Chương V: Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011 Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp người giải quyết khiếu nại có thể bị cách chức
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011.
Theo đó, hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.
Ngoài ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vi phạm một trong những hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại đủ điều kiện thụ lý.
- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Văn bản chỉ đạo nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thi hành; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nội dung, thời hạn phải thực hiện; việc báo cáo kết quả thực hiện với người giải quyết khiếu nại.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
1. Căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người bị khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
a) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính thì người bị khiếu nại phải ban hành quyết định mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính bị khiếu nại; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
b) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính đó. Trường hợp người khiếu nại không chấp hành thì người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế người khiếu nại thi hành quyết định hành chính đó. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền cưỡng chế phải xây dựng phương án tổ chức cưỡng chế đảm bảo hiệu quả, khả thi; chú trọng việc vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định hành chính trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, tham gia quá trình cưỡng chế.
c) Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật thì người bị khiếu nại phải chấm dứt hành vi hành chính đó.
2. Người bị khiếu nại có trách nhiệm báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm.
2. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành quyết định hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Nghị định này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các biện pháp để thi hành quyết định hành chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Chapter V
ENFORCEMENT OF LEGALLY-EFFECTIVE COMPLAINT-HANDLING DECISION
Article 31. Responsibilities of the complaint-handling person in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. No later than 5 business days of the effective date of the complaint-handling decision, within the given tasks and powers, the complaint-handling person shall, at their discretion or under direction of relevant authorities, enforce the legally-effective complaint-handling decision. The written direction must specify responsibilities of the enforcing agency; entities subject to the direction; responsibilities of relevant entities; matters to be enforced and time limit; the report on enforcement to the complaint-handling person.
2. The complaint-handling person shall, at their discretion or through a designated agency or inspection authority at the same level, supervise and inspect the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision. If it is determined that any entity fails to enforce, or improperly or inadequately enforce the legally-effective complaint-handling decision, appropriate measures shall be taken. If any case goes beyond the given jurisdiction, the complaint-handling person shall request competent authorities to deal with that case.
Article 32. Responsibilities of the complainee in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Based on the legally-effective complaint-handling decision, the complainee shall facilitate the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision.
a) Where the complaint-handling decision requires amendment or annulment of any or all of the administrative decision, the complainee shall issue a new decision to replace or amend the administrative decision complained of; take appropriate measures in order to restore the lawful rights and interests infringed of the complainant and relevant persons.
b) Where the complaint-handling decision concludes that the administrative decision complained of was legally made, the complainant must abide by that administrative decision. If the complainant fails to abide by the said administrative decision, the competent person shall enforce the complainee to follow that administrative decision. Power and procedures for enforcement of the administrative decision shall conform to regulations and law on enforcement of administrative decisions. The competent enforcing person shall plan the enforcement in an effective and feasible manner; place an emphasis on convincing the complainant to voluntarily follow that administrative decision prior to adoption of any coercive measures; and cooperate with organizations and unions in the enforcement.
c) Where the complaint-handling decision concludes that the administrative action complained of was legally performed, the complainant must abide by that administrative action. Where the complaint-handling decision concludes that the administrative action complained of was illegally performed, the complainee must stop that administrative action.
2. The complainee must report the competent authorities on the implementation of the legally-effective complaint-handling decision.
Article 33. Responsibilities of the complainant in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Cooperate with the competent authorities in restoring their lawful rights and interests infringed by the illegal administrative decision or action (if any).
2. Abide by the administrative decision or action complained of if it is considered legal by the complaint-handling person.
3. Follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision.
Article 34. Responsibilities of the person with related rights and interests in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Cooperate with the competent authorities in restoring the lawful rights and interests of the complainant; and restoring their lawful rights and interests infringed by the illegal administrative decision or action.
2. Follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision relevant to their lawful rights and interests.
Article 35. Responsibilities of the superior body of official in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
The superior body of official whose administrative decision or action is complained of, within their given tasks and powers, shall implement the legally-effective complaint-handling decision; guide, inspect and urge the officials in the enforcement of legally-effective complaint-handling decision.
Article 36. Responsibilities of the enforcing authority in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
1. Take appropriate measures to enforce the legally-effective complaint-handling decision; take charge and cooperate with relevant entities in the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision as mentioned in point a clause 1 Article 31 of this Decree; and request affiliated entities to take given measures to enforce the administrative decision. In any case beyond the jurisdiction, the enforcing authority shall request the competent authority to take appropriate measures to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
2. Assist the head of the body that issues the complaint-handling decision to supervise, inspect and urge designated entities and officials to enforce the legally-effective complaint-handling decision.
3. Report the competent person on problems arising during the enforcement of the legally-effective complaint-handling decision for timely handling.
Article 37. Responsibilities of other entities in enforcement of legally-effective complaint-handling decision
Within their given tasks and powers, relevant entities shall follow any decision of the competent authority to implement the legally-effective complaint-handling decision; cooperate with other competent entities in enforcement of the legally-effective complaint-handling decision upon request.
Article 38. Violations during complaint-handling
Upon detection of any violation that causes damage to the State, legitimate rights and interests of citizens and agencies; the Prime Minister shall request the competent person or designate the Inspector-General, Minister or Head of ministerial-level agency to proceed an inspection, and then report it to the Prime Minister for further direction.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực