Chương XIV Luật bảo vệ môi trường 2014: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau:
1. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia về bảo vệ môi trường.
2. Chủ trì xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; ban hành văn bản hướng dẫn kỹ thuật theo thẩm quyền.
3. Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, thông tin môi trường và báo cáo môi trường; chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền hoạt động xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.
8. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện với môi trường; hướng dẫn, chứng nhận sản phẩm, cơ sở thân thiện với môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cải thiện sức khỏe môi trường.
9. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
10. Chỉ đạo và hướng dẫn việc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
11. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, theo dõi tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc; truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
12. Trình Chính phủ việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình; hằng năm báo cáo Chính phủ các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành quản lý.
3. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thu hút đầu tư và tổ chức triển khai việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất thải trong nông nghiệp và các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
c) Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp môi trường và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý;
d) Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
đ) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện giao thông vận tải và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
e) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa táng; tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải của bệnh viện, cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
g) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý;
h) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quốc phòng theo quy định của pháp luật; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý;
i) Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường và bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực môi trường; huy động lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý;
k) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;
d) Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
e) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;
h) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;
g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;
b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;
h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
RESPONSIBILITIES OF REGULATORY AGENCIES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 139. State management on environmental protection
1. Constructing, promulgating by authority and organizing the implementation of legal documents on environmental protection, promulgating environmental standard, technical process system.
2. Constructing, directing the implementation of strategies, policies, programs, projects, planning and plans on environment.
3. Organizing, constructing, managing monitoring system; carrying out regular evaluation of environmental conditions, forecasting environmental happenings.
4. Constructing, appraising and approving environmental protection planning; appraising strategic environmental assessment report; appraising, approving environmental impact assessment report and inspecting, endorsing environmental protection works; organizing and endorsing environmental protection plan;
5. Directing, instructing and organizing the implementation of biological diversity preserving activities; managing waste; controlling pollution; improving and restoring the environment.
6. Awarding, extending, revoking environmental licenses, certificates.
7. Investigating, inspecting the execution of the law on environmental protection; Investigating state management responsibilities on environmental protection;
8. Training human force in charge of scientific and environmental management, educating and propagandizing knowledge and law on environmental protection.
9. Organizing study and application of scientific and technological advances in environmental protection.
10. Directing, instructing, inspecting and evaluating the implementation of state budget on environmental protection.
11. Furthering international cooperation in environmental protection.
Article 140. State management responsibilities of the Government for environmental protection
The government is unanimous in state management on environmental protection throughout the country.
Article 141. State management responsibilities of the Minister of Natural Resources and Environment to environmental protection
The Minister of Natural Resources and Environment is responsible to the Government for unifying state management on environmental protection and takes the following responsibilities:
1. Constructing and submitting to the Government, the Prime Minister legal documents, policies, strategies, planning, plans, programs, and national projects on environmental protection.
2. Constructing and promulgating legal documents by authority, national technical regulations on environment; promulgating technical instruction documents.
3. Self-handling or sending proposal to the Government, the Prime Minister for handling of inter-branch, inter-provincial environmental issues.
4. Directing, instructing and constructing national environmental monitoring system, environmental information and reporting system; directing, organizing national and local environmental actual state assessment.
5. Directing, instructing and organizing the implementation of construction activities by authority, appraising, approving environmental protection planning; appraising strategic environmental assessment report; appraising, approving environmental impact assessment report; endorsing environmental protection plan; inspecting, endorsing completion of environmental protection works.
6. Directing, instructing and organizing the implementation of awarding, extending and revoking environmental licenses, certificates by authority.
7. Directing, instructing and organizing the implementation of biological diversity preserving activities, biological safety; carrying out waste management; controlling pollution; improving and restoring the environment.
8. Constructing and organizing the implementation of policies, programs, sustainable and environmental friendly production and consumption models, instructing and endorsing environmental friendly product, institution; directing, instructing environmental health improving activities.
9. Inspecting, investigating and handling violations of the law on environmental protection; settling claims, accusations, petitions in relation to environmental protection according to the law.
10. Directing and instructing the insertion of environmental protection contents into national land use planning and plan, national strategy on water natural resources and general planning of inter-provincial river valley; national overall strategy on basic investigation, survey, exploitation and processing of mineral resources.
11. Constructing and organizing the implementation of assessment criteria system, following up the compliance with the law on environmental protection across the country; communicating, popularizing and educating environmental protection law.
12. Submitting to the Government the participation into international organizations, signing or applying for membership of the international treaty on environmental protection; chairing activities of international cooperation on environmental protection.
Article 142. State management responsibilities of Ministers, heads of ministerial level bodies on environmental protection
1. Ministers, heads of ministerial level bodies shall take charge of and cooperate with the Minister of Natural Resources and Environment in constructing and promulgating circulars, joint circulars on environmental protection in the areas managed by ministries and departments.
2. Ministers, heads of ministerial level bodies shall carry out the duties stipulated in this law and coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment to organize the execution of the law on environmental protection within its own management; carrying out annual reporting to the Government on state management activities on environmental protection in the areas managed by ministers and departments.
3. Responsibilities of ministers, heads of ministerial level bodies are defined as follows:
a) The Minister of Planning and Investment shall actively coordinate with The Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to meet requirements of environmental protection in the strategy, general planning and plan of social-economic development of the country, region, project, works under authorities of the National Assembly, Government, Prime Minister, working to attract investment and organizing the implementation of law enforcement on environmental protection in the area of management.
b) The Minister of Agriculture and Rural Development shall actively coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in production, importing, exporting, use of chemicals, plant protection chemicals, veterinary drugs, fertilizers, waste substances in agriculture and other activities in management;
c) The Minister of Trade and Industry shall actively coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to handle industrial establishments causing serious environmental pollution under management authority, develop environmental industries and organize the implementation of law enforcement on environmental protection in management;
d) The Minister of Construction shall actively coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in such construction activities as infrastructural structures of water supply, water drainage, solid waste and urban waste water treatment, centralized service production area, construction material production bases, trade villages, centralized rural residential area and other activities in the area of management;
đ) The Minister of Transport shall actively coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in such construction activities as infrastructural structures of traffic, traffic vehicle management and other activities in the area of management;
e) The Minister of Health shall actively coordinate with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in the areas of health, food hygiene safety, burial and cremation activities; organizing statistics of waste sources, evaluation of pollution degree, treatment of medical waste from hospitals, medical institutions and other activities in the area of management;
g) The Minister of Culture, Sports and Tourism actively coordinates with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in activities of culture, festivals, sports, tourism, and other activities in the area of management;
h) The Minister of National Defense actively coordinates with the Minister of Natural Resources and Environment, Ministers, heads of ministerial level bodies and chairpersons of the people’s committees of provinces to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in the area of national defense in accordance with the law; mobilize forces to engage in activities of coping, remedying the incident in accordance with the law; direct, instruct, examine, and investigate the environmental protection tasks by the armed forces within authorities of management;
i) The Minister of Public Security is responsible for organizing, directing activities of environmental crime fighting and ensuring security in the area of environment; mobilizing forces to engage in the activity of coping with environmental incidents in accordance with the law; direct, instruct, examine and investigate the environmental protection tasks by the armed forces within authorities of management;
k) Ministers, heads of ministerial level bodies execute the duties stipulated in this Law and coordinates with the Minister of Natural Resources and Environment to organize the implementation of law enforcement on environmental protection in the area of management.
Article 143. State management responsibilities of the people’ committees of all levels on environmental protection
1. The people’s committees of provinces take the following responsibilities:
a) Constructing, promulgating by authority legal documents, policies, programs, planning, plans on environmental protection;
b) Organizing the implementation of law, strategies, programs, plans and duties on environmental protection;
c) Constructing, managing environmental monitoring system in the locality in suitability with general planning of national environmental monitoring;
d) Organizing appraisal and establishment of environmental report. Communicating, popularizing and educating policies and law on environmental protection;
đ) Organizing appraisal, approval of environmental protection planning, environmental impact assessment report, endorsing completion of environmental protection works, instructing and organizing the inspection of environmental protection plan by authority;
e) Awarding, extending, revoking licenses, certificates of environmental protection by authorities;
g) Inspecting, investigating, handling law violations of environmental protection; settling claims, accusations, petitions concerning environment in accordance with the law on complaints and denunciations.
h) Being responsible to the Government for any serious environmental pollution in the area.
2. The people’s committees of communes take the following responsibilities:
a) Promulgating by authorities regulations, programs, and plans on environmental protection;
b) Organizing the implementation of strategies, programs, plans and duties on environmental protection;
c) Endorsing, inspecting the implementation of environmental protection plan by authorities;
d) Organizing appraisal and establishment of environmental protection tasks on a yearly basis;
đ) Communicating, popularizing and educating policies and laws on environmental protection;
e) Inspecting, investigating, handling law violations on environmental protection; settling claims, accusations, petitions on environmental protection according to the law on complaints and denunciations,
g) Coordinating with the people’s committees of districts concerned to settle inter-district environmental problems
h) Directing state management tasks of the People’s committees of communes on environmental protection
i) Being responsible to the People’s committees of provincial levels for any serious environmental pollution in the area.
3. The People’s committees of communes take the following responsibilities:
a) Constructing plan, carrying out the duties of environmental protection, environmental hygiene preservation in the area; mobilizing people to construct the contents of environmental protection in the village regulation; providing guidance on putting the criteria of environmental protection into evaluation of hamlets, villages, and small villages (normally inhabited by mountainous ethnic minorities), neighborhoods and courteous families;
b) Endorsing, inspecting the implementation of environmental protection plans by authorities; inspecting compliance with the law on environmental protection by households, individuals;
c) Detecting and handling by authorities violations of the law on environmental protection or reporting direct to state management agencies of higher levels on environmental protection;
d) Reconciling environmental disputes arising in the area in accordance with the law on reconciliation;
đ) Managing activities of hamlets, villages, small villages (mountainous ethnic minorities), neighborhoods and organizations to self-govern environmental hygiene preservation and protection in the area;
e) Organizing appraisal and establishment of environmental protection tasks on a yearly basis;
g) Actively coordinating with production, business, and service entities in the area to popularize information of environmental protection of the institutions to the residential community;
h) Being responsible to the People’s committees of districts for any serious environmental pollution in the area.