Chương X Luật bảo vệ môi trường 2014: Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng.
2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
3. Việc rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến hành hằng năm và theo trình tự sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
d) Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biết để kiểm tra, giám sát.
4. Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Khắc phục ô nhiễm môi trường là hoạt động giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến môi trường, con người và nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực môi trường bị ô nhiễm.
2. Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
1. Việc xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm:
a) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm;
b) Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro;
c) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.
2. Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi hoạt động và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi trường;
b) Đánh giá rủi ro;
c) Lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường;
d) Kế hoạch và kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau:
a) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường;
c) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau:
a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường;
b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;
c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.
4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
b) Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;
đ) Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung sau:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương;
b) Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường;
c) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.
1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố;
c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm phối hợp ứng phó;
d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
2. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
3. Nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
2. Nhà nước xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường và hệ thống trang thiết bị cảnh báo sự cố môi trường.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
1. Nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường gồm:
a) Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường;
b) Mức độ ô nhiễm;
c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
đ) Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi thường.
2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.
3. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai.
1. Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
2. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
3. Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
4. Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
POLLUTION CONTROL, ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND IMPROVEMENT
Section 1. ACTIONS AGAINST ESTABLISHMENTS CAUSING SERIOUS ENVIRONMENTAL POLLUTION
Article 104. Actions against establishments causing serious environmental pollution
1. An establishment causing serious environmental pollution means any establishment that discharges wastewater, exhaust gases, dust, solid wastes, noise, vibration, and other pollutants beyond the permissible limits to a serious extent.
2. Establishments causing serious environmental pollution shall incur penalties for administrative violations, be compelled to take measures for pollution removal, and be put on the list of establishments causing serious environmental pollution.
3. Establishments causing serious environmental pollution shall be determined annually in the following order:
a) The People’s Committees of provinces shall cooperate with Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies in compiling lists of local establishments causing environmental pollution, except for the case in Point b of this Clause, and proposing remedial measures, then submit them to the Ministry of Natural Resources and Environment; the Ministry of Natural Resources and Environment shall request the Prime Minister to make a decision;
b) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall cooperate with the People’s Committees of provinces in making lists of national defense and security establishments causing serious environmental pollution, proposing remedial measures, and submit them to the Ministry of Natural Resources and Environment; The Ministry of Natural Resources and Environment shall request the Prime Minister to make a decision.
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and the People’s Committee of the provinces in submitting the lists of establishments causing serious environmental pollution and proposed remedial measures;
d) The decisions to take actions against establishments causing serious environmental pollution shall be notified to the People’s Committees of the districts and communes where such establishments are located, and announced to the local community for the purpose of inspection and supervision.
4. Responsibility for taking actions against establishments causing serious environmental pollution:
a) The People’s Committees of provinces shall cooperate with Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies in taking actions against local establishments causing serious environmental pollution;
b) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall cooperate with the People’s Committees of provinces in taking actions against national defense and security establishments causing serious environmental pollution;
c) Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall cooperate with the People’s Committees of provinces in taking actions against local establishments causing serious environmental pollution;
d) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the People’s Committees of provinces shall submit annual reports on actions against establishments causing serious environmental pollution to the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. The government shall elaborate this Article.
Section 2. ENVIRONMENTAL REMEDIATION
Article 105. General regulations on environmental pollution reduction and classification of polluted areas
1. Pollution reduction means minimization of impacts of pollution on the environment and humans, improvement of environmental quality in the polluted area.
2. Polluted areas shall be classified as pollution, serious pollution, and particularly serious pollution
Article 106. Pollution reduction and environmental remediation
1. Determination of a polluted area includes:
a) Determine the boundary of the polluted area;
b) Determination of the pollution level and risk assessment;
c) Determination or causes and accountability or relevant parties;
d) Solutions for pollution removal and environmental remediation;
dd) Determination of damage as the basis for claiming compensation.
2. Environment improvement and remediation plan of mining projects must be approved before such projects are put into operation; environmental remediation deposit shall be paid. An environment improvement and remediation plan consists of:
a) Ability, scale, and level of environmental pollution;
b) Risk assessment;
c) Feasible solution for environmental remediation;
d) Plan and budget for environmental remediation.
Article 107. Pollution reduction and environmental remediation
1. Organizations and individuals are obliged to:
a) Find a feasible solution for environmental remediation when executing projects likely to cause environmental pollution;
b) Take measures for pollution reduction and environmental improvement when causing environmental pollution;
c) If environmental pollution is caused by multiple entities without responsibility attributed, the environment authority shall cooperate with relevant entities to attribute responsibility for pollution reduction and environmental remediation of each entity.
2. The People’s Committee of the province shall determine local polluted areas and submit annual reports the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is obliged to:
a) Establish criteria for classifying polluted areas;
b) Provide instructions on environmental remediation and improvement; inspect and verify completion of pollution reduction and environmental remediation;
c) Carry out surveys, assessments of pollution reduction and environmental remediation in interprovincial polluted areas.
4. If the environment is polluted due to natural disaster or an unknown cause, competent authorities shall mobilize forces to carry out pollution reduction and environmental remediation.
Section 3. Preventing and responding to environmental emergencies
Section 108. Preventing environmental emergencies
1. Owners of manufacturing establishments, business establishments or vehicles at risk of causing environmental emergencies shall take the following measures:
a) Make plans for preventing and responding to environmental emergencies;
b) Install equipment and devices serving response to environmental emergencies;
c) Provide training for intramural environmental emergency response teams;
d) Carry out regular inspections and implement safety measures as prescribed by law;
d) Take measures to eliminate the causes of environmental emergencies when finding any sign of environmental emergencies.
2. Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees, within the area of their competence, shall:
a) Carry out surveys and assessments of the risk of environmental emergencies nationwide and in each region/administrative division;
b) Make plans for environmental emergency prevention, warning, and response;
c) Make annual and 5 years plans for environmental emergency prevention and response.
Article 109. Environmental emergency response
1. Responsibility for environmental emergency response
a) Any entity that causes an environmental emergency shall take emergency measures to ensure safety of people and property; rescue people and property, then notify the local government or a local agency specialized in environmental protection;
b) The head of the establishment and administrative division where the environmental emergency occurs shall promptly mobilize forces, equipment and vehicles to emergency response;
c) If an environmental emergency occurs to many establishments or administrative divisions, the heads of such establishments and administrative divisions shall cooperate with each other in emergency response;
d) If the situation is beyond the capability of them, the heads shall request the superior agency to mobilize forces from other establishments or administrative divisions to environmental emergency response; the requested establishments or administrative divisions shall implement the emergency response measures within their competence.
2. Response to particularly serious environmental emergencies shall be carried out in accordance with regulations of law on state of emergencies.
3. Manpower, supplies, and vehicles for environmental emergency response shall be reimbursed in accordance with law.
4. This Law and relevant regulations of law shall apply to responsibility for paying compensation for environmental emergencies.
Article 110. Developing environmental emergency response forces
1. Manufacturing and business establishments shall improve their ability to prevent and respond to environmental emergencies.
2. The State shall develop environmental emergency response forces and environmental emergency warning system.
3. Investment in emergency response services is encouraged.
Article 111. Determination of damage caused by environmental emergencies
1. The investigation into damage caused by an environmental emergency shall deal with:
a) Determine the boundary of the area polluted because of the environmental emergency;
b) Pollution levels;
c) Causes and accountability or relevant parties;
d) Measures for pollution reduction and environmental remediation;
dd) Damage to the environment as the basis for claiming compensation.
2. Responsibility for investigation into damage caused by environmental emergencies:
a) The People’s Committee of the province shall carry out investigation into damage caused by local environmental emergencies;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall instruct the People’s Committees of provinces to determine the scale of pollution and damage caused by interprovincial environmental emergencies.
3. Investigation results must be announced.
Article 112. Responsibility for environmental remediation
1. Any entity that causes an environmental emergency is obliged to:
a) Comply with the requests of environment authorities during the investigations to determine the pollution scale, levels, and remedial measures.
b) Immediately take measures to prevent the pollution sources, stop the pollution from spreading and affecting local people’s health;
c) Take measures for pollution reduction environmental remediation at the request of environment authorities.
d) Pay damages in accordance with this Law and relevant regulations;
dd) Submit reports on environmental emergency response and environmental remediation to environment authorities.
2. If the environmental emergency is caused by multiple entities and they fail to reach an agreement on responsibility, the environment authority shall cooperate with relevant entities to attribute responsibility for pollution reduction and environmental remediation of each entity.
3. If the environmental emergency is caused by a natural disaster or an unknown cause, competent authorities shall mobilize forces to carry out pollution reduction and environmental remediation.
4. If an environmental emergency occurs in multiple provinces, the Prime Minister shall direct the pollution reduction and environmental remediation.