Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
02 trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011.
Theo đó, hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Ngoài ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vi phạm một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại đủ điều kiện thụ lý.
- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012.
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật Khiếu nại và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và Nghị định này.
Chapter III
COMPLAINTS AND HANDLING OF COMPLAINTS IN PUBLIC SECTOR ENTITIES
Article 13. Complaints against administrative decisions or actions in public sector entities
Complaint against an administrative decision or action in the public sector entity means that the complainant may, under the Law on Complaints and this Decree, request the public sector entity or competent person in the public sector entity to review an administration decision or action if it finds just cause to determine that the administration decision or action is unlawful and directly infringes their lawful rights and interests.
Article 14. Jurisdiction over complaints in a public sector entity
1. The head of the public sector entity has jurisdiction over the first complaint against his/her administrative decisions or actions or those of officers under his/her management.
2. The head of the immediate superior public sector entity has jurisdiction over the second complaint against administrative decisions or actions made by the head of the inferior public sector entity in case the complainant is still not satisfied with the first complaint-handling decision or the first complaint remains unresolved during the statutory time limit.
If a public sector entity has no immediate superior public sector entity, the head of the regulatory agency that oversees that public sector entity shall have jurisdiction over the second complaint.
3. In case of a complaint against administrative decision or action of the public sector entity established by the Prime Minister, the Minister or Head of ministerial-level agency shall be the second complaint-handling person.
Article 15. Rights and obligations of complainants, complainees, complaint-handling persons, prescriptive period for complaint, complaint-handling time limit, complaint-handling procedures
Rights and obligations of complainants, complainees, complaint-handling persons, prescriptive period for complaint, complaint-handling time limit, complaint-handling procedures against administrative decisions or actions in public sector entities are specified in the Law on Complaints and this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực