Chương XII Luật bảo vệ môi trường 2014 : Quan trắc môi trường
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất phát thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc chất phát thải phải bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.
2. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
3. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
4. Môi trường đất, trầm tích.
5. Phóng xạ.
6. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.
7. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.
8. Đa dạng sinh học.
1 .Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù.
2. Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn.
3. Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Hệ thống quan trắc môi trường gồm:
a) Quan trắc môi trường quốc gia;
b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh;
c) Quan trắc môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường gồm:
a) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;
b) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;
c) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;
d) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.
3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức có đủ kỹ thuật viên về chuyên ngành quan trắc môi trường và trang bị kỹ thuật cần thiết được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường của địa phương.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Article 121. Environmental monitoring
1. Environmental protection agencies and organizations organize the implementation of surrounding environmental monitoring.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment promulgates the list and guides the implementation of emission monitoring with respect to production, business and service entities at risk of imposing effects on the environment.
3. Production, business and service entities which are not on the list of entities responsible for emission monitoring must ensure their compliance with environmental technical regulations and relevant regulations.
Article 122. Environmental components and emissions to be monitored
1. Water includes surface water, underground water and sea water.
2. Air includes indoor and outdoor air.
3. Noise, vibration, radiation and light.
4. Soil and deposits
5. Nuclear radiation
6. Wastewater, exhaust gas and solid waste.
7. Hazardous chemicals emitted and built up in the environment.
8. Biological diversity.
Article 123. Environmental monitoring program
1. National environmental monitoring program includes environmental monitoring programs at inter-provincial river and lake basins, key economic zones, trans-border, and geographically distinct zones.
2. Provincial environmental monitoring program includes monitoring programs on environmental components in the area.
3. Environmental monitoring program of industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial complex, trade villages and production, business and service facilities includes monitoring programs on emissions and environmental components in accordance with the law.
Article 124. Environmental monitoring system
1. Environmental monitoring system includes:
a) National environmental monitoring;
b) Provincial environmental monitoring;
c) Intramural environmental monitoring.
2. Organizations involved in the environmental monitoring system include:
a) Organizations in charge of on-site sampling and measurements;
b) Sample analyzing laboratories;
c) Monitoring equipment inspecting and standardizing organizations;
d) Data management and handling, monitoring result establishing and reporting organizations.
3. Environmental monitoring system must be synchronized and interconnected to create a consistent and comprehensive network.
Article 125. Environmental monitoring responsibilities
1. The Ministry of Natural Resources and Environment directs, instructs and monitors environmental monitoring on national level; organizes the implementation of national environmental monitoring.
2. People’s committees of provinces organizes an environmental monitoring program in the area, reports to the People’s Council of the same level and the Ministry of Natural Resources and Environment on monitoring results.
3. Industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial complex, trade villages and production, business and service bases must implement the monitoring program on emissions and environmental components; report to regulatory agencies on environmental protection in accordance with the law.
Article 126. Conditions of environmental monitoring
1. Any organization that is fully staffed in environmental monitoring and equipped with necessary facilities is permitted to participate in the environmental monitoring.
2. The government shall detail this Article.
Article 127. Environmental monitoring data management
1. The Ministry of Natural Resources and Environment manages environmental monitoring data; constructs national database on environmental monitoring; promulgate results of national monitoring; provides professional training and technical supports for the management of environmental monitoring.
2. People’s committees of provinces manage environmental monitoring data and promulgate results of local monitoring.
3. Industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial complex, trade villages and production, business and service bases shall manage environmental monitoring data and promulgate results of environmental monitoring in accordance with the law.