Chương 4 Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn luật khiếu nại: Công khai quyết định giải quyết khiếu nại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Số hiệu: | 75/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2012 |
Ngày công báo: | 14/10/2012 | Số công báo: | Từ số 625 đến số 626 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Luật khiếu nại.
2. Trường hợp công bố tại cuộc họp thì thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: Người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trước khi tiến hành cuộc họp công khai/người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc.
3. Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng được thức hiện trên báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử.
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành; thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
4. Trường hợp niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
1. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành.
Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
1. Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.
2. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
3. Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.
4. Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
6. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành; báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
1. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc giao Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
2. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc khiếu nại hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Kết quả kiểm tra, xem xét lại vụ việc khiếu nại được xử lý như sau:
a) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại là đúng pháp luật, người ra quyết định giải quyết khiếu nại tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và thông báo công khai chấm dứt việc xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại.
b) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết khiếu nại sai một phần hoặc sai toàn bộ, người ra quyết định giải quyết khiếu nại giải quyết lại vụ việc, sửa sai, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và thông báo công khai việc giải quyết lại vụ việc khiếu nại.
c) Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về việc giải quyết khiếu nại.
PUBLICATION OF DECISION ON SETTLING COMPLAINTS; IMPLEMENTATION OF VALID DECISION ON COMPLAINT SETTLEMENT
Article 12. Publication of Decision on complaint settlement
1. Within 15 days from the decision to settle the complaint, those who are competent to settle the second complaint are responsible for publication of decision on complaint settlement in one of the forms prescribed in Clause 2 of Article 41 of the Law on Complaints.
2. In case of publication at the meeting, the meeting attending composition must include: The person who makes decision to resolve the complaint, the complainant or the representatives, person who is complained and concerned agencies, organizations and individuals.
Before conducting the public meetings/person that is competent to settle complaints must send notice to the concerned agencies, organizations and individuals. Notice period should be three days in advance.
3. The notice of the decision on settlement of complaints on the mass media is performed on radio, television, print press, electronic press. Persons who are competent to settle complaints are responsible for choosing one of the mass media to make the announcement. In case the agency of person who is competent to settle complaints has e-portal or electronic information page, it must be publicized on e-portal or electronic information page.
The number of times publicized on the radio: at least 02 times; television: at least 02 times; print press: at least 02 times; time to publish in the e-press, on the electronic portal or on electronic information page is at least 15 days from the date of notification.
4. In case of posting in offices or places where receive citizens of the agencies, organizations that have resolved the complaints, time to post complaint settlement decisions is at least 15 days from the date of post.
Article 13. Responsibilities of persons who handle complaints in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. Within scope, duties and powers, persons who are competent to settle complaint shall direct the concerned agencies, organizations and individuals to implement the valid decision to settle complaints issued by their own.
Based on the complaint content, the function of state management, persons who are competent to settle complaint assign to specialized agencies or subordinate state administrative agency to implement the valid decision to settle complaints. The assignment of tasks is done in writing.
Persons who are competent to settle complaint shall monitor, urge and inspect the implementation of the valid decision to settle complaints; timely handle the problems arising during the implementation or send petition to the competent agencies, organizations and individuals for handling.
Article 14. Responsibilities of the persons who are complained in the enforcement of the valid decision to settle complaints
1. To issue documents to make the decision to settle complaint when the decision to settle complaint amending, supplementing or cancelling part or all of the administrative decision.
2. When the decision to settle complaint concluded that the administrative decision is lawful, then request the complainant to comply with the decision. Where the decision to settle complaint concluded the administrative decision is unlawful, it is required to modify, supplement or replace the administrative decision, and restore the legitimate rights and interests of the complainant.
3. When the decision to settle complaint concluded that the administrative act is lawful, then request the complainant to comply with the act. Where the decision to settle complaint concluded the administrative act is unlawful, it is required to stop the act.
4. To organize the enforcement of administrative decisions in accordance with the law.
5. To preside over and coordinate with the concerned agencies in taking measures to restore the legitimate rights and interests of the complainants and the concerned persons who have been violated.
6. To propose the other competent agencies for solving problems related to the implementation of the decision to settle complaints (if any).
Article 15. The responsibility of the complainants in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. To coordinate with the competent agencies, organizations and individuals to restore their rights and legitimate interests infringed by administrative decisions, administrative acts (if any).
2. To execute the administrative decisions, administrative acts to be complained if the administrative decisions, administrative acts are concluded by competent person that they are lawful.
3. To execute the decisions of the competent authority to implement the valid decision to settle complaints.
Article 16. Responsibilities of the persons who have concerned rights and legitimate interests in the implementation of the valid decision to settle complaints
1. To collaborate with the competent agencies, organizations and individuals in restoration of the rights and legitimate interests of the complainants; their rights and legitimate interests infringed by administrative decisions, administrative acts contrary to law.
2. To execute the administrative decisions of the competent authority to make the valid decision to settle complaints with content related to their rights and legitimate interests.
Article 17. Responsibilities of agencies, organizations managing officials and civil servants in the implementation of the valid decision to settle complaints
Agencies, organizations managing officials and civil servants having administrative decisions, administrative acts complained within their functions, duties and powers are responsible for executing the valid decision to settle complaints; guiding, inspecting and urging officers and public servants in the implementation of the valid decision to settle complaints.
Article 18. Responsibility of the agencies assigned the organization to implement the valid decision to settle complaints
Agencies assigned the organization to implement the valid decision to settle complaints must adopt the necessary measures to ensure the valid decision to settle complaints is enforced strictly; monitor, inspect, urge officials, civil servants assigned to carry out the execution; report to the competent persons for promptly handling the problems arising in the course of execution of the valid decision to settle complaints.
Article 19. Responsibilities of the other agencies, organizations and individuals in the implementation of the valid decision to settle complaints
Within the scope of their functions, duties, powers, authorities, organizations and individuals shall have to abide by administrative decision of the competent authority to make the decision to settle complaints have legal effect; coordinate with agencies, organizations and individuals competent in the implementation of the decision to settle complaints have legal force when required.
Within their functions, duties and powers, concerned agencies, organizations, individuals are responsible for executing administrative decision of the competent authority to execute the valid decision to settle complaints; coordinating with the competent agencies, organizations and individuals in the organization to implement the valid decision to settle complaints when required.
Article 20. Review of the settlement of complaints to be violated the law
1. When detecting the settlement of complaints to be violated the law, causing damage to the interests of the State, the rights and legitimate interests of citizens, agencies, organizations or have new circumstances altering the contents of the complaint, the Prime Minister requests the competent persons to re-settle the complaints or assign the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies to inspect and review the cases, report to the Prime Minister for directing settlement.
2. When detecting the settlement of complaints to be violated the law, causing damage to the interests of the State, the rights and legitimate interests of citizens, agencies, organizations or have new circumstances altering the contents of the complaints, the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies propose the competent persons for re-settling the complaints or report to the Prime Minister.
3. Results of inspection, review of the complaints are handled as follows:
a) If the Prime Minister concluded that the settlement of the complaint is lawful, the person who makes decision to settle complaint shall organize the enforcement of the decision to resolve the complaint and publicly announce the termination of the review, the handling of the complaint.
b) If the Prime Minister concluded that the settlement of the complaint is not lawful partly or wholly, the person who makes decision to settle complaint must re-settle the complaint and publicly announces the re-settlement of the complaint.
c) Persons who settle the complaints, the complainants, persons who are complained, persons who have the related rights and obligations, the concerned agencies, organizations and individuals are responsible for implementing the directions, conclusions of the Prime Minister; proposal of the General Inspector of the Government, ministers, heads of ministerial-level agencies for the settlement of the complaint.