Chương IX Luật bảo vệ môi trường 2014: Quản lý chất thải
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.
2. Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.
3. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải.
1. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
2. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ.
4. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
1. Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải trên địa bàn.
2. Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn.
3. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
1. Bố trí mặt bằng tập kết chất thải trong phạm vi quản lý.
2. Xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường.
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người.
3. Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
5. Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp.
6. Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
7. Có phương án bảo vệ môi trường.
8. Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động.
9. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải.
2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.
3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.
5. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
6. Nguồn lực thực hiện.
7. Tiến độ thực hiện.
8. Phân công trách nhiệm.
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
1. Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý.
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải rắn thông thường và lượng phát thải.
2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.
3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.
5. Công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.
6. Nguồn lực thực hiện.
7. Tiến độ thực hiện.
8. Phân công trách nhiệm.
1. Nước thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Nước thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại.
1. Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
đ) Phải được vận hành thường xuyên.
3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Section 1. GENERAL REGULATIONS ON WASTE MANAGEMENT
Article 85. Requirements applied to waste management
1. Wastes must be managed throughout the process of generation, minimization, classification, collection, transport, recycling, and destruction.
2. Conventional wastes that contain hazardous wastes beyond permissible limits and cannot be classified shall be managed in accordance with hazardous waste.
3. The Government shall elaborate regulations on waste management.
Article 86. Minimization and recycling of wastes
1. Wastes that can be recycled and used as energy must be classified.
2. Owners of manufacturing and business organizations that produce wastes are responsible for minimizing, recycling wastes, or transfer wastes to the organizations capable of recycling such wastes.
Article 87. Collecting and treating discarded products
1. Owners manufacturing and business establishments must collect and treat discarded products.
2. Users are responsible for taking discarded products to proper places.
3. The People’s Committees and environment authorities shall facilitate manufacturing and business establishments to collect discarded products.
4. Discarded products shall be collected and treated in accordance with decisions of the Prime Minister.
Article 88. Responsibilities of the People’s Committees for waste management
The People’s Committees, within the area of their competence, are obliged to:
1. Formulate, approve and implement planning for local waste treatment infrastructure.
2. Invest in and operate public works serving local waste management.
3. Introduce incentive policies to support waste management as prescribed by law.
Article 89. Responsibilities of investors in industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones for waste management
1. Provide sufficient areas for gathering wastes under their management.
2. Develop and operate concentrated sewage treatment systems.
Section 2. MANAGEMENT of HAZARDOUS WASTES
Article 90. Document compilation, registration and licensing of hazardous waste treatment
1. Every entity that discharges hazardous wastes shall compile documents about hazardous wastes and apply for registration with an environment authority.
2. Only capable and licensed entities may process hazardous wastes.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall compile a list of hazardous wastes and issue licenses to process hazardous waste.
Article 91. Classification, collection, and storage of hazardous wastes prior to processing
1. Every entity that discharges hazardous wastes must collect, store, and process hazardous wastes in accordance with environmental standards; if the entity that discharges hazardous wastes fails to process hazardous wastes in accordance with environmental standards, hazardous wastes shall be transferred to an entity licensed to process hazardous wastes.
2. Hazardous wastes must be kept in specialized containers that ensure no negative impacts on humans and the environment.
Article 92. Transport of hazardous wastes
1. Hazardous wastes must be transported with suitable vehicles and equipment which are specified in the license to process hazardous wastes.
2. Hazardous wastes transported to another country must comply with the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 93. Conditions of facilities that process hazardous wastes
1. Its location is approved by a competent authority.
2. Its distance ensures no negative impacts on the environment and human.
3. There are technologies and specialized equipment for storing and processing hazardous waste in accordance with environmental standards.
4. There are constructions and measures for environmental protection.
5. There are managers granted certificates and qualified technicians.
6. There are procedures for safe operation of specialized equipment.
7. There is an environmental protection plan.
8. There is a plan for environmental remediation after shutdown.
9. There is an environmental impact assessment report approved by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 94. Waste management contents in environmental protection planning
1. Assessment and forecast for sources and amount of hazardous wastes.
2. Ability to collect and classify at source.
3. Ability to recycle.
4. Locations and scale of the gathering, recycling, and processing sites.
5. Hazardous waste processing technologies.
6. Resources
7. Schedule.
8. Task assignment.
Section 3. MANAGEMENT CONVENTIONAL SOLID WASTES
Article 95. Responsibility to classify conventional solid wastes
Owners of manufacturing and business establishments, organizations, households, and individuals that produce conventional solid wastes are responsible for classifying them at source to facilitate their recycling and processing.
Article 96. Collection and transport of conventional solid wastes
1. Conventional solid wastes shall be collected, stored, and transported with specialized vehicles and equipment.
2. Environment authorities shall organize the collection, storage, and transport of conventional solid wastes locally.
Article 97. Recycling and treating conventional solid wastes
Owners of manufacturing and business establishments, organizations, households, and individuals that produce conventional solid wastes are responsible for recycling and treating them. If conventional solid wastes cannot be recycled or treated, they shall be sent to the organizations capable of recycling such or processing such wastes.
Article 98. Conventional solid waste management contents in environmental protection planning
1. Assessment and forecast for sources and amount of conventional solid wastes.
2. Ability to collect and classify at source.
3. Ability to recycle.
4. Location and scale of the gathering, recycling, and processing sites.
5. Conventional solid waste treatment technologies
6. Resources
7. Schedule.
8. Task assignment.
Section 4. WASTEWATER MANAGEMENT
Article 99. GENERAL REGULATIONS ON WASTEWATER MANAGEMENT
1. Wastewater shall be collected and treated in accordance with environmental standards.
2. Wastewater that contains hazardous elements beyond the permissible limits shall be managed in accordance with regulations on hazardous wastes
Article 100. Collection and treatment of wastewater
1. Every urban area and concentrated residential area must have a system for separating rainwater and wastewater.
2. Wastewater produced by manufacturing and business establishments must be collected and treated in accordance with environmental standards.
3. Waste sludge from wastewater treatment systems shall be managed in accordance with regulations of law on solid waste management; waste sludge that contains hazardous wastes beyond permissible limits and shall be managed in accordance with hazardous wastes.
Article 101. Sewage treatment system
1. The following entities must have sewage treatment systems:
a) Concentrated manufacturing/business zones;
b) Trade villages complexes;
c) Manufacturing and business establishments that are not connected to any concentrated sewage treatment systems.
2. Every sewage treatment system must:
a) Have a technology process suitable for the type of wastewater that needs treating;
b) Have a treatment capacity that is sufficient for the amount of wastewater produced;
c) Treat wastewater according to environmental standards;
d) Has the wastewater discharge outlets located at positions convenient for inspection and supervision;
dd) Be operated regularly.
3. The manager of the sewage treatment system shall carry out periodic monitory before and after the treatment. Monitory data shall be kept as the basis for sewage treatment system inspection.
4. Manufacturing and business establishments that produce a large amount of wastewater that is likely to harm the environment must carry out automatic environmental monitoring send data to competent authorities as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Section 5. MANAGEMENT AND CONTROL OF DUST, EXHAUST GASES, NOISE, VIBRATION, LIGHT, AND RADIATION
Article 102. Management and control of dust and exhaust gases
1. Any entity that produces dust and/or exhaust gases during their business operation shall take measures to control and treat dust/exhaust gases in accordance with environmental standards.
2. Vehicles, machinery, equipment, constructions that produce dust and/or exhaust gases must have filters, covers, or other parts to minimize exhaust gases and reduce dust in accordance with environmental standards.
3. Dust and exhaust gases that contain hazardous elements beyond the permissible limits shall be managed in accordance with regulations on hazardous wastes.
Article 103. Management and control of noise, vibration, light, and radiation
1. Any entity that creates noise, vibration, light, and/or radiation must take measures to control and treat them in accordance with environmental standards.
2. Manufacturing and business establishments in residential areas that create noise must take measures to minimize them to avoid affecting the local community.
3. Managers of the routes with heavy traffic that produces noise, vibration, light, and radiation must take measures to minimize them in accordance with environmental standards.
4. It is prohibited to manufacture, import, transport, sell, and use firecrackers. The Prime Minister shall decide the manufacture, import, transport, sale, and use of firework.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực