Chương VI Luật bảo vệ môi trường 2014: Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.
2. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.
3. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá.
4. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.
5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật.
1. Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào lưu vực sông.
2. Định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích.
3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông.
4. Xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.
5. Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích sông xuyên biên giới và chia sẻ thông tin trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.
7. Công khai thông tin về môi trường nước và trầm tích của lưu vực sông cho các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng nước sông.
1. Công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông.
2. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông.
3. Tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông; ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông; công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
4. Tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông.
5. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.
1. Đánh giá chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông liên tỉnh và xuyên biên giới.
2. Điều tra, đánh giá sức chịu tải, xác định hạn ngạch xả nước thải phù hợp với mục tiêu sử dụng nước và công bố thông tin.
3. Ban hành, hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước và trầm tích lưu vực sông.
4. Ban hành, hướng dẫn việc đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, hạn ngạch xả nước thải vào sông liên tỉnh, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm.
5. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh.
6. Tổ chức đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm lưu vực sông liên tỉnh.
7. Tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các lưu vực sông, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh.
1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.
2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ.
3. Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện phải gắn với bảo vệ môi trường.
2. Không được lấn chiếm diện tích, đổ chất thải rắn, đất, đá vào hồ; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào hồ.
3. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện có trách nhiệm quan trắc môi trường nước hồ định kỳ tối thiểu 03 tháng một lần.
1. Chỉ được sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.
2. Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất. Cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp theo đúng quy trình kỹ thuật.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại và chất thải phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
4. Kho chứa hóa chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nước dưới đất phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm nước dưới đất.
1. Bảo vệ môi trường đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên đất.
2. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất.
4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
1. Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại, quản lý và công khai thông tin đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc phát thải chất thải vào môi trường đất không được vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường đất.
3. Vùng đất có nguy cơ suy thoái phải được khoanh vùng, theo dõi và giám sát.
4. Vùng đất bị suy thoái phải được cải tạo, phục hồi.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất.
1. Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở.
4. Vùng đất, bùn bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời.
1. Nguồn phát thải khí phải được xác định về lưu lượng, tính chất và đặc điểm của khí thải.
2. Việc xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR WATER, LAND AND AIR
Section 1. ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR RIVER WATER
Article 52. General provisions on the environmental protection for river water
1. The environmental protection for river water is one of basic requirements set out in the planning and proposal for extraction and utilization of river water.
2. Waste discharges drained out to the river basin must be managed to meet the accepted standards of river’s maximal load.
3. The quality of river water and sediments must be monitored and assessed.
4. The environmental protection for the river basin must be closely connected with the biodiversity conservation, river water extraction and utilization.
5. Owners of manufacturing or business establishments, family households and individuals must be responsible for reducing and disposing of waste substances before being discharged to the river basin as stipulated by laws.
Article 53. Processes for monitoring and controlling the river-water environmental pollution
1. Make a statistical report, assess, mitigate and dispose of wastes discharged to the river basin.
2. Carry out the periodical monitoring and assessment of the quality of river water and sediments.
3. Investigate and assess the river’s maximal load; publicize river sections or rivers that are no longer capable of loading waste substances; determine the limited amount of wastes discharged to the river.
4. Control pollution conditions and improve the environmental condition for contaminated river sections or rivers.
5. Conduct the trans-border monitoring and assessment of the environmental quality of river water and sediments, and share necessary information on the basis of complying with international laws and practices.
6. Develop and become involved in the initiative for the river environmental protection.
7. Disclose the information about river water and sediment environment to the organization specializing in the management, extraction and utilization of river water.
Article 54. Responsibility of provincial People’s Committees for the environmental protection for water derived from provincial rivers
1. Disclose the information about waste discharges into rivers.
2. Direct and arrange activities to prevent and control waste discharges drained to the river.
3. Conduct the assessment of the river’s maximal load; determine the limited amount of wastes discharged to the river; publicize river sections or rivers that are no longer capable of loading waste substances.
4. Carry out the assessment of loss incurred by the river-water environmental pollution and the control of such pollution conditions.
5. Direct the formulation and development of the initiative for the river environmental protection.
Article 55. Responsibility of the Ministry of Natural Resources and Environment for the river-water environmental protection
1. Assess the quality of river water and sediments at inter-provincial and trans-border rivers.
2. Investigate and assess the river’s maximal load, determine the limited amount of waste discharges which corresponds to the objective of using water and making the related information known to the public.
3. Issue and provide guidance for the implementation of technical regulations on river-water and sediment environment.
4. Issue and provide guidance for the assessment of the river’s maximal load and quota of sewage discharged to the inter-provincial rivers, control the pollution condition and improve the environmental health for contaminated river and river sections.
5. Arrange and direct activities that should be performed for the purpose of the environmental protection for inter-provincial river water.
6. Conduct the assessment of the polluting waste discharges, damaging levels and take measures to control the pollution condition for inter-provincial rivers.
7. Make a final report on the information about the quality of river water and sediments and send an annual report on this matter to the Prime Minister.
8. Prepare and submit the initiative for the water environmental protection for inter-provincial rivers to the Prime Minister to seek an approval.
Section 2. ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR OTHER SOURCES OF WATER
Section 56. Environmental protection for lake, pond, canal and ditch water
1. The reserve and quality of lake, pond, canal and ditch water sources must be investigated, assessed and protected for the purpose of water moderation.
2. Lake, pond, canal and ditch located in the urban and residential area must be renovated and protected to meet the requirements set out in the planning.
3. Organizations or individuals do not allow to encroach upon and illegally erect houses and structures on the water surface or near lake, pond, canal and ditch; restrict the sand-filling of lake and pond in the urban and residential area.
4. Provincial People’s Committees take responsibility for investigating and assessing the reserve and quality of water as well as set up plans for protection and moderation of water flows on lake, pond, canal and ditch; formulate and develop the plan for renovation or relocation of residential zones, clusters and structures built on the lake, pond, canal and ditch that can cause environmental pollution and block the water current as well as degrade the wetland environment and ruin urban landscapes.
Article 57. Environmental protection for water reservoirs or lakes for the purpose of irrigation and hydropower
1. The construction, management and operation of water reservoirs or lakes for the purpose of irrigation and hydropower must meet the requirement for the environmental protection.
2. Do not encroach upon the land area and dump solid wastes, lands and stones out to lakes; drain wastewater that has not been treated properly as required by the technical regulations on environment into the lake.
3. The agency in charge of water reservoirs or lakes for the purpose of irrigation and hydropower shall be responsible to conduct the tri-monthly environmental monitoring for lake water.
Article 58. Environmental protection for underground water
1. Only allow to use permitted chemical in the approved list released by the competent regulatory agency in course of prospecting and extraction of underground water.
2. Take preventive measures against the pollution of underground water through prospecting and extraction wells. Underground water facilities must be responsible for environmental remediation at prospecting and extraction sites. Abandoned exploration and extraction drill holes must be refilled in compliance with proper technical process.
3. Production, trading and service provision facilities that employ harmful chemicals and radioactive substances must apply preventive measures against leakage and spread out to the underground water.
4. Chemical sheds, treatment facilities and landfills of hazardous wastes must be developed to ensure technical safety, and apply necessary measures to barricade harmful chemicals absorbed into the underground water in accordance with legal regulations.
5. Organizations or individuals who contaminate the underground water must assume their responsibility for dealing with the underground water pollution.
Section 3. Protection of land environment
Article 59. General provisions on the environmental protection for land
1. The environmental protection is one of fundamental requirements for the management of land resource.
2. Sketch out the planning, proposal, project and action plan for the land utilization must consider the impact on land environment and introduce measures to protect the land environment.
3. Organization, family household and individual who is vested with the land ownership is obliged to perform the land environmental protection.
4. Organization, family household and individual who pollutes the land environment shall be liable to carry out the treatment, renovation and remediation of land environment.
Article 60. Management of land environmental quality
1. Land environmental quality must be investigated, assessed, classified and managed as well as disclose relevant information to organizations and individuals involved.
2. Wastes discharged into the land environment are not allowed to exceed the land’s maximal load.
3. Land areas faced with the degradation must be confined to being expanded, tracked and monitored.
4. Degraded land areas must be rehabilitated and restored.
5. The regulatory agency in charge of the environmental protection must be responsible for investigating, assessing and disclosing relevant information about the land environmental quality.
Article 61. Controlling of land environmental pollution
1. Elements that can pose a risk of polluting the land environment must be defined, statistically reported, assessed and controlled.
2. The regulatory agencies in charge of the environmental protection shall be responsible for taking necessary measures to control the land pollution.
3. Manufacturing or business establishments shall be responsible for applying measures to control the environmental pollution thereat.
4. Land areas containing soil and mud exposed to the dioxin agent which is derived from the herbicide used in the war time, remains of plant pesticides and other hazardous substances must be investigated, assessed, restricted and disposed in order to meet the required standards set out in the environmental protection regulations.
5. Details of this Article shall be regulated by the Government.
Section 4. PROTECTION OF AIR ENVIRONMENT
Article 62. General provisions on the aerial environment protection
1. All waste gases discharged into the aerial environment must be assessed and controlled.
2. Organizations or individuals involving in the harmful gas emission that causes bad effects on the environment during their production, trading and service provision activities must be responsible for reducing and disposing of such waste gases in order to meet the accepted standards for aerial environment as stipulated by laws.
Article 63. Management of aerial environment quality
The regulatory agency in charge of the environmental protection shall take their responsibility for monitoring and assessing the quality of aerial environment as well as disclose relevant information hereof; where the air pollution is detected, a prompt alert and solution must be in place.
Article 64. Controlling of aerial environment pollution
1. Waste gas emission source must be determined in respect of amount, properties and features of these emissions.
2. The examination and approval of projects and operations that emit waste gases must depend on the aerial environment’s maximal load and ensure none of threats to human and environmental health.
3. Manufacturing or business establishments that are likely to emit a large amount of industrial waste gases must register polluting sources, measure, statistically report, inventory and set up database relating to the amount, characteristics and properties of waste emissions.
4. Manufacturing or business establishments that are own the large source of industrial emissions must install the automatic and non-stop waste-gas monitoring equipment and must be licensed by the relevant competent authority.
5. Details of this Article shall be regulated by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực