Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại
Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011.
Theo đó, hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Ngoài ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vi phạm một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại đủ điều kiện thụ lý.
- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
1. Nghị định này quy định chi tiết các điều khoản sau đây của Luật Khiếu nại:
a) Khoản 2 Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Khoản 4 Điều 8 về nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung;
c) Khoản 3 Điều 41 về công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Khoản 4 Điều 46 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
đ) Khoản 2 Điều 58 về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật.
2. Quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Hình thức khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ việc khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem xét thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.
2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người khiếu nại thì cử không quá 02 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 11 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người đại diện.
1. Việc cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 8 của Luật Khiếu nại và được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ, tên, địa chỉ của đại diện người khiếu nại;
c) Nội dung, phạm vi được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đại diện của mình.
1. Khi phát sinh việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại;
b) Chỉ đạo Công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi có nhiều người khiếu nại tập trung;
c) Thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại đúng quy định của pháp luật.
2. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật khiếu nại; nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp huyện nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp huyện chuyển đến.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp tỉnh chuyển đến.
3. Thủ trưởng cơ quan Công an quản lý địa bàn, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên quan và người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tiếp những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân Trung ương chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại có trách nhiệm:
a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Ban tiếp công dân Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan thuộc quyền quản lý giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.
4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người khiếu nại tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan Thanh tra các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm, hỗ trợ, phối hợp với Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban tiếp công dân Trung ương tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung khi được yêu cầu.
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật Khiếu nại và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và Nghị định này.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
2. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi cho người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện.
Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này. Thông báo việc không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
2. Nội dung kiểm tra lại bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
b) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
c) Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
d) Trình tự, thủ tục ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
3. Sau khi kiểm tra lại, nếu thấy khiếu nại là đúng thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Nếu thấy chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại có căn cứ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ người thực hiện xác minh, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện xác minh, thời gian, nội dung xác minh. Quyết định xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại.
2. Nội dung làm việc được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Trường hợp người khiếu nại không hợp tác, không làm việc, không ký vào biên bản làm việc thì biên bản được lấy chữ ký của người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại,
3. Nội dung làm việc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Văn bản yêu cầu thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng thì lập biên bản làm việc. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp phải lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận được thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại.
2. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.
2. Người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có thể đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định. Khi xét thấy đề nghị của người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có cơ sở thì người giải quyết khiếu nại quyết định trưng cầu giám định.
Quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định, thông tin, tài liệu cần giám định, nội dung yêu cầu giám định, thời hạn có kết luận giám định.
Văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức giám định thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.
Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ. Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thực hiện theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người được giao nhiệm vụ xác minh phải báo cáo trung thực, khách quan kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng văn bản với người giải quyết khiếu nại.
2. Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại gồm các nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 29 của Luật Khiếu nại. Trong báo cáo phải thể hiện rõ thông tin về người khiếu nại, người bị khiếu nại, quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh; kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; kiến nghị giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; kiến nghị về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Báo cáo kết quả xác minh thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.
3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia (ghi rõ người dự và người vắng mặt; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ có lý do hoặc không có lý do), nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại được thực hiện theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 40 của Luật Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh nội dung khiếu nại; nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
c) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Mẫu số 15, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại:
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần hai, người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi cho Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác
Thành phần tham dự gồm: người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện thực hiện việc khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày.
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên tục. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.
Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại; tập hợp những thông tin, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, kết quả xác minh, kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại.
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Văn bản chỉ đạo nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thi hành; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nội dung, thời hạn phải thực hiện; việc báo cáo kết quả thực hiện với người giải quyết khiếu nại.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
1. Căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người bị khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
a) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính thì người bị khiếu nại phải ban hành quyết định mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính bị khiếu nại; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
b) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính đó. Trường hợp người khiếu nại không chấp hành thì người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế người khiếu nại thi hành quyết định hành chính đó. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền cưỡng chế phải xây dựng phương án tổ chức cưỡng chế đảm bảo hiệu quả, khả thi; chú trọng việc vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định hành chính trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, tham gia quá trình cưỡng chế.
c) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật thì người bị khiếu nại phải chấm dứt hành vi hành chính đó.
2. Người bị khiếu nại có trách nhiệm báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành quyết định hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Nghị định này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các biện pháp để thi hành quyết định hành chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có hành vi cố ý báo cáo sai lệch kết quả xác minh nội dung khiếu nại dẫn đến quyết định giải quyết khiếu nại sai gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người. Trường hợp người được giao nhiệm vụ xác minh không có chức vụ thì áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Bao che, dung túng, không xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm mà không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi có hành vi cố ý không tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Việc giải quyết đối với khiếu nại trong doanh nghiệp nhà nước và khiếu nại của người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật về khiếu nại có liên quan.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Phụ lục
(Kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Đơn khiếu nại |
Mẫu số 02 |
Giấy ủy quyền khiếu nại |
Mẫu số 03 |
Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 04 |
Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 05 |
Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 06 |
Biên bản làm việc về xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 07 |
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 08 |
Biên bản giao nhận về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 09 |
Quyết định về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 10 |
Văn bản đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 11 |
Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại |
Mẫu số 12 |
Quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại |
Mẫu số 13 |
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 14 |
Biên bản đối thoại với người khiếu nại |
Mẫu số 15 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu |
Mẫu số 16 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần hai |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: (1)
Họ và tên người khiếu nại:.......................................................................... ;
Địa chỉ:.................................................................................................... (2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân............... , ngày cấp............. , nơi cấp:...............................(3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:........................................ ;
Địa chỉ:.................................................................................................... (4);
Khiếu nại về việc:................................................................................... (5);
Nội dung khiếu nại:................................................................................. (6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).
|
NGƯỜI KHIẾU NẠI |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
GIẤY ỦY QUYỀN KHIẾU NẠI
Họ và tên người khiếu nại:..........................................................................;
Địa chỉ: ........................................................................................................;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân......, ngày cấp........, nơi cấp: ..........
Họ và tên người được ủy quyền khiếu nại....................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân......................................................, ngày cấp......................................... nơi cấp:.................................................
Nội dung ủy quyền khiếu nại: ..........................................................................(1)
(Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền).
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
NGƯỜI ỦY QUYỀN |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN(2)
(Chức danh, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Ủy quyền toàn bộ hay ủy quyền một số nội dung khiếu nại (trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền khiếu nại).
(2) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công chứng.
Mẫu số 03
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../TB-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
THÔNG BÁO
Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại...(3)
Kính gửi: (4)
Ngày... tháng... năm...,...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại của........(4)...........:
Địa chỉ:...................................................................................................... ;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân................................... .........., ngày cấp........., nơi cấp:...............................(5);
Khiếu nại về việc.................................................................................... (6).
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại của...(4)..., căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại,...(2)... nhận thấy đơn khiếu nại của...(4)... đủ điều kiện thụ lý.
Vậy thông báo để...(4)... được biết./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.
(3) Lần giải quyết khiếu nại: "lần đầu" hoặc "lần hai".
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(6) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 04
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../TB-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
THÔNG BÁO
Về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại
Kính gửi: (3)
Ngày... tháng... năm...,...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại của......................(3)
Địa chỉ:...................................................................................................... .
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân ......................................, ngày cấp,........... nơi cấp:.........................................................................(4)
Khiếu nại về việc......................................................................................(5)
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ Điều 11 của Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011, cơ quan chức năng nhận thấy, đơn khiếu nại của...(3)... không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì lý do sau đây:...(6)
Vậy thông báo để... (3)... được biết./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(6) Lý do của việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 05
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../QĐ-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xác minh nội dung khiếu nại
................................ (3)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.................................................................................................... (4);
Căn cứ.................................................................................................... (5);
Theo đề nghị của.................................................................................... (6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của.......(7)...... về việc......... (8)........ Thời gian xác minh là.... ngày.
Điều 2. Thành lập Đoàn (hoặc Tổ) xác minh gồm:
1. Ông (bà)...................... chức vụ......................................... Trưởng Đoàn (Tổ trưởng).
2. Ông (bà)...................... chức vụ........................... Phó trưởng Đoàn (Tổ phó) (nếu có).
3. Ông (bà)......................... chức vụ................................................. Thành viên.
Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ xác minh làm rõ nội dung khiếu nại được nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Trưởng Đoàn (Tổ trưởng), Thành viên xác minh thực hiện quyền, nghĩa vụ của người có trách nhiệm xác minh theo quy định của Luật Khiếu nại và quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3....(9)...; những người có tên tại Điều 2 và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đề xuất việc xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).
(7) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(8) Nội dung được giao xác minh.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Mẫu số 06
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Về xác minh nội dung khiếu nại
Vào hồi... giờ... ngày... tháng... năm , tại............................................(3);
Chúng tôi gồm:
1. Người được giao nhiệm vụ xác minh (người xác minh):......................(4)
2. Người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh:...................(5)
3. Nội dung làm việc:................................................................................(6)
4. Kết quả làm việc:..................................................................................(7)
5. Những nội dung khác có liên quan:......................................................(8)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi... giờ... phút ngày... tháng... năm......
Biên bản này đã được đọc cho những người làm việc cùng nghe, mọi người nhất trí với nội dung biên bản và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành... bản mỗi bên giữ 01 bản./.
NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI |
NGƯỜI XÁC MINH |
Ghi chú:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh hoặc trực tiếp tiến hành xác minh.
(2) Đoàn (Tổ) xác minh được thành lập (nếu có).
(3) Địa điểm làm việc.
(4) Họ tên, chức danh của người được giao nhiệm vụ xác minh.
(5) Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh như: người khiếu nại, người bị khiếu nại, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
(6) Các nội dung làm việc cụ thể.
(7) Kết quả làm việc đã đạt được, những nội dung đã thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đề xuất, kiến nghị của các bên tham gia buổi làm việc.
(8) Những nội dung khác chưa được thể hiện ở (6), (7).
(9) Chữ ký (ghi rõ họ tên) hoặc điểm chỉ của những người cùng làm việc. Trong trường hợp có người không ký thì trong biên bản phải ghi rõ và đề nghị người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương ký vào biên bản.
Mẫu số 07
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../... |
......, ngày... tháng... năm..... |
Kính gửi: (3) .......
Ngày... tháng... năm............................. , cơ quan chức năng đã thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của...(4)... đối với....(5)
Theo quy định của pháp luật và để phục vụ việc giải quyết khiếu nại,...(2)... đề nghị...(3)...cung cấp cho...(2)... những thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây: .............(6) Đề nghị...(3)... chuẩn bị đầy đủ những thông tin, tài liệu, bằng chứng nêu trên và gửi cho...(2)... trước ngày... tháng... năm...............................
Địa chỉ (hoặc tên người) nhận:............................................................. ...(7)
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(3) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
(6) Các yêu cầu đối với thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị cung cấp.
(7) Địa chỉ nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng hoặc người được giao tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
Mẫu số 08
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...(3)... |
|
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
Vào hồi... giờ... ngày... tháng... năm , tại.............................................(4)
Bên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng:.................................................(5)
Bên giao thông tin, tài liệu, bằng chứng:..................................................(6)
Đã giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây: (7)
1....................................................................................................................
2....................................................................................................................
3....................................................................................................................
Biên bản giao nhận này được lập thành... bản, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN GIAO |
BÊN NHẬN |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(3) Ghi số trong trường hợp Biên bản giao nhận được quản lý, theo dõi bằng số văn bản.
(4) Địa điểm giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(5) Họ tên, chức danh, cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác của người nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(6) Họ tên, chức danh, cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác hoặc địa chỉ của người giao thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(7) Loại thông tin, vật mang tin, tên, số trang, tình trạng tài liệu, bằng chứng.
Mẫu số 09
(1)................................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../QĐ-...(3) |
......, ngày... tháng... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
(4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.................................................................................................... (5);
Xét đề nghị của........................ (6).... về việc trưng cầu giám định.................. (7);
Xét.......................................................................................................... (8).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu...(9)... thực hiện việc giám định đối với............................(7).
Điều 2. Kinh phí trưng cầu giám định (nếu phải chi trả) do... (2)... chi trả theo quy định.
Điều 3. Các ông (bà)...(6), (9)... và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(4) Người giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh hoặc người khiếu nại đề nghị trưng cầu giám định.
(7) Đối tượng, nội dung giám định.
(8) Lý do của việc trưng cầu giám định.
(9) Cơ quan, tổ chức thực hiện việc giám định.
Mẫu số 10
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../... |
......, ngày... tháng... năm..... |
Kính gửi: (3)
Để có cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại bảo đảm chính xác, khách quan; ngày...tháng...năm......., (4)... đã có Quyết định số.......................... về việc trưng cầu giám định các thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây:
........................................................................................................................... (5)
Vậy đề nghị...(3)... tiến hành giám định và gửi kết quả cho...(2)... trước ngày...tháng... năm ……...(2)... cử ông (bà)...(6)... trực tiếp bàn giao thông tin, tài liệu, bằng chứng và nhận kết quả giám định.
Kinh phí giám định (nếu phải chi trả) do...(4)... chi trả theo quy định.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trưng cầu giám định.
(3) Tên cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định.
(4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(5) Thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị giám định và nội dung cần giám định.
(6) Họ tên, chức vụ, chức danh của người được cử bàn giao thông tin, tài liệu, bằng chứng và tiếp nhận kết quả giám định.
(7) Đơn vị, bộ phận quản lý tài chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị trưng cầu giám định.
Mẫu số 11
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../QĐ-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
..............(3).............
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.................................................................................................... (4);
Theo đề nghị của... (5)... (tại Văn bản số... ngày... tháng... năm... (nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định........................................ (6)
Lý do tạm đình chỉ:.................................................................................. (7)
......................................................................................................................
Thời gian tạm đình chỉ kể từ... giờ... ngày... tháng... năm... đến khi có quyết định hủy bỏ Quyết định này.
Điều 2....(8)..., ...(9)... và...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất, kiến nghị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(6) Ghi rõ tên, số, ngày tháng năm, người ký quyết định hành chính bị tạm đình chỉ việc thi hành.
(7) Lý do, căn cứ ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ban hành quyết định hành chính bị tạm đình chỉ thi hành.
(9) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định tạm đình chỉ.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 12
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../QĐ-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
(3)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.................................................................................................... (4);
Theo đề nghị của...(5)...(tại Văn bản số... ngày... tháng... năm... (nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại số... ngày... tháng... năm... của........................................................................................................... (6)
Lý do của việc hủy bỏ:............................................................................. (7)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3....(8)..., ...(9)... và...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất, kiến nghị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành Quyết định hành chính bị khiếu nại.
(6) Người có thẩm quyền ký quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(7) Nêu rõ lý do, căn cứ của việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Chức danh của người ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 13
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.../BC-... |
......, ngày... tháng... năm..... |
BÁO CÁO
Kết quả xác minh nội dung khiếu nại
Kính gửi: (3)
Thực hiện Quyết định số......................................................................... (4)
Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...................................... ,...(5)... đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của....(6).... đối với....(7) ...................................
Căn cứ vào thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với các cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan,...(5)... báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:
1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có):
......................................................................................................................
2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh:
......................................................................................................................
3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần:
......................................................................................................................
4. Kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại:
......................................................................................................................Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính trình...(3)... xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Đoàn (Tổ) báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Người giao nhiệm vụ xác minh.
(4) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh hoặc quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, Đoàn (Tổ) hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(7) Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Mẫu số 14
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI KHIẾU NẠI
Vào hồi... giờ..., ngày... tháng... năm.................................... , tại............................. (3)
I. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại, người được phân công chủ trì đối thoại:
Ông (bà)......................................... chức.. vụ............... ................., cơ quan (tổ chức, đơn vị)
2. Người ghi biên bản:
Ông (bà)........................ chức vụ................................, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại):.............(4)
Ông (bà).................. chức vụ .................................................., cơ quan (tổ chức)
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi cấp...... (5)
Địa chỉ:.....................................................................................................
(Trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ trong biên bản người khiếu nại vắng mặt có lý do hoặc không có lý do).
4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại của người bị khiếu nại (nếu có)):
Ông (bà).................. chức vụ ......................................, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Ông (bà).......................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi cấp... (5)
Địa chỉ:..........................................................................................................
6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):
Ông (bà).....................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................
II. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công chủ trì đối thoại nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại:......................................................................................
2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối thoại..............................................................................................................
III. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:
Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).
Buổi đối thoại kết thúc hồi... giờ... ngày... tháng... năm................................
Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối thoại nghe và ký xác nhận (trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do).
Biên bàn được lập thành.... bản; người giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh, người khiếu nại, người bị khiếu nại - mỗi người được nhận 01 bản./.
NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI |
NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI |
NGƯỜI KHIẾU NẠI |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN |
NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.
(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.
(4) Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại).
(5) Nếu không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
Mẫu số 15
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:..../QĐ-.... |
......, ngày.... tháng.... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết khiếu nại của...(3)...
(lần đầu)
(4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ................................................................................................... (5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày... tháng.... năm............................... của.......... (3)... (địa chỉ:.................).
Theo báo cáo của......................... (6)....... tại Văn bản số.... ngày... tháng... năm ………. về việc giải quyết khiếu nại của...(3)... với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
................................................................................................................. (7)
II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
............................................. ................................................................... (8)
III. Kết quả đối thoại (nếu có):
................................................................................................................ (9)
IV. Kết luận
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại)............).
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.................................................................................................................. (10)
Điều 2.................................................................................................................. (11)
Điều 3. Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)... không đồng ý với giải quyết khiếu nại của...(2)... thì...(3)... có quyền khiếu nại đến...(12)... hoặc khởi kiện...(2)... tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 4. Các ông (bà)...(13)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.
(9) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính; tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính đã bị khiếu nại.
(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.
(12) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(16) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 16
..............(1)............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:..../QĐ-.... |
......, ngày.... tháng.... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết khiếu nại...(3)...
(lần hai)
(4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.................................................................................................... (5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày... tháng.... năm... của................................... (3)..... (địa chỉ:...................).
Theo báo cáo của....................... (6)....... tại Văn bản số.... ngày... tháng... năm ………….. về việc giải quyết khiếu nại của...(3)... với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
................................................................................................................. (7)
II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:
................................................................................................................. (8)
III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
................................................................................................................. (9)
IV. Kết quả đối thoại:
............................................................................................................... (10)
V. Kết luận:
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại)………..)
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
(Nội dung Điều này áp dụng tùy theo các trường hợp sau đây:
1. Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi:
- Yêu cầu người ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số... ngày... tháng... năm... bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);
- Yêu cầu người thực hiện hành vi hành chính chấm dứt hành vi hành chính - trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính.
2. Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi rõ:
- Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính đã bị khiếu nại...................................)
Điều 2.
(Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).............)
Điều 3. Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)... không đồng ý với giải quyết khiếu nại của...(2)... thì...(3)... có quyền khởi kiện...(2)... tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 4. Các ông (bà)...(11)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỨC DANH |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.
(9) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.
(10) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(11) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,...
(12) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(13) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 124/2020/ND-CP |
Hanoi, October 19, 2020 |
DECREE
ON GUIDELINES FOR CERTAIN ARTICLES AND IMPLEMENTATION OF THE LAW ON COMPLAINTS
Pursuant to the Law on Organization of Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Complaints dated November 11, 2011;
At the request of the Inspector-General;
The Government promulgates a Decree on guidelines for certain articles and implementation of the Law on Complaints.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Decree elaborates the following clauses and articles of the Law on Complaints:
a) Clause 2 Article 3 concerning complaints and handling of complaints in public sector entities;
b) Clause 4 Article 8 concerning complaints by multiple complainants;
c) Clause 3 Article 41 concerning disclosure of complaint-handling decision;
d) Clause 4 Article 46 concerning enforcement of legally-effective complaint-handling decision;
dd) Clause 2 Article 58 concerning enforcement of legally-effective decision on handling of complaint against disciplinary decision against official.
2. Regulations on certain measures for implementation of the Law on Complaints: forms of complaint; second complaint; representative of complainant; complaint-handling procedures; violations in complaint-handling; handling of wrongdoing.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens; foreign agencies, organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) in Vietnam with respect to complaints against administrative decisions or actions; unless otherwise prescribed by international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Chapter II
COMPLAINTS, DESIGNATION OF COMPLAINANT’S REPRESENTATIVE AND RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES IN COOPERATION IN HANDLING COMPLAINTS BY MULTIPLE COMPLAINANTS
Section 1. COMPLAINTS, DESIGNATION OF COMPLAINANT’S REPRESENTATIVE
Article 3. Forms of complaint
1. Forms of complaint are specified in clause 1, clause 2 Article 8 of the Law on Complaints. The complaint is made in accordance with Form No. 01 hereto appended.
2. Where a complainant makes a complaint in person, the recipient of complaint shall guide the complainant to write a complaint or the recipient records the grievance in writing using Form No. 01 hereto appended.
Article 4. Second complaint
1. Within 30 days after expiry of complaint-handling time limit as specified in Article 28 of the Law on Complaints, if the first complaint remains unresolved or the complainant, after receiving the decision on first complaint handling, does not feel the complaint has been settled to his/her satisfaction, he/she may file the second complaint to the second complaint-handling person; regarding remote and isolated areas, the time limit may extend but not longer than 45 days.
If making the second complaint, the complainant shall file the second complaint together with the decision on first complaint handling, and supporting documents to the second complaint-handling person.
2. Upon expiry of the given time limit, if the first complaint remains unresolved, the complainant may file the second complaint with the second complaint-handling person, stating reasons and enclosing supporting documents of the complaint. The second complaint-handling person shall accept the complaint and proceed the procedures for handling of second complaint. The decision made by this person in this case is the decision on second complaint handling.
3. The second complaint-handling person shall take actions against the first complaint-handling person if finding any violation of law.
Article 5. Representative of complainant
1. The complainant may, on their own or authorizing a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity, file a complaint. If the complainant is a minor or legally incapacitated person, his/her legal representative shall file a complaint. The representative shall be determined as per civil law.
2. Corporate shall file a complaint through their legal representatives. The representative of the corporate may authorize a lawyer or another person with full legal capacity to file a complaint.
3. The authorization mentioned in clause 1, clause 2 of this Article must be made in writing and certified or notarized. The principal (in the letter of authorization) may authorize the complaining right to one or more authorized people with respect to varied contents of authorization but may not authorize the same content of authorization to multiple authorized people. The letter of authorization is made in accordance with Form No. 02 hereto appended.
4. If the complainant, while pursuing the complaint, dies with an heir of his/her rights and obligations as per the law, the heir may have the complaining right; the heir, upon filing the complaint, has to provide proof of right of inheritance for the complaint-handling bodies. The complainant may, on their own or authorizing a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity, file a complaint. In case of multiple heirs, they may authorize another heir, a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity to file a complaint.
Article 6. Designation of spokepersons in a complaint by multiple complainants
1. In a complaint by multiple complainants, spokeperson(s) must be designated. The spokeperson must be the complainant.
2. The spokeperson shall be designated as follows:
a) In case of 5 to 10 complainants, up to 2 spokepersons shall be designated;
b) In case of 11 complainants or more, additional spokepersons may be designated but no more than 5 spokepersons.
Article 7. Letter of designation of spokeperson
1. The spokeperson shall be designated as prescribed in point a, point b clause 4 Article 8 of the Law on Complaints and made in writing.
2. A letter of designation of spokeperson must at least contain:
a) Date;
b) Full name, address of spokeperson;
c) Content and scope of authorization;
d) Signatures or fingerprints of complainants;
dd) Others (if any).
3. The spokeperson must take legal responsibility for his/her authorization.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES IN COOPERATION IN HANDLING COMPLAINTS BY MULTIPLE COMPLAINANTS
Article 8. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in commune
1. In case of a complaint by multiple complainants in commune, ward, or town (hereinafter referred to as commune), the President of People’s Committee of commune shall:
a) Designate an officer to listen to representation of the spokepersons of the complainants. In case of a delicate complaint, the President of People’s Committee of commune shall take charge and cooperate with Fatherland Front and relevant socio-political organizations to listen to the representation of the spokepersons of the complainants.
b) Direct the commune police to keep public security at the place where multiple complainants gather;
c) Persuade and guide the complainants to make the complaint as per the law.
2. The chief of commune police shall take charge and cooperate with security staff and civil defense forces in keeping public security at the place where multiple complainants gather; and take actions against violations as per the law.
3. The President of People’s Committee of commune, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the President shall guide the complainants to the competent authority.
Article 9. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in district
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaining matter as per complaining law; if the complaining matter does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of district where the complainants gather shall:
a) Take charge or advise the People’s Committee of suburban district, urban district, district-level town, or provincial-affiliated city (hereinafter referred to as district) to work with the spokepersons of the complainants.
b) When necessary, request the President of People’s Committee of commune where the complaining matter arises and relevant organizations to provide information and documents related to the complaining matter or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants.
c) Supervise and urge the President of People’s Committee of commune to handle the complaint referred by the citizen reception board of district.
3. The President of People’s Committee of district shall personally or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants to listen to the complaint details; and follow the complaint-handling procedures as per the law.
4. The chief of district police shall keep the public security and deal with violations of law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter; and work with the spokepersons of the complainants at the request of the complaint-handling person.
Article 10. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in province
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of province shall:
a) Take charge or advise the People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) to work with the spokepersons of the complainants;
b) When necessary, request the President of People’s Committee of district where the complaining matter arises or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants;
c) Request relevant entities to provide information and documents related to the complaining matter and work with the spokepersons of the complainants;
d) Supervise and urge the President of People’s Committee of district to handle the complaint referred by the citizen reception board of province.
3. The chief of province police, director of provincial police department shall keep the public security and deal with violations of law.
4. The President of People’s Committee of province shall personally or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants to listen to the complaint details; and follow the complaint-handling procedures as per the law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter; and work with the spokepersons of the complainants at the request of the complaint-handling person.
Article 11. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants to central agencies
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of central agencies shall:
a) Take charge and cooperate with the representative of central agency and competent person of the People's Committee of province where the complaining matter arises in working with the complainants;
b) When necessary, request the President of People’s Committee of province where the complaining matter arises or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants;
c) Request relevant entities to provide information and documents related to the complaining matter and work with the spokepersons of the complainants;
d) Supervise and urge the President of People’s Committee of province to handle the complaint referred by the citizen reception board of central agencies;
dd) Cooperate with the President of People’s Committee of province in convincing the complainants to return to their localities.
3. The President of People’s Committee of province where the complaining matter arises shall:
a) Personally or designate a responsible person to cooperate with the citizen reception board of central agencies and relevant authorities in working with the spokeperson of the complainants:
b) Provide information and documents related to the complaining matter at the request of competent persons:
c) Handle the complaint under his/her jurisdiction or direction of authority in charge of complaint-handling as per the law;
d) Convince or somehow let the complainants return to their localities.
4. The police of commune, district, or province where the complainants gather shall keep the public security and deal with violations of law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter at the request of the complaint-handling person; work with the complainants and handle the complaints in respect of their sectors or fields of management upon request.
Article 12. Responsibilities of the Inspector-General, the Minister of Public Security, the President of People’s Committee of Hanoi City and the President of People’s Committee of Ho Chi Minh City
1. Within the scope of their duties and powers, the Inspector-General, the Minister of Public Security shall implement, guide, inspect and urge the President of People’s Committees, police authorities, inspection authorities and relevant agencies to handle complaints by multiple complainants.
2. The President of People’s Committee of Hanoi City and the President of People’s Committee of Ho Chi Minh City shall cooperate with the Inspector-General, the Minister of Public Security, the citizen reception board of central agencies in Hanoi City and Ho Chi Minh City and relevant agencies to handle complaints by multiple complainants upon request.
Chapter III
COMPLAINTS AND HANDLING OF COMPLAINTS IN PUBLIC SECTOR ENTITIES
Article 13. Complaints against administrative decisions or actions in public sector entities
Complaint against an administrative decision or action in the public sector entity means that the complainant may, under the Law on Complaints and this Decree, request the public sector entity or competent person in the public sector entity to review an administration decision or action if it finds just cause to determine that the administration decision or action is unlawful and directly infringes their lawful rights and interests.
Article 14. Jurisdiction over complaints in a public sector entity
1. The head of the public sector entity has jurisdiction over the first complaint against his/her administrative decisions or actions or those of officers under his/her management.
2. The head of the immediate superior public sector entity has jurisdiction over the second complaint against administrative decisions or actions made by the head of the inferior public sector entity in case the complainant is still not satisfied with the first complaint-handling decision or the first complaint remains unresolved during the statutory time limit.
If a public sector entity has no immediate superior public sector entity, the head of the regulatory agency that oversees that public sector entity shall have jurisdiction over the second complaint.
3. In case of a complaint against administrative decision or action of the public sector entity established by the Prime Minister, the Minister or Head of ministerial-level agency shall be the second complaint-handling person.
Article 15. Rights and obligations of complainants, complainees, complaint-handling persons, prescriptive period for complaint, complaint-handling time limit, complaint-handling procedures
Rights and obligations of complainants, complainees, complaint-handling persons, prescriptive period for complaint, complaint-handling time limit, complaint-handling procedures against administrative decisions or actions in public sector entities are specified in the Law on Complaints and this Decree.
Chapter IV
COMPLAINT-HANDLING PROCEDURES
Section 1. ACCEPTANCE AND PREPARATION FOR VERIFICATION OF COMPLAINTS
Article 16. Acceptance of complaints
1. Within 10 business days of receiving a complaint against the administrative decision or action or disciplinary decision against official, falling under jurisdiction and not subject to a case in Article 11 of the Law on Complaints, the first or second complaint-handling person shall accept it. In case of a complaint by multiple complainants with spokepersons designated, the complaint letter, once accepted, must bear all signatures of the complainants and enclose with a letter of designation of spokepersons as prescribed in Article 7 hereof. If the complaint letter is not accepted, the complaint-handling person must provide explanation in writing.
2. In case of a complaint against the administrative decision or action, the complaint-handling person must notify the complainant, the entity from whom the complaint has been referred (if any) and the inspection authority at the same level of the acceptance or non-acceptance in writing. In case of a complaint against the disciplinary decision against official, a written notice of acceptance or non-acceptance shall be sent to the complainant. In case of a complaint by multiple complainants with spokepersons designated, a written notice of acceptance or non-acceptance shall be sent to one of those spokepersons.
The notice of acceptance of complaint is made in accordance with Form No. 03 hereto appended. The notice of non-acceptance of complaint is made in accordance with Form No. 04 hereto appended.
Article 17. Review of administrative decision or action, disciplinary decision against official
1. Following the acceptance of a complaint, the first complaint-handling person shall review the administrative decision or action complained of.
In case of a complaint against the disciplinary decision against official, the complaint-handling person shall personally review or assign a responsible to review that disciplinary decision against official.
2. Matters to be reviewed:
a) Legal bases for issuance of the administrative decision or performance of the administrative action, or issuance of the disciplinary decision against official;
b) The authority for issuance of the administrative decision or performance of the administrative action, or issuance of the disciplinary decision against official;
c) Contents of the administrative decision or performance of the administrative action, or issuance of the disciplinary decision against official;
d) Procedures for issuance, layout and format of the administrative decision or disciplinary decision against official;
dd) Others (if any).
3. Following the review, if the complaint is deemed right, the first complaint-handling person shall make a complaint-handling decision as quickly as possible. If the complaint-handling person does not find just cause to reach a conclusion about the complaint, he/she shall proceed the verification.
In case of a complaint against disciplinary decision against official, if the complaint is well founded, the complaint-handling person shall request the official discipline committee to propose the competent person to handle the complaint.
Article 18. Designation of duty to verify the complaining matter
The complaint-handling person shall, personally or designate the inspection authority at the same level or a responsible entity under his/her authority to, verify the complaining matter. The complaint-handling person or designated entity shall issue a decision to verify the complaining matter, specifying the persons in charge of verification, their right and obligations, time and matters to be verified. A decision to verify the complaining matter is made in accordance with Form No. 05 hereto appended.
Section 2. VERIFICATION OF THE COMPLAINING MATTER
Article 19. Working with the complainant, spokeperson, authorized person, lawyer, legal aid provider of the complainant
1. The complaint-handling person or person designated to verify the complaining matter (hereinafter referred to as the verifying person) shall work with and request the complainant, spokeperson, authorized person, lawyer, legal aid provider of the complainant to provide information and documents related to their identities and complaint details.
2. The meeting and discussion between them shall be recorded in minutes, with specific time, place, attendants, contents and their signatures. If the complainant fails to show cooperation attitude, work or sign the minutes, the minutes shall bear the signature of the witness or the representative of the local government. The minutes shall be made in at least two copies, each party shall keep one copy. The minutes is made in accordance with Form No. 06 hereto appended.
Article 20. Working with the person with relevant rights and interests and the complainee
1. During the first complaint-handling process, the complaint-handling person or verifying person shall work with persons with relevant rights and interests and require them to provide information and documents related to the complaining matter.
2. During the second complaint-handling process, the complaint-handling person or verifying person shall work with the complainee and persons with relevant rights and interests, and require them to provide information and documents related to the complaining matter and further explain about the administrative decision or action complained of,
3. The meeting and discussion mentioned in clauses 1 and 2 hereof shall be recorded in a minutes, with specific time, place, attendants, contents and their signatures. The minutes shall be made in at least two copies, each party shall keep one copy. The minutes is made in accordance with Form No. 06 hereto appended.
Article 21. Requesting relevant entities to provide information, documentation and proof
During the verification process, the complaint-handling person or verifying person shall, in writing, request relevant entities to provide information, documentation and proof related to the complaining matter. The request is made in accordance with Form No. 07 hereto appended.
In case the verification takes the form of a meeting with relevant entities to provide information, documentation and proof, a minutes shall be taken. The minutes shall be made in at least two copies, each party shall keep one copy. The minutes is made in accordance with Form No. 06 hereto appended.
Article 22. Receipt and processing of information, documentation and proof
The complaint-handling person or verifying person shall, upon receipt of information, documentation and proof from the complainant, spokeperson, authorized person, lawyer, legal aid provider of the complainant, the complainee or entities in person, take a record of receipt. The record of receipt is made in accordance with Form No. 08 hereto appended.
Article 23. Verification visit
1. When necessary, the complaint-handling person or verifying person may undertake a verification visit to collect, examine, and determine if the provided information, documentation and proof related to the complaint are accurate, lawful and sufficient.
2. The verification visit must be recorded in writing, with specific time, place, participants, matters verified, results, opinions of participants and relevant entities. The record is made in accordance with Form No. 06 hereto appended.
Article 24. Soliciting expert advice
1. The complaint-handling person may solicit expert advice when deeming that the complaint requires further expert assessment as the basis for the complaint-handling decision.
2. The complainant, the complainee and relevant entities may request the complaint-handling person to solicit expert advice. If the said request of the complainant, the complainee and relevant entities is considered well founded, the complaint-handling person will solicit expert advice.
The decision to solicit expert advice prescribed in clauses 1 and 2 hereof is made in accordance with Form No. 09 hereto appended.
3. The expert advice shall be solicited in writing, specifying the name of expert organization, information and documentation to be assessed, matters to be assessed, time limit for expertise conclusion.
The request is made in accordance with Form No. 10 hereto appended.
Article 25. Working with concerned parties during verification of the complaining matter
If the verification result is different from the information, documentation and proof provided by the complainant or complainee, the complaint-handling person or verifying person shall work with the complainant or complainee; or engage other entities in necessary case.
The meeting and discussion must be recorded in minutes, with specific time, place, attendants, contents and opinions of attendants, matters mutually agreed, issues that remain controversial and signatures of concerned parties. The minutes shall be made in at least two copies, each party shall keep one copy. The minutes is made in accordance with Form No. 06 hereto appended.
Article 26. Suspension of enforcement of the administrative decision complained of
1. During the complaint handling process, if deeming that the enforcement of the administrative decision complained of may cause an irremediable consequence, the complaint-handling person shall issue a decision to suspend the enforcement. The suspension period may not exceed the remaining time of the complaint-handling time limit. The suspension decision is made in accordance with Form No. 11 hereto appended.
2. In considering that the ground for suspension no longer exists, the complaint-handling person shall issue another decision to reverse the suspension decision. The decision to reverse the suspension decision is made in accordance with Form No. 12 hereto appended.
Article 27. Report on verification of complaining matter
1. The verifying person shall send a honest and impartial report on verification of the complaining matter to the complaint-handling person.
2. A report on verification of complaining matter shall contain the contents mentioned in clause 4 Article 29 of the Law on Complaints. The report shall specify details about the complainant, the complainee, the administrative decision or action or disciplinary decision against official complained of, request of the complainant, bases for complaint; previous complaint-handling decision (if any); verification results associated with every matter to be verified; conclusion that whether the complaining matter is totally right, totally wrong, or partially right; proposal to sustain or wholly reverse or partially amend the administrative decision or disciplinary decision against official complained of or stop the administrative action complained of; proposal to issue a complaint-handling decision.
The report on verification result is made in accordance with Form No. 13 hereto appended.
Article 28. Dialogue in the second complaint-handling process
1. During the second complaint-handling process, the complaint-handling person must hold a dialogue.
a) If the complaint-handling person is the President of People’s Committee of district, Director of department of province or equivalent, he/she must have a dialogue with the complainant.
b) If the complaint-handling person is the Minister, Head of ministerial-level agency, or the President of People’s Committee of province, he/she must engage in a dialogue of a delicate complaint (the complaint by multiple complainants, receiving different opinions from competent authorities about the measure at issue, the complainant shows harsh attitude, the public is concerned about the case, the case affects political security and social peace).
In other cases, the complaint-handling person may designate his/her deputy or the head of specialized agency at the same level or the head of affiliated entity designated the verification duty to engage in a dialogue with the complainant. During the dialogue, the designated person must promptly report to the complaint-handling person on complicated issues going beyond their competence; and report the dialogue result and be held accountable for that report.
2. The presiding person of the dialogue must hold the dialogue with the complainant, the complainee and persons with related rights and interests. The presiding person must state matters to be discussed, verification result of the complaining matter; attendants to the dialogue may present their opinions, provide extra information, documentation and proof related to the complaint and their requests. The presiding person must notify attendants, including the complainant, the spokeperson (for complaint by multiple complainants), the complainee, persons with related rights and obligations, and other entities of the time, place, matters to be discussed.
3. The dialogue must be recorded in minutes, with specific time, place, attendants (clearly state who are present and absent; if the complainant does not attend the dialogue, stating absence with or without reasons), contents, opinions of attendants, matters mutually agreed, issues that remain controversial and signatures of concerned parties. The minutes shall be made in at least three copies, each party shall keep one copy. The minutes is made in accordance with Form No. 14 hereto appended.
Section 3. ISSUANCE, SENDING, DISCLOSURE OF COMPLAINT-HANDLING DECISION, KEEPING AND MANAGEMENT OF COMPLAINT-HANDLING DOSSIER
Article 29. Issuance, sending and disclosure of complaint-handling decision
1. Pursuant to regulations and laws, verification result, and dialogue result (if any), the complaint-handling person shall issue a complaint-handling decision following the provisions below:
a) The first complaint-handling decision about the administrative decision or action shall conform to provisions under Article 31 of the Law on Complaints; the second complaint-handling decision shall conform to Article 40 of the Law on Complaints.
The complaint-handling decision must specify requirements for acceptance of complaint; name and address of the complainant, the complainee; complaint details, reasons for complaint, requests of the complainant; previous complaint-handling decision (if any); verification result; bases for conclusion that whether the complaining matter is totally right, totally wrong, or partially right; decision to sustain or wholly reverse or partially amend the administrative decision complained of or stop the administrative action complained of (for the first complaint-handling decision); or request the maker of administrative decision or action complained of to, wholly or partially, amend or terminate the administrative decision, or stop the administrative action (for the second complaint-handling decision); restitution to the aggrieved party (if any) and resolution of other issues; the right to file the second complaint, the right to bring an administrative lawsuit to the court.
b) The first complaint-handling decision about the disciplinary decision against official shall conform to provisions under Article 54 of the Law on Complaints; the second complaint-handling decision about the disciplinary decision against official shall conform to Article 56 of the Law on Complaints.
The complaint-handling decision must specify name and address of the complainant, the complainee; complaint details, reasons for complaint, verification result, dialogue result; legal bases for complaint handling; conclusion about the complaint; decision to sustain, amend or wholly reverse or partially amend the disciplinary decision against official complained of (for the first complaint-handling decision); or conclusion regarding every matter in the complaint and the first complaint-handling decision (for the second complaint-handling decision); restitution to the aggrieved party (if any) and resolution of other issues; the right to file the second complaint, the right to bring an administrative lawsuit to the court.
c) The first complaint-handling decision is made in accordance with Form No. 15, the second complaint-handling decision is made in accordance with Form No. 16 hereto appended.
2. Sending complaint-handling decision:
a) Regarding the complaint-handling decision about administrative decision or action:
Within 3 business days of issuing the first complaint-handling decision, the complaint-handling person shall send the complaint-handling decision to the complainant, the immediate superior of the complaint-handling person, the second complaint-handling person, persons with related rights and obligations; relevant entities.
Within 7 business days of issuing the second complaint-handling decision, the complaint-handling person shall send the complaint-handling decision to the complainant, the complainee, the first complaint-handling person, persons with related rights and obligations; relevant entities.
b) Regarding the complaint-handling decision about disciplinary decision against official:
Within 3 business days of issuing the first complaint-handling decision, the complaint-handling person shall send the complaint-handling decision to the complainant, the complainee, persons with related rights and obligations; relevant entities.
Within 7 business days of issuing the second complaint-handling decision, the complaint-handling person shall send the complaint-handling decision to the complainant, the first complaint-handling person, persons with related rights and obligations; relevant entities. The second complaint-handling decision of Minister, Head of ministerial-level agency, Head of Governmental agency, or the President of People’s Committee of province must be sent to the Inspector-General and Minister of Ministry of Home Affairs.
3. Disclosure of complaint-handling decision:
Within 15 days of issuing the complaint-handling decision, the complaint-handling person shall disclose it in any of the following forms:
a) Disclosing at a meeting of the workplace of the complainant
Attendants: the complaint-handling person, the complainant or representative, the complainee and relevant entities. 3 days before an open meeting, the complaint-handling person shall send notice to relevant entities in advance.
b) Posting up at the head office or place of citizen reception of the complaint-handling body. The posting time of the complaint-handling decision is at least 15 days after the posting date.
c) Announcement by means of mass media
The complaint-handling decision shall be announced by means of mass media, including audio and visual newspapers, print newspapers, or online newspapers. The complaint-handling person shall choose any of the mentioned means of mass media to make the announcement. If the complaint-handling body has a web portal or website, the complaint-handling decision shall be posted on that web portal or website. The complaint-handling decision must be broadcast at least twice on the audio newspaper or visual newspaper; or be posted in at least 2 continuous issues of the print newspaper. The posting time on the online newspaper, web portal or website is at least 15 consecutive days.
Article 30. Keeping and management of complaint-handling dossier
The verifying person shall keep records of the complaint-handling dossier; gather information, documentation and proof related to the complaint, verification results, conclusions, proposals, and the complaint-handling decisions.
Chapter V
ENFORCEMENT OF LEGALLY-EFFECTIVE COMPLAINT-HANDLING DECISION
Article 31. Responsibilities of the complaint-handling person in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. No later than 5 business days of the effective date of the complaint-handling decision, within the given tasks and powers, the complaint-handling person shall, at their discretion or under direction of relevant authorities, enforce the legally-effective complaint-handling decision. The written direction must specify responsibilities of the enforcing agency; entities subject to the direction; responsibilities of relevant entities; matters to be enforced and time limit; the report on enforcement to the complaint-handling person.
2. The complaint-handling person shall, at their discretion or through a designated agency or inspection authority at the same level, supervise and inspect the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision. If it is determined that any entity fails to enforce, or improperly or inadequately enforce the legally-effective complaint-handling decision, appropriate measures shall be taken. If any case goes beyond the given jurisdiction, the complaint-handling person shall request competent authorities to deal with that case.
Article 32. Responsibilities of the complainee in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Based on the legally-effective complaint-handling decision, the complainee shall facilitate the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision.
a) Where the complaint-handling decision requires amendment or annulment of any or all of the administrative decision, the complainee shall issue a new decision to replace or amend the administrative decision complained of; take appropriate measures in order to restore the lawful rights and interests infringed of the complainant and relevant persons.
b) Where the complaint-handling decision concludes that the administrative decision complained of was legally made, the complainant must abide by that administrative decision. If the complainant fails to abide by the said administrative decision, the competent person shall enforce the complainee to follow that administrative decision. Power and procedures for enforcement of the administrative decision shall conform to regulations and law on enforcement of administrative decisions. The competent enforcing person shall plan the enforcement in an effective and feasible manner; place an emphasis on convincing the complainant to voluntarily follow that administrative decision prior to adoption of any coercive measures; and cooperate with organizations and unions in the enforcement.
c) Where the complaint-handling decision concludes that the administrative action complained of was legally performed, the complainant must abide by that administrative action. Where the complaint-handling decision concludes that the administrative action complained of was illegally performed, the complainee must stop that administrative action.
2. The complainee must report the competent authorities on the implementation of the legally-effective complaint-handling decision.
Article 33. Responsibilities of the complainant in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Cooperate with the competent authorities in restoring their lawful rights and interests infringed by the illegal administrative decision or action (if any).
2. Abide by the administrative decision or action complained of if it is considered legal by the complaint-handling person.
3. Follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision.
Article 34. Responsibilities of the person with related rights and interests in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Cooperate with the competent authorities in restoring the lawful rights and interests of the complainant; and restoring their lawful rights and interests infringed by the illegal administrative decision or action.
2. Follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision relevant to their lawful rights and interests.
Article 35. Responsibilities of the superior body of official in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
The superior body of official whose administrative decision or action is complained of, within their given tasks and powers, shall implement the legally-effective complaint-handling decision; guide, inspect and urge the officials in the enforcement of legally-effective complaint-handling decision.
Article 36. Responsibilities of the enforcing authority in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Take appropriate measures to enforce the legally-effective complaint-handling decision; take charge and cooperate with relevant entities in the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision as mentioned in point a clause 1 Article 31 of this Decree; and request affiliated entities to take given measures to enforce the administrative decision. In any case beyond the jurisdiction, the enforcing authority shall request the competent authority to take appropriate measures to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
2. Assist the head of the body that issues the complaint-handling decision to supervise, inspect and urge designated entities and officials to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
3. Report the competent person on problems arising during the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision for timely handling.
Article 37. Responsibilities of other entities in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
Within their given tasks and powers, relevant entities shall follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision; cooperate with other competent entities in enforcement of the legally-effective complaint-handling decision upon request.
Article 38. Violations during complaint-handling
Upon detection of any violation that causes damage to the State, legitimate rights and interests of citizens and agencies; the Prime Minister shall request the competent person or designate the Inspector-General, Minister or Head of ministerial-level agency to proceed an inspection, and then report it to the Prime Minister for further direction.
Chapter VI
ACTIONS AGAINST VIOLATIONS
Article 39. Rules for actions against violations
1. If the complaint-handling person, verifying person, or enforcing person of the legally-effective complaint-handling decision commits any violation of law, depending on nature and severity of the violation, the wrongdoer may be disciplined as prescribed in Articles 40, 41 and 42 of this Decree. Disciplinary actions include reprimand, warning, downgrade of pay step, demotion, or dismissal. If the violation shows sign of offence, the wrongdoer will face a criminal prosecution; if the damage is caused, the wrongdoer must pay restitution or reimbursement as per the law.
The rules, power, procedures and other issues related to the disciplinary action against the complaint-handling person, verifying person or enforcing person who commits the violation not stipulated in this Decree shall comply with the law on disciplinary actions against officials and public employees.
2. If the complainant or any relevant entity commits a violation, depending on nature and severity of the violation, they shall face an administrative penalty or a criminal prosecution; if the damage is cause, the wrongdoer must pay restitution as per the law.
Article 40. Disciplinary action against the verifying person
1. The reprimand shall be imposed on the verifying person if he/she:
a) Harass, impede, cause prejudice or troublesome to the complainant, the spokeperson or the complainee.
b) Cover up the erring complainee.
c) Threat to retaliate or victimize the complainant, the spokeperson or the complainee.
2. The warning shall be imposed on the verifying person if he/she intentionally ignore evidences, overlook information and documentation or falsify the case file during the verification process.
3. The demotion or dismissal shall be imposed on the verifying person if he/she intentionally provides false report on the verification result, which brings matters to the wrong complaint-handling decision and results in serious insecurity or any death. If the verifying person holds no title, his/her pay step shall be downgraded.
Article 41. Disciplinary actions against the complaint-handling person
1. The reprimand shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Harass, impede, cause prejudice or troublesome to the complainant, the spokeperson or the complainee.
b) Cover up the erring complainee.
c) Threat to retaliate or victimize the complainant, the spokeperson or the complainee.
2. The warning shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Deliberately refuse the complaint notwithstanding he/she has the jurisdiction over that complaining matter.
b) Deliberately ignore evidences and overlook the information and documentation or falsify the case file.
c) Deliberate failure to issue a complaint-handling decision.
3. The dismissal shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Commit serious violation during complaint-handling procedures which causes serious insecurity or any death.
b) Deliberately issue an illegal complaint-handling decision which causes serious insecurity or any death.
Article 42. Disciplinary actions against the enforcing person
1. The reprimand shall be imposed on the enforcing person if he/she:
a) Cover up, abet, do not deal with responsible entities who fail to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
b) Improperly or inadequately enforce the legally-effective complaint-handling decision.
2. The warning shall be imposed on the enforcing person if he/she deliberately fails to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
Chapter VII
IMPLEMENTATION
Article 43. Entry in force
1. Complaints in state-owned enterprises and complaints of employees in public sector entities shall be dealt with in accordance with the Decree No. 24/2018/ND-CP dated February 27, 2018 of the Government.
2. This Decree comes into force as of December 10, 2020 and supersedes the Decree No. 75/2012/ND-CP dated October 3, 2012 of the Government on guidelines for the Law on Complaints.
Article 44. Implementation
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant entities shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |