ, tên, địa chỉ của người đại diện khiếu nại, người khiếu nại;
c) Nội dung, phạm vi được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.
1. Khi phát sinh việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại;
b) Chỉ đạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung;
c) Thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại đúng quy định của pháp luật.
2. Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật khiếu nại thuộc thẩm quyền; nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Người phụ trách công tác tiếp công dân cấp huyện nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại do mình chuyển đến.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm gặp gỡ đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết khiếu nại do Trụ sở tiếp công dân chuyển đến.
3. Thủ trưởng cơ quan công an quản lý địa bàn, Giám đốc công an cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm gặp gỡ đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên quan và người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân địa phương nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tiếp người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại do Trụ sở tiếp công dân chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại có trách nhiệm:
a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan thuộc quyền quản lý giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.
4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người khiếu nại tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan nhà nước khác trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm, hỗ trợ, phối hợp với Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung khi được yêu cầu.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Luật khiếu nại.
2. Trường hợp công bố tại cuộc họp thì thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: Người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trước khi tiến hành cuộc họp công khai/người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc.
3. Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng được thức hiện trên báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành; thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
4. Trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
1. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.
Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
1. Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.
2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
3. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.
4. Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
6. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành; báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
1. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc giao Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
2. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Kết quả kiểm tra, xem xét lại vụ việc khiếu nại được xử lý như sau:
a) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại là đúng pháp luật, người ra quyết định giải quyết khiếu nại tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và thông báo công khai chấm dứt việc xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại.
b) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại sai một phần hoặc sai toàn bộ, người ra quyết định giải quyết khiếu nại giải quyết lại vụ việc, sửa sai, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và thông báo công khai việc giải quyết lại vụ việc khiếu nại.
c) Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về việc giải quyết khiếu nại.
1. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ giúp Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có nhiệm vụ:
a) Tiếp công dân, hướng dẫn, giải thích, vận động, thuyết phục công dân thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
d) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội bố trí cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Trụ sở.
Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.
3. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước là cán bộ cấp vụ do Tổng thanh tra Chính phủ phân công.
4. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có trách nhiệm:
a) Chủ trì việc phối hợp công tác giữa cán bộ các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có liên quan cử cán bộ có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tiếp công dân, bàn biện pháp xử lý trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị kế hoạch, chương trình, hồ sơ, tài liệu cho người có thẩm quyền của cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp công dân;
d) Kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trụ sở chuyển đến;
đ) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân; báo cáo định kỳ, đột xuất với Tổng thanh tra Chính phủ để báo cáo Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác tiếp công dân của Trụ sở;
e) Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở của cơ quan. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Phòng Tiếp công dân thuộc Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để giúp Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhiệm vụ giúp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp công dân. Trụ sở tiếp công dân do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:
a) Tiếp công dân; hướng dẫn, giải thích, vận động, thuyết phục công dân thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
d) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy bố trí cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Trụ sở.
Trụ sở tiếp công dân ở cấp tỉnh được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân phụ trách Trụ sở tiếp công dân.
3. Người phụ trách Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì việc phối hợp công tác giữa cán bộ các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử cán bộ có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân, bàn biện pháp xử lý khi có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị kế hoạch, chương trình, hồ sơ, tài liệu cho người có thẩm quyền của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp công dân;
d) Kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trụ sở chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chánh Thanh tra cấp tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân; báo cáo với Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác tiếp công dân của Trụ sở và trên địa bàn;
e) Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương tổ chức mô hình tiếp công dân cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả công tác tiếp công dân.
1. Việc tiếp công dân ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) được thực hiện tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ chuyên trách tiếp công dân có nhiệm vụ giúp Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Người phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp huyện được sử dụng con dấu của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện trong hoạt động tiếp công dân.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng huyện ủy, Thanh tra huyện, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy bố trí cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cử một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân phụ trách công tác tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của cấp huyện.
3. Người phụ trách công tác tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chủ trì việc phối hợp công tác giữa cán bộ các cơ quan tham gia tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có liên quan cử cán bộ có trách nhiệm đến địa điểm tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp, bàn biện pháp xử lý khi có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị kế hoạch, chương trình, hồ sơ, tài liệu cho người có thẩm quyền của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp công dân;
d) Kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do cán bộ tiếp công dân chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chánh Thanh tra cấp huyện tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân; báo cáo Chánh Thanh tra cấp tỉnh và Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về công tác tiếp công dân;
e) Quản lý tài sản tại địa điểm tiếp công dân của cấp huyện.
1. Việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được thực hiện tại Trụ sở Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân; phân công cán bộ tư pháp hoặc cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác tiếp công dân.
2. Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm:
a) Tiếp công dân; hướng dẫn, giải thích, vận động, thuyết phục công dân thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
c) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Việc xử lý khiếu nại khi tiếp công dân thực hiện như sau:
a) Trường hợp công dân trực tiếp đến trình bày khiếu nại mà khiếu nại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn hoặc lập thành văn bản ghi lại nội dung khiếu nại công dân trình bày và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó; vào sổ theo dõi khiếu nại; báo cáo Thủ trưởng cơ quan để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, hướng dẫn công dân khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp công dân đến gửi đơn khiếu nại, cán bộ tiếp công dân tiếp nhận và xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Việc xử lý tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi tiếp công dân thực hiện như sau:
a) Trường hợp công dân trực tiếp đến trình bày tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân ghi chép nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh; vào sổ tiếp công dân; đối với tố cáo, đề nghị người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản ghi nội dung tố cáo; đối với kiến nghị, phản ánh, xét thấy cần thiết hoặc công dân yêu cầu thì đề nghị họ ký tên. Nêu tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, báo cáo Thủ trưởng cơ quan để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, hướng đẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp công dân đến gửi đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân tiếp nhận và xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
3. Khi tiếp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân có quyền:
a) Yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan; ghi vào sổ theo dõi;
b) Trường hợp nhiều người cùng đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh yêu cầu họ cử đại diện trình bày.
1. Cán bộ tiếp công dân là công chức nhà nước, có phẩm chất, đạo đức tốt; có kiến thức và am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đối với cán bộ tiếp công dân từ cấp huyện trở lên thì phải tốt nghiệp đại học.
2. Cán bộ tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng đặc thù theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng thanh tra Chính phủ.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại Điều 61 của Luật khiếu nại.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thuộc quyền quản lý thực hiện việc tiếp công dân ở ngành, địa phương mình.
Hàng quý, trước ngày 20 tháng cuối của quý, tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí địa điểm chung để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
4. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức công tác tiếp công dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày; khi cần thiết phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân.
5. Các cơ quan Thanh tra nhà nước, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo ở cấp Trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên. Các cơ quan, tổ chức khác tổ chức tiếp công dân hàng tuần.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết đúng thời hạn do pháp luật quy định các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do Trụ sở tiếp công dân chuyển đến. Khi có kết quả giải quyết trả lời cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và thông báo cho Trụ sở tiếp công dân.
2. Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến cơ quan, đơn vị, nếu quá thời hạn quy định không được giải quyết, người phụ trách Trụ sở, địa điểm tiếp công dân yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó giải quyết, nếu yêu cầu không được thực hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự nơi tiếp công dân; xử lý hành vi vi phạm pháp luật ở nơi tiếp công dân.
2. Thủ trưởng cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an ninh, trật tự nơi tiếp công dân.
3. Cơ quan công an tại các địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn Trụ sở tiếp công dân của các cơ quan nhà nước trên địa bàn; xử lý người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương về công tác, tổ chức, nghiệp vụ tiếp công dân; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Chính phủ, Quốc hội về tiếp công dân.
2. Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý công tác tiếp công dân của Bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tiếp công dân với Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc cấp ủy Đảng, Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp, cử cán bộ tham gia tiếp công dân, cung cấp thông tin để Trụ sở, địa điểm tiếp công dân làm tốt công tác tiếp công dân.
2. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để làm tốt công tác tiếp công dân.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2012 và thay thế các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tiếp công dân trong Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 75/2012/ND-CP |
Hanoi, October 03, 2012 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON COMPLAINTS
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Complaints dated November 11, 2011;
At the request of the General Inspector of the Government;
The Government issues the Decree detailing a number of Articles of the Law on Complaints,
This Decree shall detail the following Articles of the Law on Complaints:
1. Clause 2 of Article 3 of the complaints and settlement of complaints in the public service providing units, state-owned enterprises;
2. Clause 4 of Article 8 of the many people together complain the same content;
3. Article 23, Article 24, Article 26 of the consideration of settlement of complaints of violations of law;
4. Clause 3 of Article 41 of the publication of decision on settlement of the complaints;
5. Clause 4 of Article 46 on the implementation of the valid decision to settle complaints; Clause 2 of Article 58 on the implementation of the decision to settle complaints against valid decisions on disciplinary of officials and civil servants;
6. Chapter V of reception of citizens.
Article 2. Application Subjects
This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations, citizens; foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam in the complaint of administrative decision, administrative acts, except the international agreements which Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provided for.
COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS IN THE PUBLIC SERVICE PROVIDING UNITS, STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 3. Complaints, settlement of complaint against administrative decisions, administrative acts in the public service providing units, state-owned enterprises
1. Complaint against administrative decisions, administrative acts in the public service providing units, state-owned enterprises is the one that citizens, agencies, organizations, public servants, workers in the public service providing units, state-owned enterprises (hereinafter referred to as the complainant) in accordance with the procedures set out in the Complaint Law and this Decree propose the public service providing units, state-owned enterprises, those who are competent in the units, enterprises to review their administrative decisions, administrative acts when there are grounds to assume that those decisions, acts are unlawful, infringe their legitimate rights and interests.
2. The heads of the public service providing units, the legal representatives of the state-owned enterprises have jurisdiction for first settlement of complaints for their administrative decisions, administrative acts, of officials, public servants, employees under their direct management.
3. The heads of the superior public service providing units have jurisdiction for second settlement of complaints for their administrative decisions, administrative acts which the heads of public service providing units settled in accordance with provisions of Clause 2 of this Article but they still have been complained; for public service providing units having no the superior public service providing units, the heads of state agencies managing the public service providing units shall have jurisdiction for second settlement of complaints.
Complaints against: administrative decisions, administrative acts of public service providing units decided to establish by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies of state management on branches, sectors are the one who are competent for second settlement of complaints.
4. The legal representatives of the superior State-owned enterprises are competent for second settlement of complaints for administrative decisions, administrative acts that the legal representatives of subordinate state-owned enterprises firstly settled but they still have been complained.
For state-owned enterprises decided to establish by the Ministers, Chairmen of the provincial-level People's Committees, the ministers, Chairmen of provincial-level People's Committees are competent for second settlement of complaints.
For state-owned enterprises decided to establish by the Prime Minister, the ministers, heads of ministerial-level agencies of state management in the major business lines of the enterprises are competent for second settlement of complaints.
5. The rights and obligations of the complainants, the complained being persons, the complaint settling persons, the prescription for claims, the time limit for settling complaints, order and procedures for settling complaints against administrative decisions, administrative acts in the public service providing units, state-owned enterprises shall comply with the provisions of the Law on Complaints and this Decree.
Article 4. Complaints and settlement of complaints on the disciplinary decisions of civil servants and public employees in the public service providing units, workers in state enterprises
1. The complaints on the disciplinary decisions of officials and public servants, public employees; prescription for complaints; time limit for complaint settlement; competence to settle the complaints; order and procedures for settling complaints against the disciplinary decisions of civil servants and public employees in the public service providing units, employees in the state-owned enterprises shall comply with the provisions on complaints and settlement of complaints and disciplinary decisions of officials and civil servants in Chapter IV of the Law on Complaint and this Decree.
2. Complaints on disciplinary decisions against the heads of the public service providing units, the legal representatives of the state-owned enterprises appointed by the Prime Minister, the Minister of Home Affairs is the one who has jurisdiction for settlement.
MANY PEOPLE TOGETHER COMPLAIN A CONTENT
SECTION 1. APPOINTMENT OF REPRESENTATIVE TO PRESENT THE COMPLAINT
Article 5. The number of representatives
1. While many people complain together in the same content, they must appoint a representative to present the complaint. The representative must be the complainant.
2. The appointment of representative shall be conducted as follows:
a) In case of having 5 to 10 complainants, then appoint one or two representatives;
b) In case of having 10 or more complainants, then may appoint additional representatives, but not more than 5 people.
Article 6. Documents for appointing the representatives
1. The appointment of a representative to present a complaint under the provisions of Point a, Point b, Clause 4 of Article 8 of the Law on Complaints is expressed in writing.
2. Document appointing a representative for the complaint must contain the following contents:
a) Day, month, year;
b) Full name and address of the representative for the complaint, the complainants;
c) The contents and scope of representation;
d) The signatures or fingerprints of the complainants;
đ) other related contents (if any).
3. The representative shall be responsible before the law for the legality of the representation and document appointing representative.
SECTION 2. RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE COORDINATION OF SETTLEMENT FOR THE CASES MANY PEOPLE TOGETHER COMPLAIN THE SAME CONTENT
Article 7. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together complain the same content in communes, wards and townships
1. When arising the cases that many people complain together the same content in communes, wards and townships, Chairmen of the People's Committees of communes, wards and townships (referred to as the commune-level People's Committee chairmen) shall:
a) Assign officials to receive representatives of the complainants for hearing the presentation on the complaint content. In case of complex complaint, the commune-level People's Committee chairman shall preside over and coordinate with the Fatherland Front and the concerned socio-political organizations to receive, listen to representatives of the complainants to present the complaint content;
b) Direct the commune-level People's Public Security force to maintain public order where the complaints gather;
c) Convince and guide the complainants to make the complaints in compliance with the provisions of law.
2. The commune-level People's Public Security force chiefs are responsible for presiding over and coordinating with the security forces, civil defense to maintain public order where the complaints gather; handle the violations according to law provisions.
3. Commune-level People's Committee chairmen assume for settlement in accordance with the law on complaints under their jurisdiction; if the complaints are not under the their jurisdiction, then guide citizens to go to the competent state agency for settlement.
Article 8. Responsibilities agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together complain the same content in rural, urban districts, towns and provincial cities
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or he/she shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content. Where the complaints are under their jurisdiction, the heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions; if the complaints do not fall under their jurisdiction, then guide the complaints to go to the competent state agency for settlement.
2. District-level Person in charge of the reception of citizens where the complainants gather shall:
a) Preside over or advise the Chairmen of People's Committees of districts, towns and provincial cities (referred to as district-level People's Committee chairmen) to receive representatives of the complainants;
b) When necessary, request the chairmen of the commune-level People's Committees where the complaints occurred and the concerned agencies and organizations to provide for information and documents on the complaints or appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the complainants;
c) Monitor and urge the commune-level People's Committee chairmen in dealing with complaints transferred by their own.
3. District-level People's Committee chairmen directly meet or appoint persons who have responsibility for meeting representatives of the complainants for hearing the presentation on the complaint content; implement the settlement of the complaints in accordance with the law provisions.
4. District-level public security force chiefs are responsible for ensuring security and public order; handling violations according to law provisions.
5. The heads of the relevant state agencies are responsible for providing information and documents on the complaints; participating in reception of representatives of the complainants at the request of the persons who are competent to resolve complaints.
Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together complain the same content in the provinces and cities directly under the Central Government
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or he/she shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content. Where the complaints are under their jurisdiction, the heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions; if the complaints do not fall under their jurisdiction, then guide the complaints to go to the competent state agency for settlement.
2. Persons in charge of the citizens receiving offices at the provincial level shall
a) Preside over or advise the Chairmen of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government (hereinafter referred to as provincial-level People's Committee chairmen) to receive representatives of the complainants;
b) When necessary, request the chairmen of the district-level People's Committees where the complaints occurred to join in or appoint persons who have responsibility for receiving representatives of the complainants;
c) Require the concerned agencies and organizations to provide for information and documents on the complaints or joint to receive representatives of the complainants;
d) Monitor and urge the district-level People's Committee chairmen in the settlement of complaints forwarded by the citizens receiving offices.
3. The heads of the public security offices managing areas, provincial-level public security forces’ directors are responsible for ensuring security and public order; handling violations according to law provisions.
4. Chairmen of the provincial-level People's Committees directly meet or appoint persons who have responsibility for meeting representatives of the complainants for hearing the presentation on the complaint content; implement the settlement of the complaints in accordance with the law provisions.
5. The heads of the relevant state agencies are responsible for providing information and documents on the complaints; participating in reception of representatives of the complainants at the request of the persons who are competent to resolve complaints.
Article 10. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement for the cases many people together complain the same content to the central agencies
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or he/she shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content. Where the complaints are under their jurisdiction, the heads of the agencies shall assume for settlement in accordance with the law provisions; if the complaints do not fall under their jurisdiction, then guide the complaints to go to the competent state agency for settlement.
2.Person in charge of the reception of citizens of the Party Central Committee and the State shall:
a) Preside over and coordinate with representatives of concerned central agencies and the competent persons of the local People's Committees where the complaints occurred to receive the complainants;
b) When necessary, propose to the chairmen of provincial-level People's Committees where the complaints occurred to directly join in or appoint responsible persons to join in reception of representatives of the complainants;
c) Require the concerned agencies and organizations to provide for information and documents on the complaints or joint to receive representatives of the complainants;
d) Monitor and urge the provincial-level People's Committee chairmen in the settlement of complaints forwarded by the citizens receiving offices;
đ) Coordinate with provincial-level People's Committee chairmen to campaign, persuade citizens to return their localities.
3. Chairmen of the provincial-level People's Committees where the complaints occurred shall:
a) Directly receive or appoint responsible persons to coordinate with the citizens receiving offices of the Party Central Committee and the State and the relevant functioning authorities of the central government to receive representatives of the complainants;
b) Provide for information and documents on the complaints at the request of the competent persons;
c) Settle complaints under their jurisdiction or direct their subordinate management agencies to resolve complaints under the provisions of law;
d) Persuade and convince citizens to return their localities.
4. Commune-level, District-level, provincial-level public security forces managing their respective areas where the complaints occurred are responsible for ensuring security and public order; handling violations according to law provisions.
5. The heads of the relevant state agencies are responsible for providing information and documents related to the complaint at the request of the competent persons to resolve complaints; participating in receiving citizens, handling complaints related to the branches, sectors under their respective management as required.
Article 11. Responsibilities of the General Inspector of Government, the Minister of Public Security, Chairman of the Hanoi People's Committee and Chairman of People's Committee of Ho Chi Minh city
1. Within the scope of their functions, duties and powers, the General Inspector of Government, the Minister of Public Security are responsible for the implementation, guidance, inspection and urging of the People's Committee chairmen, Public Security force, inspection agencies at all levels and other state agencies in handling the case that many people complain together the same content.
2. Chairman of the Hanoi People's Committee, Chairman of People's Committee of Ho Chi Minh City are responsible for support, coordination with the General Inspector of Government, the Minister of Public Security, citizens receiving offices of Party Central Committee and the State in Hanoi and Ho Chi Minh and the concerned ministries, branches in the handling of the cases that many people complain together the same content as required.
PUBLICATION OF DECISION ON SETTLING COMPLAINTS; IMPLEMENTATION OF VALID DECISION ON COMPLAINT SETTLEMENT
Article 12. Publication of Decision on complaint settlement
1. Within 15 days from the decision to settle the complaint, those who are competent to settle the second complaint are responsible for publication of decision on complaint settlement in one of the forms prescribed in Clause 2 of Article 41 of the Law on Complaints.
2. In case of publication at the meeting, the meeting attending composition must include: The person who makes decision to resolve the complaint, the complainant or the representatives, person who is complained and concerned agencies, organizations and individuals.
Before conducting the public meetings/person that is competent to settle complaints must send notice to the concerned agencies, organizations and individuals. Notice period should be three days in advance.
3. The notice of the decision on settlement of complaints on the mass media is performed on radio, television, print press, electronic press. Persons who are competent to settle complaints are responsible for choosing one of the mass media to make the announcement. In case the agency of person who is competent to settle complaints has e-portal or electronic information page, it must be publicized on e-portal or electronic information page.
The number of times publicized on the radio: at least 02 times; television: at least 02 times; print press: at least 02 times; time to publish in the e-press, on the electronic portal or on electronic information page is at least 15 days from the date of notification.
4. In case of posting in offices or places where receive citizens of the agencies, organizations that have resolved the complaints, time to post complaint settlement decisions is at least 15 days from the date of post.
Article 13. Responsibilities of persons who handle complaints in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. Within scope, duties and powers, persons who are competent to settle complaint shall direct the concerned agencies, organizations and individuals to implement the valid decision to settle complaints issued by their own.
Based on the complaint content, the function of state management, persons who are competent to settle complaint assign to specialized agencies or subordinate state administrative agency to implement the valid decision to settle complaints. The assignment of tasks is done in writing.
Persons who are competent to settle complaint shall monitor, urge and inspect the implementation of the valid decision to settle complaints; timely handle the problems arising during the implementation or send petition to the competent agencies, organizations and individuals for handling.
Article 14. Responsibilities of the persons who are complained in the enforcement of the valid decision to settle complaints
1. To issue documents to make the decision to settle complaint when the decision to settle complaint amending, supplementing or cancelling part or all of the administrative decision.
2. When the decision to settle complaint concluded that the administrative decision is lawful, then request the complainant to comply with the decision. Where the decision to settle complaint concluded the administrative decision is unlawful, it is required to modify, supplement or replace the administrative decision, and restore the legitimate rights and interests of the complainant.
3. When the decision to settle complaint concluded that the administrative act is lawful, then request the complainant to comply with the act. Where the decision to settle complaint concluded the administrative act is unlawful, it is required to stop the act.
4. To organize the enforcement of administrative decisions in accordance with the law.
5. To preside over and coordinate with the concerned agencies in taking measures to restore the legitimate rights and interests of the complainants and the concerned persons who have been violated.
6. To propose the other competent agencies for solving problems related to the implementation of the decision to settle complaints (if any).
Article 15. The responsibility of the complainants in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. To coordinate with the competent agencies, organizations and individuals to restore their rights and legitimate interests infringed by administrative decisions, administrative acts (if any).
2. To execute the administrative decisions, administrative acts to be complained if the administrative decisions, administrative acts are concluded by competent person that they are lawful.
3. To execute the decisions of the competent authority to implement the valid decision to settle complaints.
Article 16. Responsibilities of the persons who have concerned rights and legitimate interests in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. To collaborate with the competent agencies, organizations and individuals in restoration of the rights and legitimate interests of the complainants; their rights and legitimate interests infringed by administrative decisions, administrative acts contrary to law.
2. To execute the administrative decisions of the competent authority to make the valid decision to settle complaints with content related to their rights and legitimate interests.
Article 17. Responsibilities of agencies, organizations managing officials and civil servants in the implementation of the valid decision to settle complaints
Agencies, organizations managing officials and civil servants having administrative decisions, administrative acts complained within their functions, duties and powers are responsible for executing the valid decision to settle complaints; guiding, inspecting and urging officers and public servants in the implementation of the valid decision to settle complaints.
Article 18. Responsibility of the agencies assigned the organization to implement the valid decision to settle complaints
Agencies assigned the organization to implement the valid decision to settle complaints must adopt the necessary measures to ensure the valid decision to settle complaints is enforced strictly; monitor, inspect, urge officials, civil servants assigned to carry out the execution; report to the competent persons for promptly handling the problems arising in the course of execution of the valid decision to settle complaints.
Article 19. Responsibilities of the other agencies, organizations and individuals in the implementation of the valid decision to settle complaints
Within the scope of their functions, duties, powers, authorities, organizations and individuals shall have to abide by administrative decision of the competent authority to make the decision to settle complaints have legal effect; coordinate with agencies, organizations and individuals competent in the implementation of the decision to settle complaints have legal force when required.
Within their functions, duties and powers, concerned agencies, organizations, individuals are responsible for executing administrative decision of the competent authority to execute the valid decision to settle complaints; coordinating with the competent agencies, organizations and individuals in the organization to implement the valid decision to settle complaints when required.
Article 20. Review of the settlement of complaints to be violated the law
1. When detecting the settlement of complaints to be violated the law, causing damage to the interests of the State, the rights and legitimate interests of citizens, agencies, organizations or have new circumstances altering the contents of the complaint, the Prime Minister requests the competent persons to re-settle the complaints or assign the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies to inspect and review the cases, report to the Prime Minister for directing settlement.
2. When detecting the settlement of complaints to be violated the law, causing damage to the interests of the State, the rights and legitimate interests of citizens, agencies, organizations or have new circumstances altering the contents of the complaints, the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies propose the competent persons for re-settling the complaints or report to the Prime Minister.
3. Results of inspection, review of the complaints are handled as follows:
a) If the Prime Minister concluded that the settlement of the complaint is lawful, the person who makes decision to settle complaint shall organize the enforcement of the decision to resolve the complaint and publicly announce the termination of the review, the handling of the complaint.
b) If the Prime Minister concluded that the settlement of the complaint is not lawful partly or wholly, the person who makes decision to settle complaint must re-settle the complaint and publicly announces the re-settlement of the complaint.
c) Persons who settle the complaints, the complainants, persons who are complained, persons who have the related rights and obligations, the concerned agencies, organizations and individuals are responsible for implementing the directions, conclusions of the Prime Minister; proposal of the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies for the settlement of the complaint.
SECTION 1. HEAD OFFICE, PLACE TO RECEIVE CITIZENS
Article 21. Offices to receive citizens of the Party Central Committee and the State
1. Offices to receive citizens of the Party Central Committee and the State located at Hanoi and Ho Chi Minh City shall assist the Party Central Committee, the National Assembly, and the Government to receive citizens who come to make complaints, denunciations and petitions, reflection.
Offices to receive citizens of the Party Central Committee and the State have its seals and accounts.
Offices to receive citizens of the Party Central Committee and the State shall:
a) To receive citizens, guide, explain and mobilize and persuade citizens to comply with the guidelines and policies of the Party and State law;
b) To receive the written complaints and denunciations, proposals, reflections;
c) To classify, handle written complaints and denunciations, proposals, reflections;
d) To monitor and urge the settlement of complaints and denunciations, proposals, reflections of the competent agencies.
2. Government Inspectorate shall preside over, coordinate with the Government Office, the Office of the National Assembly, the Office of the Party Central Committee, the Central Inspection Committee, the Board of the citizens’ will of the National Assembly Standing Committee to arrange officials to do standing duty of citizen reception at the offices.
Office to receive the citizens of the Party Central Committee and the State are organized into the professional divisions.
3. Persons who are in charge of citizens receiving offices of the Party Central Committee and State are the department-level officials assigned by the Inspector General of Government.
4. Persons who are in charge of citizens receiving offices of the Party Central Committee and State shall:
a) Preside over the coordination between officials of the agencies participating in reception of citizens at the offices;
b) Request the relevant State agencies to assign responsible officials to the citizens receiving office to coordinate the reception of citizens, to discuss measures to handle in the case of many people to make complaints, denunciations and petitions, reflection;
c) To preside over and coordinate with the concerned agencies to prepare plans, programs, records and documents for the competent persons of the Party Committee and State to receive citizens;
d) To inspect, urge, request the ministries, sectors and provincial-level People's Committees to answer the settlement of complaints and denunciations, petitions, reflection of citizens forwarded by the officials receiving citizens of the offices;
đ) To synthesize the situation, results of the reception of citizens; regularly and irregularly report to the General Inspector of the Government for reporting to the Party Central Committee, National Assembly and the Government on the reception of citizens of the office;
e) To manage assets in the citizens receiving offices of the Party Central Committee and the State.
Article 22. The organization of citizens reception in the ministries, ministerial-level agencies, the Governmental agencies
Ministries, ministerial-level agencies, the Governmental agencies organize the citizens reception at the agencies' head offices. Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies establish the offices of citizens reception of ministerial Inspectorate, ministerial-level agencies, the Governmental agencies to assist the heads of agencies to receive citizens who come to make complaints, denunciations, proposals, reflection.
Article 23. Citizens receiving offices of the provinces and cities directly under the Central Government
1. Citizens receiving offices of the provinces and cities directly under the Central Government (hereinafter referred to as provincial-level) shall assist the Party Committee, People's Council and People's Committee, National Assembly delegation to organize the citizens reception. Citizens receiving offices managed by the provincial-level People's Committee Offices have their separate seals and accounts.
The provincial-level Citizens receiving offices are responsible for:
a) Receiving citizens; guiding, explaining and mobilizing and persuading citizens to comply with the guidelines and policies of the Party and State law;
b) Receiving the written complaints and denunciations, proposals, reflection;
c) Classifying, handling written complaints and denunciations, proposals, reflection;
d) Monitoring, urging the settlement of complaints and denunciations, proposals, reflection of the competent agencies.
2. The offices of the provincial-level People's Committees collaborate with the Offices of the National Assembly delegations and People's Councils, the Offices of the Provincial Party Committees, Inspection Commission of the Provincial Party Committees to arrange officials to do standing duty of citizens reception in the offices.
Citizens receiving offices at the provincial level are organized into the professional divisions. Provincial-level People's Committee chairmen appoint Deputy Chief Office of the People's Committees to be in charge of citizens receiving offices.
3. Persons who are in charge of citizens receiving offices at the provincial level shall:
a) Preside over the coordination of works between the officials of the agencies participating in reception of citizens at the office;
b) Request the competent State agencies to assign responsible officials to citizens receiving offices to coordinate the participation in citizen reception, to discuss measures to handle when there are many people to make complaints, denunciations and petitions, reflection;
c) Preside over and coordinate with the concerned agencies to prepare plans, programs, records and documents for the competent persons of the Party Committee, People's Council, People's Committee, the delegation of the National Assembly to receive citizens;
d) Inspect, urge, request the heads of departments, boards, branches and district-level People's Committee chairmen to answer the settlement of complaints and denunciations, petitions, reflection of citizens forwarded by the officials receiving citizens of the offices;
đ) Coordinate with the provincial-level chief inspector to synthesize the situation and results of the citizens reception; report to the Government Inspectorate and the Party Committees, People's Councils and People's Committees at the same level of the citizen reception of the offices and the areas;
e) Manage assets in the citizens receiving offices.
4. Chairman of the Hanoi city People's Committee and Chairman of People's Committee of Ho Chi Minh City based on the characteristics, situation of the locality to organize the citizens receiving model accordingly, to ensure the effectiveness of citizens reception.
Article 24. The organization of citizens reception in rural, urban districts, towns and provincial cities
1. The reception of citizens in rural, urban districts, towns and provincial cities (collectively called as District-level) is done at offices of the district-level People's Committees. Officer in charge of reception of citizens shall assist the District Party Committee, district-level People's Council, People's Committee to organize the reception of citizens who come to make complaints and denunciations, proposals, reflection; monitor and urge the progress of settlement of the competent agencies.
Persons in charge of the reception of citizens in the district level are used the seals of the district-level People's Committee Offices in citizens receiving activity.
2. District-level People's Committee Office collaborates with the Office of the People's Council, Office of the District Party Committee, District Inspectorate, District Party Committee Inspection Commission to arrange officials to do standing duty of citizens reception. District-level People's Committee chairmen appoint Deputy Chief Office of the People's Committees to be in charge of citizens reception at the place of receiving citizens of district level.
3. Persons in charge of reception of citizens in the places of receiving citizens of the district level shall:
a) Preside over the coordination of works between the officials of the agencies participating in reception of citizens in the places of receiving citizens;
b) Request the competent State agencies to assign responsible officials to the places of receiving citizens to coordinate the participation in citizen reception, to discuss measures to handle when there are many people to make complaints, denunciations and petitions, reflection;
c) Preside over and coordinate with the concerned agencies to prepare plans, programs, records and documents for the competent persons of the Party Committee, People's Council, People's Committee to receive citizens;
d) Inspect, urge, request the heads of departments, boards of district-level People's Committees, commune-level People's Committee chairmen answer the settlement of complaints and denunciations, petitions, reflection of citizens forwarded by the officials receiving citizens;
đ) Coordinate with the district-level chief inspector to synthesize the situation and results of the citizens reception; report to the provincial-level chief inspector and the Party Committees, People's Councils and People's Committees of the citizen reception;
e) Manage assets in the places of receiving the citizens of the district level.
Article 25. The reception of citizens in communes, wards and townships
1. The reception of citizens in communes, wards and townships (hereinafter referred to as the commune level) is done at the offices of the People's Committees. Commune-level People's Committee chairmen are directly in charge of citizen reception; or assign judicial officials or cadastral officials concurrently to be in charge of citizens reception.
2. Officials receiving citizens are responsible for:
a) Receiving citizens; guiding, explaining and mobilizing and persuading citizens to comply with the guidelines and policies of the Party and State law;
b) Receiving the written complaints and denunciations, proposals, reflection;
c) Classifying, handling written complaints and denunciations, proposals, reflection.
Article 26. Guidance on the organizational structure of the office to receive citizens
General Inspector of the Government consults with the Minister of Home Affairs in guideline of the organizational structure of the citizens receiving offices, staff, officials receiving citizens.
SECTION 2. HANDLING OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, PROPOSALS, REFLECTION UPON RECEPTION OF CITIZENS; STANDARDS OF OFFICIALS RECEIVING CITIZENS
Article 27. Handling of complaints, denunciations, proposals, reflection upon the reception of citizens
1. The handling of the complaint upon reception of citizens is done as follows:
a) In case citizens directly come to present complaints that the complaints are under the jurisdiction of the heads of agencies, officials receiving citizens guide citizens to write application for complaints, or make in writing the contents of complaints that the citizens presented and ask the complainants to sign or fingerprint on the documents; record into the complaint monitoring book; report to the heads of the agencies for settlement in accordance with the law provisions; if the complaints are not under the jurisdiction of the heads of the agencies, guide citizens to send complaints to the competent agency;
b) In case citizens send written complaints, officials receiving citizens receive and process as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article.
2. The settlement of denunciations, proposals, reflection upon the reception of citizens is done as follows:
a) In case citizens directly come to present their denunciations, proposals, reflection, officials receiving citizens shall record contents of the denunciations, proposals, reflection in the citizens receiving book; for denunciations, request the denunciators to sign or make fingerprint in the records of the denunciation contents; for proposals or reflection, if it deems necessary or at citizens’ requirements, request them to sign. If the denunciations, proposals, reflection are under the jurisdiction of the heads of the agencies, report to the heads of the agencies for settlement in accordance with law provisions; if the denunciations, proposals, reflection are not under the jurisdiction of the heads of the agencies, guide citizens to go to the competent agencies, organizations and individuals for settlement.
b) In case citizens directly come to submit the written denunciations, proposals, reflection, officials receiving citizens shall receive and process as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.
3. When receiving persons who make the complaints and denunciations, proposals, reflection, officials receiving citizens have the rights:
a) To require citizens to present identification card, to honestly present the cases, provide for the relevant documents; record in the monitoring book;
b) Where many people come together to make complaints, denunciations, proposals reflection, request them to appoint a representative to present.
Article 28. Criteria and allowances of officials receiving citizens
1. Officials receiving citizens are the state public servants having quality, good ethics; knowledge and understanding of the policies and guidelines of the Party, policies and laws of the State; for officials receiving citizens from district level or higher, they must be university graduates.
2. Officials receiving citizens are entitled to receive special allowances in accordance with provisions of the Finance Minister and the General Inspector of Government.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, the provincial-level People's Committee chairmen shall organize professional training of citizens reception.
SECTION 3. RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN THE RECEPTION OF CITIZENS
Article 29. Responsibilities to receive the citizens of the heads of the agencies or organizations
1. The heads of the agencies or organizations are responsible for receiving citizens under the provisions of Article 61 of the Law on Complaints.
2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, the provincial-level People's Committee chairmen shall have guidance, inspection and urging all levels and all sectors under their management in the implementation of the reception of citizens in their branches and localities.
Every quarter, before the 20th of the last month of the quarter, synthesize the situation, the results of the reception of citizens, report to the Government Inspectorate for report to the Government.
3. Chairmen of the provincial-level People's Committees, the district-level People's Committee Chairmen arrange common site for the People's Council, People's Committee, the delegation of the National Assembly, socio-political organizations of the same level to receive citizens coming to lodge complaints and denunciations, proposals or reflection.
4. Within the scope of their functions and powers, the provincial-level People's Committee chairmen shall be responsible for leading and organizing the reception of citizens. Provincial-level People's Committee chairmen shall directly receive citizens per month for at least one day; when necessary, assign deputy chairmen of provincial-level People's Committees to receive citizens.
5. The agencies of State Inspectorate, Natural Resources and Environment, Construction, Labor, War Invalids and Social Affairs, Public Security, Health, Education and Training in the central and provincial levels have the responsibility to organize the regular citizens reception. The other agencies, organizations organize the weekly citizens reception.
Article 30. Responsibilities of the concerned agencies and units in the reception of citizens
1. The heads of the competent agencies, units must consider and settle within the time limit prescribed by law the complaints, denunciations and proposals, reflection of citizens forwarded by the citizens receiving offices. When having results of settlement, reply to persons who made the complaints and denunciations, proposals, reflection according to the law provisions and inform the citizens receiving offices.
2. For complaints and denunciations, proposals or reflection forwarded to the agencies, units, if beyond the prescribed time limit that they are not resolved, the persons in charge of offices, places of receiving citizens request the heads of the agencies, units to settle, if the request is not met, propose to the competent agencies to attribute responsibility in accordance with the law provisions.
Article 31. Responsibility of the public security agency in the reception of citizens
1. The Minister of Public Security is responsible for directing the Public Security force to coordinate with other concerned state agencies in ensuring security and order where citizens are received; handling the acts of violations of the laws in the places where citizens are received.
2. The heads of the Public Security agencies at all levels are responsible for coordinating closely with the heads of the competent state agencies in ensuring security and order in the places where citizens are received.
3. Public Security agencies at the localities are responsible for protecting safety of citizens receiving offices of the state agencies in the areas; handling persons who abuse complaints, denunciations and proposals, reflection to commit the acts of violations of the law in the places where citizens are received.
Article 32. Responsibilities of the State inspection agencies in the reception of citizens
1. Government inspectorate shall assist the Government in the state management on the citizens reception; guide the ministries, branches and localities on the work, organization, professional kill of citizens reception; build and manage database of the reception of citizens; handle the written complaints and denunciations, proposals and reflection. Perform periodic reporting regime to the Government and the National Assembly on citizens reception.
2. Chief Inspector at all levels and branches are responsible for assisting ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, Chairmen of the People's Committees of the same level to manage the citizens reception of the ministries, branches, localities; perform periodic reporting regime on citizens reception to the heads of ministries, branches or Party committees, the Standing People's Councils and People's Committee chairmen at the same level.
Article 33. Responsibility for coordination of the agencies and organizations in the reception of citizens
1. The state agencies are responsible for coordinating, assigning officials to participate in receiving citizens, providing information for the Offices, the places of receiving citizens to do well the citizens reception.
2. The citizens receiving offices of the Party Central Committee and the State shall coordinate with concerned ministries, branches and localities to work effectively the citizens reception.
This Decree takes effect from November 20, 2012 and replaces the provisions on complaints and settlement of complaints and citizens reception in the Decree No.136/2006/ND-CP of November 14, 2006 of the Government detailing and guiding the implementation of some Articles of the Law on complaints and denunciations and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on complaints and denunciations.
All previous regulations contrary to this Decree are hereby repealed.
Article 35. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |