Chương 4 Luật khiếu nại 2011: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỉ luật cán bộ, công chức
Số hiệu: | 02/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau đây:
1. Trực tiếp hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại, xem xét nội dung khiếu nại. Nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp nội dung khiếu nại chưa được xác định rõ thì tự mình hoặc giao người có trách nhiệm xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Sau khi có kết quả xác minh nội dung khiếu nại thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại.
Thành phần tham gia đối thoại bao gồm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ trì, người khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan.
2. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại;
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
k) Quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:
1. Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.
2. Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
3. Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm:
a) Người khiếu nại;
b) Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
c) Người bị khiếu nại.
4. Nội dung đối thoại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có những nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh;
đ) Kết quả đối thoại;
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người bị kỷ luật và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
h) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi cho Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
3. Trường hợp công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chapter 4
COMPLAINTS AND THEIR SETTLEMENT ABOUT DISCIPLINARY DECISIONS AGAINST CADRES OR CIVIL SERVANTS
Article 47. Complaints about disciplinary decisions
Complaint about a disciplinary decision means that a cadre or civil servant requests, according to the procedures specified in this Law, a competent agency, organization or person to review a disciplinary decision against him/her when having a ground to believe that such decision is unlawful or directly infringes upon his/her rights and lawful interests.
Article 48. Statute of limitations for complaints
The statute of limitations for a first-time complaint is 15 days after a cadre or civil servant receives a disciplinary decision against him/her.
The statute of limitations for a second-time complaint is 10 days after a cadre or civil servant receives a first-time complaint settlement decision; for a disciplinary decision of dismissal, the statute of limitations for a second-time complaint is 30 days after a cadre or civil servant receives a first-time complaint settlement decision.
In case a complainant fails to exercise the right to complain within the statute of limitations due to illness, natural disaster, enemy sabotage, working mission or study in a distant place or another objective obstacle, the period during which such obstacle exists is not counted into the statute of limitations for complaint.
Article 49. Form of complaint
Complaints must be made in writing. A written complaint must clearly state the date of complaint; full name and address of the complainant; complaint contents and reason, and requests of the complainant, included signature of the complainant. First-time complaints must be sent to persons who have issued disciplinary decisions. Second-time complaints shall be sent to agencies competent to settle second-time complaints.
Article 50. Time limits for complaint acceptance and settlement
The time limits for acceptance and settlement of first-time and second-time complaints are as follows:
Within 10 days after receiving a written complaint, a person competent to complaint settlement must accept it for settlement and notify such to the complainant.
The time limit for settlement of a complaint does not exceed 30 days after the date of acceptance. For complicated cases, this time limit may be prolonged but not exceed 45 days after the date of acceptance.
Article 51. Complaint-settling competence
1. Heads of agencies or organizations competent to manage cadres or civil servants according to decentralization are competent to settle first-time complaints about disciplinary decisions they have issued.
2. Heads of immediate superior agencies or organizations of agencies or organizations managing cadres or civil servants are competent to settle complaints which are further complained.
3. The Minister of Home Affairs is competent to settle complaints which have been settled for the first time by Ministers, heads of Ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies or chairpersons of provincial-level People's Committees but still be complained or remain unsettled upon the expiration of the settlement time limit of the first-time complaints.
Article 52. Verification of complaint contents
In the course of settlement of a complaint, a person competent to complaint settlement has the following duties:
1. Personally review the complained disciplinary decision against a cadre or civil servant and consider complaint contents, or assign a responsible person to do so. If finding complaint contents clear, request the cadre and civil servant disciplining council for consideration and proposal to a competent person for settlement.
2. In case complaint contents are unclear, personally verify and make conclusions on complaint contents or assign a responsible person to do so. Persons responsible for verification have the rights and obligations as prescribed in clause 3, Article 29 of this Law.
The verification of complaint contents must be recorded in writing and reported to the person competent to complaint settlement. After obtaining results of verification of complaint contents, he/she shall request the cadre and civil servant disciplining council for consideration and proposal to a competent person for the complaint settlement.
Article 53. Organization of dialogs
1. A person competent to complaint settlement must organize a dialog with the complainant, before issuing a complaint settlement decision.
Dialog participants include the person competent to complaint settlement who presides over the dialog, the complainant, the person responsible for verification and other relevant persons.
2. During the dialog, the complaint settler must clearly state contents subject to the dialog, results of verification of complaint contents; dialog participants have right to present their opinions and show evidences relating to the complaint and their requests.
3. The dialog must be recorded in a minutes which clearly states opinions of participants and results of the dialog and have the signatures of participants. In case a dialog participant refuses to sign the minutes, the reason for refusal must be clearly recorded. This minutes shall be kept in the complaint settlement dossier.
4. Dialog results serve as a basis for complaint settlement.
Article 54. First-time complaint settlement decisions
1. First-time complaint settlers must issue written complaint settlement decisions. A complaint settlement decision must have the following contents:
a/ Date of issuing decision;
b/ Names and addresses of the complainant and the complained subject;
c/ Complaint contents;
d/ Results of verification of complaint contents;
dd/ Results of the dialog;
e/ Legal ground(s) for complaint settlement;
g/ Conclusion that complaint contents are correct, partially correct or wholly wrong;
h/ Upholding, modification, supplementation or cancellation of part or the whole of the complained disciplinary decision;
i/ Payment of compensations for persons suffered damages (if any);
k/ The right to make a second-time complaint or the right to institute an administrative case at court against the disciplinary decision of dismissal.
2. First-time complaint settlement decisions must be sent to complainants and concerned agencies and organizations.
Article 55. Settlement of second-time complaints
A person competent to settle a second-time complaint has the following duties:
1. Request the person issuing the complained disciplinary decision against a cadre or civil servant to report on consideration of disciplining and settlement of the complaint of the disciplined person:
2. Personally verify and make conclusions on complaint contents or assign a person responsible for verification to do so. The verification of complaint contents must be recorded in writing and reported to the person competent to complaint settlement;
3. Assume the prime responsibility for organizing a dialog with the complainant. Dialog participants include:
a/ The complainant;
b/ The person responsible for verification of complaint contents;
c/ The complained subject.
4. Dialog contents comply with clause 2 and clause 3, Article 53 of this Law.
Article 56. Second-time complaint settlement decisions
1. A second-time complaint settlement decision must have the following content:
a/ Date of issuing decision;
b/ Names and addresses of the complainant and the complained subject;
c/ Complaint contents;
d/ Results of verification;
dd/ Results of the dialog;
e/ Legal ground(s) for complaint settlement;
g/ Conclusions on each specific matter in the complaint of the disciplined person and the settlement of the first-time complaint settler;
h/ Payment of compensations for persons suffered damage (if any);
il The right to institute an administrative case at court against the disciplinary decision of dismissal.
2. A second-time complaint settlement decision must be sent to the complainant, first-time complaint settler and persons with related rights and obligations within 07 days after issuance day.
Second-time complaint settlement decisions of Ministers, heads of Ministerial-level agencies or Government-attached agencies, or chairpersons of provincial-level People's Committees must be sent to the Government Inspector General and the Minister of Home Affairs.
Article 57. Effect of complaint settlement decisions, institution of administrative cases
1. Legally effective decisions on settlement of complaints about disciplinary decisions against cadres or civil servants include:
a/ First-lime complaint settlement decisions, which become legally effective after 30 days from they are issued, provided complainants do not make second-time complaints;
b/ Second-time complaints settlement decisions, which become legally effective after 30 days from they are issued.
2. A legally effective complaint settlement decision is effective for immediate execution.
3. In case a civil servant holding the post of general department director or equivalent or a lower post is disciplined and forced for dismissal but disagrees with the decision on settlement of the complaint about the disciplinary decision of dismissal or his/her complaint remains unsettled though past the time limit for first-time or second-time complaint settlement as prescribed in Article 50 of this Law, he/she may institute an administrative case at court under the Law on Administrative Procedures.
Article 58. Execution of legally effective decisions on settlement of complaints about disciplinary decisions against cadres or civil servants
1. When a decision on settlement of a complaint about a disciplinary decision against a cadre or civil servant takes legal effect, the head of the agency, organization or unit where such cadre or civil servant works shall publicly notify such decision to all of its cadres and civil servants; apply measures according to his/her competence or coordinate with related agencies and organizations in executing such complaint settlement decision; and pay compensations in accordance with law.
2. The Government shall detail this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Điều 35. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
Điều 36. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 38. Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
Điều 39. Tổ chức đối thoại lần hai
Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Điều 46. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 56. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 57. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính
Điều 4. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Điều 29. Xác minh nội dung khiếu nại
Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Điều 34. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
Điều 40. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 41. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Điều 43. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Điều 50. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại
Điều 52. Xác minh nội dung khiếu nại