Chương II: Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011 Khiếu nại, cử người đại diện trình bày khiếu nại và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung
Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011.
Theo đó, hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Ngoài ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vi phạm một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại đủ điều kiện thụ lý.
- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hình thức khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Luật Khiếu nại. Đơn khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ việc khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem xét thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
1. Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện phải là người khiếu nại.
2. Việc cử đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người khiếu nại thì cử không quá 02 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 11 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người đại diện.
1. Việc cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 8 của Luật Khiếu nại và được thể hiện bằng văn bản.
2. Văn bản cử người đại diện khiếu nại phải có những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ, tên, địa chỉ của đại diện người khiếu nại;
c) Nội dung, phạm vi được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại;
đ) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đại diện của mình.
1. Khi phát sinh việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tiếp, nghe đại diện của những người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại;
b) Chỉ đạo Công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi có nhiều người khiếu nại tập trung;
c) Thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại đúng quy định của pháp luật.
2. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng giữ gìn trật tự công cộng nơi có người khiếu nại tập trung; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật khiếu nại; nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp huyện nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp huyện chuyển đến.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; thực hiện việc giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân cấp tỉnh chuyển đến.
3. Thủ trưởng cơ quan Công an quản lý địa bàn, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp đại diện của những người khiếu nại để nghe trình bày nội dung khiếu nại; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người khiếu nại tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người khiếu nại tại nơi tiếp công dân để nghe trình bày nội dung khiếu nại. Trường hợp vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên quan và người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tiếp những người khiếu nại;
b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại; tham gia tiếp đại diện của những người khiếu nại;
d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại do Ban tiếp công dân Trung ương chuyển đến;
đ) Phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc khiếu nại có trách nhiệm:
a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Ban tiếp công dân Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người khiếu nại;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan thuộc quyền quản lý giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.
4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người khiếu nại tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan Thanh tra các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm, hỗ trợ, phối hợp với Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban tiếp công dân Trung ương tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung khi được yêu cầu.
Chapter II
COMPLAINTS, DESIGNATION OF COMPLAINANT’S REPRESENTATIVE AND RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES IN COOPERATION IN HANDLING COMPLAINTS BY MULTIPLE COMPLAINANTS
Section 1. COMPLAINTS, DESIGNATION OF COMPLAINANT’S REPRESENTATIVE
Article 3. Forms of complaint
1. Forms of complaint are specified in clause 1, clause 2 Article 8 of the Law on Complaints. The complaint is made in accordance with Form No. 01 hereto appended.
2. Where a complainant makes a complaint in person, the recipient of complaint shall guide the complainant to write a complaint or the recipient records the grievance in writing using Form No. 01 hereto appended.
Article 4. Second complaint
1. Within 30 days after expiry of complaint-handling time limit as specified in Article 28 of the Law on Complaints, if the first complaint remains unresolved or the complainant, after receiving the decision on first complaint handling, does not feel the complaint has been settled to his/her satisfaction, he/she may file the second complaint to the second complaint-handling person; regarding remote and isolated areas, the time limit may extend but not longer than 45 days.
If making the second complaint, the complainant shall file the second complaint together with the decision on first complaint handling, and supporting documents to the second complaint-handling person.
2. Upon expiry of the given time limit, if the first complaint remains unresolved, the complainant may file the second complaint with the second complaint-handling person, stating reasons and enclosing supporting documents of the complaint. The second complaint-handling person shall accept the complaint and proceed the procedures for handling of second complaint. The decision made by this person in this case is the decision on second complaint handling.
3. The second complaint-handling person shall take actions against the first complaint-handling person if finding any violation of law.
Article 5. Representative of complainant
1. The complainant may, on their own or authorizing a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity, file a complaint. If the complainant is a minor or legally incapacitated person, his/her legal representative shall file a complaint. The representative shall be determined as per civil law.
2. Corporate shall file a complaint through their legal representatives. The representative of the corporate may authorize a lawyer or another person with full legal capacity to file a complaint.
3. The authorization mentioned in clause 1, clause 2 of this Article must be made in writing and certified or notarized. The principal (in the letter of authorization) may authorize the complaining right to one or more authorized people with respect to varied contents of authorization but may not authorize the same content of authorization to multiple authorized people. The letter of authorization is made in accordance with Form No. 02 hereto appended.
4. If the complainant, while pursuing the complaint, dies with an heir of his/her rights and obligations as per the law, the heir may have the complaining right; the heir, upon filing the complaint, has to provide proof of right of inheritance for the complaint-handling bodies. The complainant may, on their own or authorizing a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity, file a complaint. In case of multiple heirs, they may authorize another heir, a lawyer, legal aid provider or another person with full legal capacity to file a complaint.
Article 6. Designation of spokepersons in a complaint by multiple complainants
1. In a complaint by multiple complainants, spokeperson(s) must be designated. The spokeperson must be the complainant.
2. The spokeperson shall be designated as follows:
a) In case of 5 to 10 complainants, up to 2 spokepersons shall be designated;
b) In case of 11 complainants or more, additional spokepersons may be designated but no more than 5 spokepersons.
Article 7. Letter of designation of spokeperson
1. The spokeperson shall be designated as prescribed in point a, point b clause 4 Article 8 of the Law on Complaints and made in writing.
2. A letter of designation of spokeperson must at least contain:
a) Date;
b) Full name, address of spokeperson;
c) Content and scope of authorization;
d) Signatures or fingerprints of complainants;
dd) Others (if any).
3. The spokeperson must take legal responsibility for his/her authorization.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF RELEVANT ENTITIES IN COOPERATION IN HANDLING COMPLAINTS BY MULTIPLE COMPLAINANTS
Article 8. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in commune
1. In case of a complaint by multiple complainants in commune, ward, or town (hereinafter referred to as commune), the President of People’s Committee of commune shall:
a) Designate an officer to listen to representation of the spokepersons of the complainants. In case of a delicate complaint, the President of People’s Committee of commune shall take charge and cooperate with Fatherland Front and relevant socio-political organizations to listen to the representation of the spokepersons of the complainants.
b) Direct the commune police to keep public security at the place where multiple complainants gather;
c) Persuade and guide the complainants to make the complaint as per the law.
2. The chief of commune police shall take charge and cooperate with security staff and civil defense forces in keeping public security at the place where multiple complainants gather; and take actions against violations as per the law.
3. The President of People’s Committee of commune, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the President shall guide the complainants to the competent authority.
Article 9. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in district
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaining matter as per complaining law; if the complaining matter does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of district where the complainants gather shall:
a) Take charge or advise the People’s Committee of suburban district, urban district, district-level town, or provincial-affiliated city (hereinafter referred to as district) to work with the spokepersons of the complainants.
b) When necessary, request the President of People’s Committee of commune where the complaining matter arises and relevant organizations to provide information and documents related to the complaining matter or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants.
c) Supervise and urge the President of People’s Committee of commune to handle the complaint referred by the citizen reception board of district.
3. The President of People’s Committee of district shall personally or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants to listen to the complaint details; and follow the complaint-handling procedures as per the law.
4. The chief of district police shall keep the public security and deal with violations of law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter; and work with the spokepersons of the complainants at the request of the complaint-handling person.
Article 10. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants in province
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of province shall:
a) Take charge or advise the People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) to work with the spokepersons of the complainants;
b) When necessary, request the President of People’s Committee of district where the complaining matter arises or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants;
c) Request relevant entities to provide information and documents related to the complaining matter and work with the spokepersons of the complainants;
d) Supervise and urge the President of People’s Committee of district to handle the complaint referred by the citizen reception board of province.
3. The chief of province police, director of provincial police department shall keep the public security and deal with violations of law.
4. The President of People’s Committee of province shall personally or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants to listen to the complaint details; and follow the complaint-handling procedures as per the law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter; and work with the spokepersons of the complainants at the request of the complaint-handling person.
Article 11. Responsibilities of relevant entities in cooperation in handling complaints by multiple complainants to central agencies
1. The head of the agency where the complainants gather must designate an officer to or personally work with the spokepersons of the complainants and listen to the complaint. The head of the foregoing agency, within his/her jurisdiction, shall handle the complaint as per complaining law; if the complaint does not fall within his/her jurisdiction, the head shall guide the complainants to the competent authority.
2. The head of citizen reception board of central agencies shall:
a) Take charge and cooperate with the representative of central agency and competent person of the People's Committee of province where the complaining matter arises in working with the complainants;
b) When necessary, request the President of People’s Committee of province where the complaining matter arises or designate a responsible person to work with the spokepersons of the complainants;
c) Request relevant entities to provide information and documents related to the complaining matter and work with the spokepersons of the complainants;
d) Supervise and urge the President of People’s Committee of province to handle the complaint referred by the citizen reception board of central agencies;
dd) Cooperate with the President of People’s Committee of province in convincing the complainants to return to their localities.
3. The President of People’s Committee of province where the complaining matter arises shall:
a) Personally or designate a responsible person to cooperate with the citizen reception board of central agencies and relevant authorities in working with the spokeperson of the complainants:
b) Provide information and documents related to the complaining matter at the request of competent persons:
c) Handle the complaint under his/her jurisdiction or direction of authority in charge of complaint-handling as per the law;
d) Convince or somehow let the complainants return to their localities.
4. The police of commune, district, or province where the complainants gather shall keep the public security and deal with violations of law.
5. The heads of relevant agencies shall provide information and documents related to the complaining matter at the request of the complaint-handling person; work with the complainants and handle the complaints in respect of their sectors or fields of management upon request.
Article 12. Responsibilities of the Inspector-General, the Minister of Public Security, the President of People’s Committee of Hanoi City and the President of People’s Committee of Ho Chi Minh City
1. Within the scope of their duties and powers, the Inspector-General, the Minister of Public Security shall implement, guide, inspect and urge the President of People’s Committees, police authorities, inspection authorities and relevant agencies to handle complaints by multiple complainants.
2. The President of People’s Committee of Hanoi City and the President of People’s Committee of Ho Chi Minh City shall cooperate with the Inspector-General, the Minister of Public Security, the citizen reception board of central agencies in Hanoi City and Ho Chi Minh City and relevant agencies to handle complaints by multiple complainants upon request.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực