Chương VI: Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011 Xử lý vi phạm pháp luật
Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011.
Theo đó, hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Ngoài ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vi phạm một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại đủ điều kiện thụ lý.
- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có một trong những hành vi cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại khi có hành vi cố ý báo cáo sai lệch kết quả xác minh nội dung khiếu nại dẫn đến quyết định giải quyết khiếu nại sai gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người. Trường hợp người được giao nhiệm vụ xác minh không có chức vụ thì áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
b) Bao che cho người bị khiếu nại.
c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Bao che, dung túng, không xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm mà không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi có hành vi cố ý không tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Chapter VI
ACTIONS AGAINST VIOLATIONS
Article 39. Rules for actions against violations
1. If the complaint-handling person, verifying person, or enforcing person of the legally-effective complaint-handling decision commits any violation of law, depending on nature and severity of the violation, the wrongdoer may be disciplined as prescribed in Articles 40, 41 and 42 of this Decree. Disciplinary actions include reprimand, warning, downgrade of pay step, demotion, or dismissal. If the violation shows sign of offence, the wrongdoer will face a criminal prosecution; if the damage is caused, the wrongdoer must pay restitution or reimbursement as per the law.
The rules, power, procedures and other issues related to the disciplinary action against the complaint-handling person, verifying person or enforcing person who commits the violation not stipulated in this Decree shall comply with the law on disciplinary actions against officials and public employees.
2. If the complainant or any relevant entity commits a violation, depending on nature and severity of the violation, they shall face an administrative penalty or a criminal prosecution; if the damage is cause, the wrongdoer must pay restitution as per the law.
Article 40. Disciplinary action against the verifying person
1. The reprimand shall be imposed on the verifying person if he/she:
a) Harass, impede, cause prejudice or troublesome to the complainant, the spokeperson or the complainee.
b) Cover up the erring complainee.
c) Threat to retaliate or victimize the complainant, the spokeperson or the complainee.
2. The warning shall be imposed on the verifying person if he/she intentionally ignore evidences, overlook information and documentation or falsify the case file during the verification process.
3. The demotion or dismissal shall be imposed on the verifying person if he/she intentionally provides false report on the verification result, which brings matters to the wrong complaint-handling decision and results in serious insecurity or any death. If the verifying person holds no title, his/her pay step shall be downgraded.
Article 41. Disciplinary actions against the complaint-handling person
1. The reprimand shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Harass, impede, cause prejudice or troublesome to the complainant, the spokeperson or the complainee.
b) Cover up the erring complainee.
c) Threat to retaliate or victimize the complainant, the spokeperson or the complainee.
2. The warning shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Deliberately refuse the complaint notwithstanding he/she has the jurisdiction over that complaining matter.
b) Deliberately ignore evidences and overlook the information and documentation or falsify the case file.
c) Deliberate failure to issue a complaint-handling decision.
3. The dismissal shall be imposed on the complaint-handling person if he/she:
a) Commit serious violation during complaint-handling procedures which causes serious insecurity or any death.
b) Deliberately issue an illegal complaint-handling decision which causes serious insecurity or any death.
Article 42. Disciplinary actions against the enforcing person
1. The reprimand shall be imposed on the enforcing person if he/she:
a) Cover up, abet, do not deal with responsible entities who fail to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
b) Improperly or inadequately enforce the legally-effective complaint-handling decision.
2. The warning shall be imposed on the enforcing person if he/she deliberately fails to enforce the legally-effective complaint-handling decision.