Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
Số hiệu: | 64/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2014 |
Ngày công báo: | 10/07/2014 | Số công báo: | Số 656 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định tiếp công dân tại trụ sở cơ quan
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Tiếp công dân.
Nghị định quy định chi tiết về việc tiếp công dân trực tiếp tại các CQ thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, việc tiếp công dân được thực hiện đột xuất trong các trường hợp như:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều CQ - TC, đơn vị hoặc ý kiến của các CQ-TC, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của NN, tập thể, xâm hại đén tính mang, tài sản của ND, ảnh hưởng đến anh ninh, chính trị, trật tự, an toàn XH...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TIẾP CÔNG DÂN
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Nghị định này quy định chi tiết về việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân.
1. Cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, người tiếp công dân.
2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.
1. Các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô về tổ chức và hoạt động, yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bố trí công chức thanh tra làm nhiệm vụ tiếp công dân.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức phải tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bố trí công chức, viên chức của bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ tiếp công dân.
Căn cứ vào quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định này, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập quy định việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình:
a) Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân;
c) Phân công cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;
đ) Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân;
e) Bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
g) Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình.
3. Thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
4. Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo cho công dân biết thời gian trả lời.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí địa điểm tiếp công dân bảo đảm khang trang, thuận tiện, có phòng tiếp công dân riêng, trang bị các điều kiện vật chất cần thiết để phục vụ việc tiếp công dân được thuận lợi.
2. Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết nội quy tiếp công dân, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và công khai thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị tại trụ sở cơ quan, đơn vị, địa điểm tiếp công dân và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có), bao gồm:
a) Nơi tiếp công dân; thời gian tiếp công dân thường xuyên;
b) Lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
c) Thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ.
1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân trung ương:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương;
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân trung ương với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương tiếp công dân.
2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc qua đường bưu điện hoặc do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân trung ương và cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
b) Hướng dẫn hoặc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân trung ương, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân trung ương chuyển đến;
b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân trung ương chuyển đến khi được Tổng thanh tra Chính phủ giao.
5. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương; báo cáo định kỳ và đột xuất với Thanh tra Chính phủ, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:
a) Tổ chức tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
b) Phối hợp với Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân trung ương;
c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
7. Tham mưu giúp Tổng thanh tra Chính phủ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Phối hợp với các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham mưu giúp Tổng thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân và xử lý đơn.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng thanh tra Chính phủ giao.
1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh;
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp tỉnh tiếp công dân.
2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh;
b) Hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.
4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân cấp tỉnh chuyển đến;
b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân cấp tỉnh chuyển đến khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
5. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, Thanh tra tỉnh và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:
a) Chủ trì tổ chức tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
b) Phối hợp với cơ quan công an địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh;
c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
7. Phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
1. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân;
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa người của Ban Tiếp công dân cấp huyện với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở huyện tiếp công dân.
2. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách pháp luật.
3. Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Tiếp công dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện;
b) Hướng dẫn, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân cấp huyện và của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện.
4. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với những đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân cấp huyện chuyển đến;
b) Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đối với đơn, vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban Tiếp công dân cấp huyện chuyển đến khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
5. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban tiếp công dân cấp huyện; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện, thanh tra huyện, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung:
a) Chủ trì tổ chức tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
b) Phối hợp với cơ quan công an địa phương bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện;
c) Phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
7. Phối hợp với Thanh tra huyện tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc:
a) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn đối với nhân dân, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
1. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương
a) Ban Tiếp công dân trung ương có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương tương đương Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương tương đương Phó Vụ trưởng do Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Ban Tiếp công dân trung ương thay thế Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư quy định tại Điều 3 của Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
b) Ban Tiếp công dân có các phòng nghiệp vụ để thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh.
Ban Tiếp công dân cấp tỉnh có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do một Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân phụ trách, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh tương đương cấp Trưởng phòng. Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Cơ cấu, tổ chức của Ban Tiếp công dân cấp huyện.
Ban Tiếp công dân cấp huyện có Trưởng ban và công chức làm công tác tiếp công dân. Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện do một Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phụ trách. Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí công chức kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tiếp công dân.
5. Ban Tiếp công dân các cấp có con dấu riêng để phục vụ công tác tiếp công dân.
Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mẫu dấu và việc sử dụng con dấu của Ban Tiếp công dân các cấp.
1. Việc bố trí cơ sở vật chất tại Trụ sở tiếp công dân
Tổng thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí phòng làm việc, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân của người đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
Trụ sở tiếp công dân phải được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân, việc đi lại của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trụ sở tiếp công dân các cấp được trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tiếp công dân.
2. Việc bố trí cơ sở vật chất tại địa điểm tiếp công dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân mà không cử người tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân các cấp phải bố trí địa điểm tiếp công dân, bảo đảm khang trang, thuận tiện, có phòng tiếp công dân riêng, trang bị phương tiện và các điều kiện làm việc cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân.
1. Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 11, Khoản 4 Điều 12, Khoản 4 Điều 13 của Luật Tiếp công dân.
Công chức kiêm nhiệm tiếp công dân ở cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình. Trường hợp vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thì hướng dẫn công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với đại diện cơ quan, tổ chức có trách nhiệm;
b) Trường hợp vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức thì người tiếp công dân báo cáo với Trưởng Ban Tiếp công dân để có biện pháp phối hợp với người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xem xét, xử lý;
c) Trường hợp vụ việc đã có văn bản hướng dẫn, trả lời nhưng công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;
d) Từ chối việc tiếp công dân trong trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật Tiếp công dân.
1. Việc tiếp công dân của các Ban Tiếp công dân và các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thực hiện như sau:
a) Ban Tiếp công dân trung ương làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.
Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương theo quy định của Luật Tiếp công dân;
b) Ban Tiếp công dân cấp tỉnh làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.
Văn phòng tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban Nội chính tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Tiếp công dân;
c) Ban Tiếp công dân ở cấp huyện làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất.
Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện theo quy định của Luật Tiếp công dân;
d) Công chức kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp công dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Hội đồng nhân dân cấp xã bố trí cán bộ tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Lịch tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được niêm yết công khai. Người tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố. Trường hợp tiếp công dân đột xuất thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Tiếp công dân hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, tổ chức mình.
2. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải bố trí người có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.
a) Việc cử người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được thông báo bằng văn bản cho Trưởng Ban Tiếp công dân, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, phạm vi nhiệm vụ;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải thực hiện đúng quy chế tiếp công dân, nội quy của Trụ sở tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mình và điều hành của Trưởng Ban Tiếp công dân trong khi tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với cán bộ, công chức khác trong Trụ sở tiếp công dân để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;
c) Trưởng Ban Tiếp công dân có trách nhiệm nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
1. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân theo dõi, quản lý người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
2. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tổ chức việc tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương hoặc ở địa phương tiếp công dân.
Đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tổ chức việc tiếp công dân; chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan để tham gia tiếp công dân theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung ương hoặc ở địa phương.
3. Ban Tiếp công dân chủ trì giao ban định kỳ hàng tháng với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; khi cần thiết mời đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc cơ quan có trách nhiệm bảo vệ Trụ sở tiếp công dân cùng tham dự.
4. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ về tiếp công dân, xử lý đơn; đề nghị khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tiếp công dân; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.
Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc thông báo tình hình tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm; cung cấp thông tin; trao đổi đường lối xử lý các vụ việc có liên quan, những vụ việc phức tạp, những vướng mắc về nghiệp vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.
5. Ban Tiếp công dân chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương có biện pháp hỗ trợ công dân trong trường hợp cần thiết.
1. Ban Tiếp công dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức việc thường trực, bảo vệ, hành chính, văn thư, chỉ dẫn đối với công dân.
Bộ phận hoặc công chức làm nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn thuộc Ban Tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, hướng dẫn công dân đến đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. Ban Tiếp công dân có trách nhiệm theo dõi; tổng hợp tình hình tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân.
1. Ban tiếp công dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân chuyển đến.
Trường hợp đã được yêu cầu nhưng vụ việc chậm được giải quyết hoặc không được giải quyết thì Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương kiến nghị Tổng thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Ban Tiếp công dân đề nghị người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân phối hợp, cử người tham gia kiểm tra khi có yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với Ban Tiếp công dân cử người tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan.
1. Phối hợp trong việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân:
a) Ban Tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý để kiểm điểm, đánh giá về công tác phối hợp bảo vệ Trụ sở tiếp công dân;
b) Cơ quan công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ban Tiếp công dân, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp trong việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân được các cơ quan, tổ chức tôn trọng, bảo vệ; được giải thích, hướng dẫn thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Người đến tố cáo được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo đảm bí mật và được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan, tổ chức, người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe và giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật;
Người tiếp công dân không được sách nhiễu, phiền hà hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không được phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân.
1. Ban Tiếp công dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
2. Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
3. Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc tiếp công dân, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền, vận động thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương và áp dụng các biện pháp khác để xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, có trách nhiệm làm công tác tiếp công dân theo yêu cầu thực tế; bố trí trụ sở, địa điểm thuận lợi để tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân; thực hiện đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tiếp công dân.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để kết nối trên phạm vi cả nước.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi cơ quan, địa phương để kết nối với cơ sở dữ liệu của Thanh tra Chính phủ.
4. Bộ Công an, công an các cấp có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân các cấp.
1. Người tiếp công dân được hưởng các chế độ chính sách sau:
a) Chế độ bồi dưỡng theo quy định Nghị định này;
b) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo hướng dẫn của Tổng thanh tra Chính phủ;
c) Người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân.
Tổng thanh tra Chính phủ quy định kiểu dáng, định mức tiêu chuẩn trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
2. Người được điều động, phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân hoặc làm nhiệm vụ phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định này.
Chế độ bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân:
1. Trụ sở tiếp công dân trung ương; địa điểm tiếp công dân của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục và tổ chức tương đương; Cục; các tổ chức trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; địa điểm tiếp công dân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
3. Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; địa điểm tiếp công dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.
4. Địa điểm tiếp công dân cấp xã.
5. Địa điểm tiếp công dân tại cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Các đối tượng khác, chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức chi bồi dưỡng cho các đối tượng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán chế độ bồi dưỡng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2014.
Những quy định về tiếp công dân tại Chương V của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại và Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 64/2014/ND-CP |
Hanoi, June 26, 2014 |
DECREE
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON RECEPTION OF CITIZENS
Pursuant to the November 25, 2013 Law on Reception of Citizens;
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Law on Reception of Citizens.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the reception of citizens at government-attached agencies and public non-business units; tasks, powers and organizational structures of citizen reception boards, arrangement of physical foundations of citizen reception offices; regulations on coordination of citizen reception activities at citizen reception offices; arrangement of physical foundations of citizen reception places; and conditions for ensuring citizen reception activities.
Article 2. Subjects of application
1. State administrative agencies and heads of these agencies, people’s armed forces units, public non-business units and citizen reception officers.
2. Persons making complaints, denunciations, petitions or reports.
3. Agencies, organizations and persons involved in citizen reception work.
Chapter II
CITIZEN RECEPTION AT GOVERNMENT-ATTACHED AGENCIES AND PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 3. Organization of citizen reception at government-attached agencies and public non-business units
1. Government-attached agencies shall organize the reception of citizens making complaints, denunciations, petitions or reports. Depending on the nature, characteristics and size of their organization and activities and requirements of the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports, heads of government-attached agencies shall assign civil servants of their inspectorates to receive citizens.
2. Public non-business units involved in the settlement of regimes, policies and benefits for citizens and organizations shall organize the reception of citizens making complaints, denunciations, petitions or reports. Heads of public non-business units shall assign civil servants and public employees of specialized sections to receive citizens.
Pursuant to the Law on Reception of Citizens and this Decree, heads of government- attached agencies and public non-business units shall prescribe the reception of citizens at their attached agencies, organizations and units.
Article 4. Responsibilities of heads of government-attached agencies or public non- business units
1. To lead, direct and organize citizen reception work of their agencies or units:
a/ To issue rules and regulations on citizen reception;
b/ To arrange convenient places for citizen reception; to ensure physical foundations for citizen reception;
c/ To assign cadres, civil servants and public employees to regularly receive citizens;
d/ To closely coordinate with related agencies, organizations and units in receiving citizens and handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter;
dd/ To examine and urge responsible agencies, units and persons under their management to abide by law when receiving citizens;
e/ To ensure safety and order for citizen reception activities;
g/ To report on the situation and results of citizen reception work to competent agencies and organizations.
2. To receive citizens in person at least 1 day a month at citizen reception places of their agencies or units.
3. To irregularly receive citizens in the following cases:
a/ Pressing and complicated cases involving many people and related to responsibilities of many agencies, organizations and units, or about which opinions of agencies, organizations and units remain divergent;
b/ Cases, without prompt direction and consideration, may cause serious consequences, lead to destruction of state or collective property, harm the lives or property of people, or affect security, political stability or social order and safety.
4. When receiving citizens, to reply on the settlement of cases and matters to citizens. If unable to reply immediately, to direct agencies, organizations, units, civil servants or public employees under their management in promptly considering and settling the cases and notifying the time of reply to citizens.
Article 5. Citizen reception places of government-attached agencies and public non- business units
1. Heads of agencies or units shall arrange spacious and convenient places for citizen reception, which must have separate citizen reception rooms and be furnished with necessary physical facilities to facilitate citizen reception work.
2. Rules on citizen reception, guidelines on the process of receiving citizens and settling complaints, denunciations, petitions and reports in accordance with law, and information on citizen reception by agencies and units must be posted up at the offices of agencies and units and citizen reception places and published on their websites (if any), including:
a/ Citizen reception places; time of regular citizen reception;
b/ Timetable on citizen reception by heads of agencies or units;
c/ Participants and tentative agendas of regular citizen reception sessions.
Chapter III
TASKS, POWERS, STRUCTURE AND ORGANIZATION OF CITIZEN RECEPTION BOARDS; ARRANGEMENT OF PHYSICAL FOUNDATIONS OF CITIZEN RECEPTION OFFICES AND PLACES
Article 6. Tasks and powers of the Central Citizen Reception Board
1. To organize the reception of citizens making complaints, denunciations, petitions or reports at central citizen reception offices:
a/ To assign officers to receive and process complaints, denunciations, petitions and reports within the responsibilities of the Central Citizen Reception Board;
b/ To administer and coordinate citizen reception activities between members of the Central Citizen Reception Board and representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices or related agencies, organizations and units in, advising and assisting the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam and the Minister-Chairperson of the Government Office in regularly or irregularly receiving citizens; or heads of agencies or organizations in regularly receiving citizens at central citizen reception offices or Party and State leaders at the central level in receiving citizens.
2. To give explanations and guidance for citizens to make complaints, denunciations, petitions or reports according to prescribed order and procedures and to competent agencies, organizations, units or persons; and to abide by decisions on settlement of complaints or handling of denunciations by competent agencies, organizations or persons in accordance with policies and law.
3. To classify and process written complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To classify and process written complaints, denunciations, petitions and reports lodged directly at central citizen reception offices or sent by post or forwarded by competent agencies, organizations or persons to the Government Inspectorate of Vietnam, the Central Citizen Reception Board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices;
b/ To provide guidance on the lodging of, or forward to competent agencies, organizations or units for settlement, written complaints, denunciations, petitions and reports which fall outside the scope and responsibilities of settlement of the Central Citizen Reception Board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices.
4. To monitor and urge the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To monitor and urge competent agencies, organizations, units and persons in settling complaints, denunciations, petitions and reports forwarded by the Central Citizen Reception Board;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices in, examining competent agencies, organizations, units and persons in receiving and settling written complaints, denunciations, petitions and reports, cases and matters forwarded by the Central Citizen Reception Board when assigned by the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam.
5. To review the situation and results of citizen reception work within the responsibilities of the Central Citizen Reception Board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices; to make regular and irregular reports to the Government Inspectorate of Vietnam and agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices and to competent agencies and organizations.
6. To receive and handle cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter:
a/ To receive or assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at central citizen reception offices and related agencies, organizations and units in, receiving and handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter;
b/ To coordinate with the Ministry of Public Security, Hanoi Public Security Department and Ho Chi Minh City Public Security Department in ensuring security, order and safety for citizen reception officers at central citizen reception offices; to handle persons committing law violations at central citizen reception offices;
c/ To coordinate with public security agencies and provincial-level People’s Committees of localities where arise complaints, denunciations, petitions and reports in mobilizing, persuading and taking measures for citizens to return to their localities for consideration and settlement.
7. To advise and assist the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam in inspecting and examining ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees in implementing the law on citizen reception and in settling written requests.
8. To coordinate with units of the Government Inspectorate of Vietnam in advising and assisting the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam in performing the state management of citizen reception and written request settlement.
9. To perform other tasks assigned by the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam.
Article 7. Tasks and powers of a provincial-level citizen reception board
1. To organize the reception of citizens making complaints, denunciations, petitions or reports at the provincial-level citizen reception office:
a/ To assign officers to receive citizens and process complaints, denunciations, petitions and reports to be handled by the provincial-level citizen reception board;
b/ To regulate and coordinate citizen reception activities between members of the provincial-level citizen reception board and representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial-level citizen reception office;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office or with related agencies, organizations and units in, advising and assisting the chairperson of the provincial-level People’s Committee in regularly or irregularly receiving citizens; and heads of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial-level citizen reception office or Party or State leaders at the provincial level in receiving citizens.
2. To give explanations and guidance for citizens to make complaints, denunciations, petitions or reports according to prescribed order and procedures and to competent agencies, organizations, units and persons; and to abide by decisions on settlement of complaints or handling of denunciations by competent agencies, organizations, units or persons in accordance with policies and law.
3. To classify and process complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To classify and process written complaints, denunciations, petitions and reports lodged directly at the provincial-level citizen reception office or sent by post or forwarded by competent agencies, organizations and persons to the provincial-level People’s Committee, the provincial-level citizen reception board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial-level citizen reception office;
b/ To provide guidance on the lodging of, or forward to competent agencies, organizations or units for settlement, written complaints, denunciations, petitions and reports which fall outside the scope and responsibilities of settlement of the provincial-level citizen reception board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial- level citizen reception office.
4. To monitor and urge the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To monitor and urge competent agencies, organizations, units and persons in settling written complaints, denunciations, petitions and reports, cases and matters forwarded by the provincial-level citizen reception board;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office and the state inspection agency of the same level in, examining competent agencies, organizations, units and persons in receiving and settling written complaints, denunciations, petitions and reports, cases and matters forwarded by the provincial-level citizen reception board as assigned by the chairperson of the provincial-level People’s Committee.
5. To review the situation and results of citizen reception work within the scope of its responsibility and responsibilities of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial-level citizen reception office; to regularly and irregularly report to the provincial-level People’s Committee and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office, and to the provincial inspectorate and competent agencies and organizations.
6. To receive and handle cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter:
a/ To assume the prime responsibility for receiving or coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at the provincial-level citizen reception office or related agencies, organizations and units in receiving and handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter;
b/ To coordinate with the local public security agency in ensuring security, order and safety for citizen reception officers at the citizen reception office, and in handling persons committing law violations at the provincial-level citizen reception office;
c/ To coordinate with the public security agency and People’s Committees of localities where arise complaints, denunciations, petitions and reports in mobilizing and persuading or taking measures for citizens to return to their localities for consideration and settlement.
7. To coordinate with the provincial inspectorate in advising and assisting the chairperson of the provincial-level People’s Committee in:
a/ Inspecting and examining specialized agencies of the provincial-level People’s Committee and district-level People’s Committees in receiving citizens and handling written requests;
b/ Disseminating and popularizing the law on citizen reception and settlement of written requests to local people and civil servants and public employees of specialized agencies of the provincial-level People’s Committee and district-level People’s Committees;
c/ To provide professional guidance for citizen reception civil servants and public employees of provincial-level departments and sectors and district-level People’s Committees.
8. To perform other tasks assigned by the chairperson of the provincial-level People’s Committee.
Article 8. Tasks and powers of a district-level citizen reception board
1. To organize the reception of citizens making complaints, denunciations, petitions or reports at the district-level citizen reception office:
a/ To assign officers to receive citizens and process complaints, denunciations, petitions and reports to be handled by the citizen reception board;
b/ To administer and coordinate citizen reception activities between members of the district-level citizen reception board and representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office or with related agencies, organizations and units in, advising and assisting the chairperson of the district-level People’s Committee in regularly or irregularly receiving citizens; and heads of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office or Party or State leaders at the district level in receiving citizens.
2. To give explanations and guidance for citizens to make complaints, denunciations, petitions or reports according to prescribed order and procedures and to competent agencies, organizations, units and persons; to abide by decisions on settlement of complaints or handling of denunciations by competent agencies, organizations, units or persons in accordance with policies and law.
3. To classify and process complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To classify and process written complaints, denunciations, petitions and reports lodged directly at the district-level citizen reception office or sent by post or forwarded by competent agencies, organizations and persons to the district-level People’s Committee, the district-level citizen reception board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office;
b/ To provide guidance on the lodging of, or forward to competent agencies, organizations or units, written complaints, denunciations, petitions and reports which fall outside the scope and responsibilities of settlement of the provincial-level citizen reception board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office.
4. To monitor and urge the settlement of complaints, denunciations, petitions and reports:
a/ To monitor and urge competent agencies, organizations, units and persons in settling written complaints, denunciations, petitions and reports, cases and matters forwarded by the district-level citizen reception board;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office and the state inspection agency of the same level in, examining competent agencies, organizations, units and persons in receiving and settling written complaints, denunciations, petitions and reports, cases and matters forwarded by the district-level citizen reception board as assigned by the chairperson of the district-level People’s Committee.
5. To review the situation and results of citizen reception work within the scope of its responsibility and responsibilities of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office; to regularly and irregularly report to the district-level People’s Committee, agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office, and to the district inspectorate and competent agencies and organizations.
6. To receive and handle cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter:
a/ To assume the prime responsibility for receiving or coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at the district-level citizen reception office or related agencies, organizations and units in receiving and handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter;
b/ To coordinate with the local public security agency in ensuring security, order and safety for citizen reception officers at the citizen reception office, and in handling persons committing law violations at the district-level citizen reception office;
c/ To coordinate with the public security agency and People’s Committees of localities where arise complaints, denunciations, petitions and reports in mobilizing and persuading or taking measures for citizens to return to their localities for consideration and settlement.
7. To coordinate with the district inspectorate in advising and assisting the chairperson of the district-level People’s Committee in:
a/ Inspecting and examining specialized agencies of the district-level People’s Committee and commune-level People’s Committees in receiving citizens and handling written requests;
b/ Disseminating and popularizing the law on citizen reception and settlement of written requests to local people and civil servants and public employees of specialized agencies of the district-level People’s Committee and commune-level People’s Committees;
c/ To provide professional guidance for citizen reception civil servants and public employees of specialized agencies of the district-level People’s Committee and commune- level People’s Committees.
8. To perform other tasks assigned by the chairperson of the district-level People’s Committee.
Article 9. Structure and organization of citizen reception boards of all levels
1. Structure and organization of the Central Citizen Reception Board
a/ The Central Citizen Reception Board has its head, deputy heads and citizen reception civil servants. The post of head of the Central Citizen Reception Board is equivalent to that of director of a ministerial department and the post of deputy head of the Central Citizen Reception Board is equivalent to that of deputy director of a ministerial department, which are appointed and relieved from duty by the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam.
The Central Citizen Reception Board replaces the Department of Citizen Reception and Handling of Written Requests provided in Article 3 of the Government’s Decree No. 83/2012/ND-CP of October 9, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate of Vietnam;
b/ The Citizen Reception Board has professional divisions to receive citizens, process written requests, monitor, urge and review the work of citizen reception and handling of written complaints, denunciations, petitions and reports.
2. Structure and organization of provincial-level citizen reception boards
A provincial-level citizen reception board has its head, deputy head and citizen reception civil servants. The head of a provincial-level citizen reception board is a deputy chief of the Office of the People’s Committee. The post of deputy head of a provincial-level citizen reception board is equivalent to that of head of a division. The head and deputy head of a provincial- level citizen reception board shall be appointed and relieved from duty by the chairperson of the provincial-level People’s Committee.
3. Structure and organization of district-level citizen reception boards
A district-level citizen reception board has its head and citizen reception civil servants. The head of a district-level citizen reception board is a deputy chief of the Office of the People’s Council and People’s Committee. The head of a district-level citizen reception board shall be appointed and relieved from duty by the chairperson of the district-level People’s Committee.
4. Chairpersons of commune-level People’s Committees shall assign civil servants to receive citizens on a part-time basis.
5. Citizen reception boards of all levels have their own seals to serve citizen reception work.
The Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam, the Minister of Public Security and the Minister of Home Affairs shall prescribe specimen seals and the use of seals of citizen reception boards of all levels.
Article 10. Arrangement of physical foundations at citizen reception offices and places
1. Arrangement of physical foundations at citizen reception offices
The Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam and chairpersons of People’s Committees of all levels shall arrange working rooms, equipment, facilities and other necessary working conditions for representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices.
Citizen reception offices shall be located in places convenient for citizen reception and access by citizens making complaints, denunciations, petitions or reports.
Citizen reception offices shall be furnished with facilities and other necessary conditions for citizen reception.
2. Arrangement of physical foundations at citizen reception places
Agencies, organizations or units that have the responsibility for citizen reception but do not assign their representatives to participate in regular citizen reception at citizen reception offices at different levels shall arrange citizen reception places which must be spacious and convenient and have separate rooms for citizen reception, equipment and facilities and other necessary working conditions for citizen reception.
Chapter IV
REGULATION ON COORDINATION OF CITIZEN RECEPTION ACTIVITIES AT CITIZEN RECEPTION OFFICES
Article 11. Scope of receiving and handling complaints, denunciations, petitions and reports
1. The scope of receiving and handling complaints, denunciations, petitions and reports of agencies and organizations participating in regular citizen reception at central, provincial- and district-level citizen reception offices must comply with Clause 4, Article 11; Clause 4, Article 12; and Clause 4, Article 13 of the Law on Reception of Citizens.
Commune-level civil servants receiving citizens on a part-time basis shall assist chairpersons of commune-level People’s Committees in receiving citizens and handling complaints, denunciations, petitions and reports within the scope of responsibility of People’s Committees, chairpersons of People’s Committees, People’s Councils and chairpersons of People’s Councils.
2. Representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices shall:
a/ Receive citizens, receive and handle complaints, denunciations, petitions and reports within the scope of responsibility of their agencies and organizations. For cases and matters which fall within the scope of responsibility of other agencies or organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices, guide citizens in making complaints, denunciations, petitions or reports to representatives of such agencies or organizations;
b/ For complicated cases or matters involving many agencies and organizations, citizen reception officers shall report them to the head of the citizen reception board for coordination with competent persons of related agencies, organizations and units in consideration and settlement;
c/ For cases or matters for which guiding documents or written replies have been issued but citizens continue making complaints, denunciations, petitions or reports, citizen reception officers shall coordinate with representatives of competent agencies and organizations in guiding citizens in making complaints, denunciations, petitions or reports in accordance with law;
d/ Refuse to receive citizens in the cases specified in Article 9 of the Law on Reception of Citizens.
Article 12. Citizen reception and assignment of representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices
1. Citizen reception boards and agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices shall receive citizens as follows:
a/ The Central Citizen Reception Board has the duty of receiving citizens and shall assign officers to regularly receive citizens on workdays and in irregular cases.
The Office, the Inspection Commission and the Internal Affairs Commission of the Party Central Committee, the People’s Aspirations Board of the National Assembly Standing Committee, the President Office and the Government Office shall send representatives to collaborate with the Central Citizen Reception Board in regularly receiving citizens at central citizen reception offices in accordance with the Law on Reception of Citizens;
b/ Provincial-level citizen reception boards have the duty of receiving citizens and shall assign officers to regularly receive citizens on workdays and in irregular cases.
The Office, the Inspection Board and the Internal Affairs Commission of the provincial- level Party Committee, the Office of the National Assembly Deputies ’ Delegation and the provincial-level People’s Council shall send representatives to collaborate with the provincial- level citizen reception board in regularly receiving citizens at the provincial-level citizen reception office in accordance with the Law on Reception of Citizens;
c/ District-level citizen reception boards have the duty of receiving citizens and shall assign officers to regularly receive citizens on workdays and in irregular cases.
The Office and the Inspection Board of the district-level Party Committee shall send representatives to collaborate with the district-level citizen reception board in regularly receiving citizens at the district-level citizen reception office in accordance with the Law on Reception of Citizens;
d/ Civil servants of commune-level People’s Committees shall receive citizens as assigned by the commune-level People’s Committee chairpersons. Commune-level People’s Councils shall assign cadres to receive citizens at the offices of commune-level People’s Committees;
dd/ Timetables on citizen reception by agencies and organizations participating in citizen reception at citizen reception offices shall be posted up publicly. Citizen reception officers shall receive citizens according to the announced timetable or irregularly receive citizens as assigned by the head of the citizen reception board or as requested by leaders of these agencies or organizations.
2. Agencies and organizations participating in citizen reception at citizen reception offices shall assign capable persons with relevant qualifications to regularly receive citizens.
a/ The assignment of citizen reception officers by agencies and organizations participating in citizen reception shall be notified in writing to the head of the citizen reception board, clearly stating their full names, positions and scope of duty;
b/ Representatives of agencies and organizations participating in citizen reception at the citizen reception office shall comply with the regulation on citizen reception and rules of the citizen reception office; perform their tasks within the assigned scope; abide by the direction of the heads of their agencies and organizations and the administration of the citizen reception board head when receiving citizens; and closely collaborate with other cadres and civil servants at the citizen reception office in receiving citizens;
c/ The citizen reception board head shall comment and evaluate the performance of citizen reception officers of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office.
Article 13. Coordination in management and administration of citizen reception activities at citizen reception offices
1. A citizen reception board shall coordinate with agencies and organizations participating in citizen reception in monitoring and managing officers regularly receiving citizens at the citizen reception office.
2. A citizen reception board shall assume the prime responsibility for, and coordinate with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office in, receiving, guiding and replying citizens; assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office or related agencies and organizations in, advising and assisting heads of agencies and organizations participating in citizen reception at the citizen reception office or Party and State leaders at the central or local level in receiving citizens.
Representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office shall closely coordinate with the citizen reception board in organizing citizen reception; prepare related documents and dossiers for citizen reception at the request of the heads of their agencies and organizations or Party and State leaders at the central or local level.
3. A citizen reception board shall hold monthly meetings with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office; and when necessary, invite representatives of related agencies, organizations and units or agencies responsible for protecting the citizen reception office to participate in citizen reception.
4. A citizen reception board shall coordinate with the state inspection agency of the same level in providing professional guidance on citizen reception and settlement of written requests; propose the commendation of persons and collectives recording achievements in citizen reception; and monitor and review the implementation of regulations on coordination in citizen reception at citizen reception offices.
Representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office shall closely coordinate with the citizen reception board in notifying the situation of citizen reception within their responsibility; providing information; discussing guidelines for handling related or complicated cases and matters and professional problems; and monitoring, urging and examining the situation of citizen reception at the citizen reception office.
5. A citizen reception board shall assume the prime responsibility for, and coordinate with representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office, related agencies, organizations and units and local People’s Committees in, taking measures to support citizens when necessary.
Article 14. Coordination in reception and guidance of citizens
1. Citizen reception boards at all levels shall organize officers on duty, and safeguard, administrative, clerical and instruction sections to serve citizens.
The section or civil servants assigned to receive and guide citizens of a citizen reception board shall receive, guide and refer citizens to representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office for making complaints, denunciations, petitions or reports in accordance with law.
2. Representatives of agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices shall receive and handle complaints, denunciations, petitions and reports within the scope of their assigned tasks.
3. Citizen reception boards shall monitor and review the citizen reception and handling of complaints, denunciations, petitions and reports at citizen reception offices.
Article 15. Coordination in monitoring and urging
1. A citizen reception board may request competent agencies, organizations or units to promptly settle within prescribed time limits complaints, denunciations, petitions and reports forwarded by the former.
For a matter or case whose settlement is delayed or which is not settled, the head of the central or provincial- or district-level citizen reception board shall report it respectively to the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam or to the chairperson of the provincial-or district-level People’s Committee for examination of responsibilities of agencies, organizations, units and persons competent to settle that matter or case.
If detecting an agency or organization or a unit or person violating law, it shall propose a competent agency to handle in accordance with law. If detecting criminal signs, the head of the central or provincial- or district-level citizen reception board shall propose the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam or the chairperson of the provincial- or district-level People’s Committee respectively to forward records of the matter or case to investigation agencies for handling in accordance with law.
2. The head of a citizen reception board may request competent persons of agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office to coordinate in and assign staff to participate in examination when required.
3. Agencies and organizations participating in regular citizen reception at a citizen reception office shall coordinate with the citizen reception board in sending staff to participate in the examination team and provide related information and documents.
Article 16. Coordination in protecting citizen reception offices, citizen reception officers and persons making complaints, denunciations, petitions or reports
1. Coordination in protecting citizen reception offices and citizen reception officers:
a/ A citizen reception board shall coordinate with the public security agency in ensuring security, order and safety for citizen reception officers at the citizen reception office; hold monthly and quarterly meetings to review and evaluate the coordination in protecting the citizen reception office;
b/ Within the scope of its tasks and powers, the public security agency shall coordinate with the citizen reception board and agencies and organizations participating in regular citizen reception at the citizen reception office and related agencies, organizations and units in ensuring security, order and safety for citizen reception officers at the citizen reception office and handle violators in accordance with law.
2. Coordination in protecting persons making complaints, denunciations, petitions or reports:
a/ Persons making complaints, denunciations, petitions or reports at a citizen reception office shall be respected and protected by agencies and organizations; and may receive explanations and guidance to exercise the right to make complaints, denunciations, petitions and reports in accordance with law.
Responsible agencies and organizations shall ensure confidentiality for and take measures to protect denouncers in accordance with law;
b/ Citizen reception agencies, organizations and officers shall show proper attitude toward, respect for, listen to, give explanations and instructions for citizens to exercise the right to make complaints, denunciations, petitions and reports in accordance with law;
Citizen reception officers may neither trouble, harass nor obstruct persons making complaints, denunciations, petitions or reports, nor discriminate citizens when receiving them.
Article 17. Coordination in handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter
1. Citizen reception boards at all levels shall closely coordinate with agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices, related agencies, organizations and units and state inspection agencies at all levels in handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter.
2. Agencies and organizations participating in regular citizen reception at citizen reception offices and state inspection agencies at all levels shall closely coordinate with citizen reception boards in handling cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter.
3. Related agencies and organizations shall closely coordinate with citizen reception boards in receiving citizens, provide related information and documents, settle cases and matters within their competence, mobilize, persuade and take measures for citizens to return to their localities, and take other measures to handle cases involving many people making complaints, denunciations, petitions or reports on the same matter.
Chapter V
CONDITIONS FOR CITIZEN RECEPTION ACTIVITIES
Article 18. Conditions for citizen reception activities
1. Heads of agencies, organizations and units shall assign cadres who are responsible and professionally and morally qualified to receive citizens according to practical demand; arrange convenient offices and places for citizen reception, ensure physical foundations and other conditions to serve citizen reception work; and properly implement preferential treatment policies and regimes for citizen reception officers.
2. The State shall ensure funds for citizen reception activities of agencies, organizations and units. The estimation, use and settlement of funds for citizen reception activities must comply with law.
3. The Government Inspectorate of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, developing a national database on citizen reception and settlement of complaints, denunciations, petitions and reports for connection nationwide.
Ministries, sectors and People’s Committees at all levels shall develop databases on citizen reception and settlement of complaints, denunciations, petitions and reports within their agencies and localities for connection to the database of the Government Inspectorate of Vietnam.
4. The Ministry of Public Security and public security agencies at all levels shall ensure security, order and safety for citizen reception officers at citizen reception offices at all levels.
Article 19. Policies and regimes for citizen reception officers
1. Citizen reception officers are entitled to the following regimes and policies:
a/ Allowances prescribed in this Decree;
b/ Training in professional knowledge in citizen reception.
Heads of agencies, organizations and units responsible for receiving citizens shall decide on professional training for their citizen reception officers under the guidance of the Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam;
c/ Officers regularly receiving citizens at citizen reception offices are entitled to the regime on outfit for citizen reception.
The Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam shall provide the design and quota of outfit for officers regularly receiving citizens after consulting the Ministry of Finance.
2. Persons who are transferred or assigned to receive citizens or serve the work of citizen reception and settlement of written complaints, denunciations, petitions and reports are entitled to the allowance regime prescribed in this Decree.
Article 20. Scope of application of the allowance regime to persons receiving citizens and processing written complaints, denunciations, petitions and reports
The allowance regime applies to persons receiving citizens and processing written complaints, denunciations, petitions and reports at citizen reception offices and places:
1. Central citizen reception offices; citizen reception places of ministries, ministerial- level agencies, general departments and equivalent organizations; departments; organizations of ministries and ministerial-level agencies; the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, the State Audit Office; the Vietnam Fatherland Front Central Committee; and central agencies of socio-political organizations.
2. Provincial-level citizen reception offices; citizen reception places of specialized agencies of provincial-level People’s Committees; agencies under specialized agencies of provincial-level People’s Committees; provincial-level People’s Procuracies, provincial-level People’s Courts; provincial-level Fatherland Front Committees; and agencies of provincial- level socio-political organizations.
3. District-level citizen reception offices; citizen reception places of specialized agencies of district-level People’s Committees; district-level People’s Procuracies, district-level People’s Courts; district-level Fatherland Front Committees; and agencies of district-level socio-political organizations.
4. Commune-level citizen reception places.
5. Citizen reception places at government-attached agencies and units of government- attached agencies; and public non-business units.
Article 21. Beneficiaries of the allowance regime upon citizen reception and settlement of written complaints, denunciations, petitions and reports
1. Cadres and civil servants of the agencies, organizations and units specified in Article 20 of this Decree who are assigned by competent authorities to receive citizens and process written complaints, denunciations, petitions and reports at citizen reception offices or places.
2. Heads and deputy heads of agencies, organizations and units responsible for receiving citizens regularly or irregularly; cadres and civil servants appointed by competent authorities to receive citizens and process written complaints, denunciations, petitions and reports at citizen reception offices or places.
3. Cadres and civil servants; officers, noncommissioned officers, soldiers, professional servicemen and defense staff in the armed forces; guards, health and transport workers who are assigned by competent authorities to collaborate in receiving citizens, maintaining security and order or ensuring medical care at citizen reception offices or places.
4. Heads and deputy heads of agencies, organizations and units and cadres and civil servants assigned by competent authorities to be specialized in processing written complaints, denunciations, petitions and reports.
Article 22. Principles of application and levels of allowance
1. The allowance regime shall be calculated based on workdays for cadres and civil servants assigned to receive citizens and process written complaints, denunciations, petitions and reports at citizen reception offices or places.
2. For other persons, the allowance regime shall be calculated based the actual workdays of cadres and civil servants assigned to receive citizens and process written complaints, denunciations, petitions and reports.
3. The Inspector General of the Government Inspectorate of Vietnam and the Minister of Finance shall provide the levels of allowance for persons receiving citizens and processing written complaints, denunciations, petitions and reports; and the management, use, payment and settlement of allowances.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 23. Effect
This Decree takes effect on August 15, 2014.
Provisions on citizen reception of Chapter V of the Government’s Decree No. 75/2012/ND-CP of October 3, 2012, detailing a number of articles of the Law on Complaints, and Decree No. 89/CP of August 7, 1997, promulgating the Regulation on organization of citizen reception, cease to be effective on the effective date of this Decree.
Article 24. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, agencies, organizations and units shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |