Chương IV Luật bảo vệ môi trường 2014 : Ứng phó với biến đổi khí hậu
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với ứng phó biến đổi khí hậu.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với môi trường, biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Nội dung quản lý phát thải khí nhà kính gồm:
a) Xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;
b) Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội;
c) Quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái;
d) Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
đ) Hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các-bon thế giới;
e) Hợp tác quốc tế về giảm nhẹ khí nhà kính.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm kê khí nhà kính, xây dựng báo cáo quốc gia về quản lý phát thải khí nhà kính phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Ưu tiên xây dựng, thực hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
2. Cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.
2. Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
1. Cộng đồng có quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu được ưu tiên gồm:
a) Phát triển ngành và liên ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng;
b) Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện đại trong giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Nhà nước có chính sách hợp tác quốc tế thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh.
2. Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Article 39. General provisions on the response to climate change
1. All activities relating to the environmental protection must be harmoniously connected with the response to climate change.
2. Organizations or individuals shall be responsible to fulfill requirements for the environmental protection and response to climate change during their production, trading and service provision as stipulated in this Law and other relevant laws.
3. Ministries, quasi-ministerial organs and People’s Committees at all administrative levels shall design and develop the action plan for the environmental protection and response to climate change within their area of competence.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assist the Government in designing, implementing and providing guidelines for the responses to climate change.
Article 40. Integration of main contents of responses to climate change with the strategy, planning and proposal for socio-economic development
1. Main contents of response to climate change must be included in the strategy, planning, proposal for socio-economic development as well as planning for industrial and sectoral development, which is applicable to objects required to make a report on strategic environment assessment as prescribed in Article 13 of this Law.
2. The integration of main contents of responses to climate change into the strategy, planning and proposal for socio-economic development as well as planning for industrial and sectoral development must rely on the assessment of correlation of activities described in the strategy, planning and proposal with the environment, climate change, and a range of measures to be taken for the environmental protection and response to climate change.
Article 41. Management of greenhouse gas emissions
1. Management of greenhouse gas emissions shall be described as follows:
a) Setting the national regulations on the inventorying of greenhouse gases;
b) Taking action to reduce the harmful impact of greenhouse gases in conformity with socio-economic conditions;
c) Managing the forest resources in a sustainable manner, conserving and increasing forest carbon stock, protecting and fostering ecosystems;
d) Examining and inspecting the compliance with regulations on inventorying and reducing greenhouse gas emissions;
dd) Creating and developing carbon credit markets in the country, and participating in carbon credit markets in the globe;
e) Entering into the international cooperation in an effort to reduce greenhouse gases.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct and cooperate with relevant Ministries and industries in carrying out the inventorying of greenhouse gases, compile a national report on the management of greenhouse gas emission which meet the rigorous standards set out in the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 42. Management of ozone-depleting substances
1. Prioritize the introduction and implementation of policies on and plans for management, mitigation and elimination of ozone-depleting substances.
2. Prohibit the production, importation, temporary importation and re-exportation as well as consumption of ozone-depleting substances in uniformity with the regulations set out in the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 43. Renewable energy development
1. Renewable energy refers to energy that comes from resources such as water, wind, sunlight, geothermal heat, tides, waves, biological fuels and other resources that can generate renewable energy.
2. Promote the production, importation and employment of renewable energy-driven machinery, equipment and means of transport.
Article 44. Eco-friendly production and consumption
1. Agencies, organizations, family households or individuals shall be responsible to manufacture and consume eco-friendly products and services.
2. The Head of state budget-funded institutions shall bear their responsibility for preferring eco-friendly products and services that have been recognized as ecolabels under legal regulations.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct and cooperate with communications agencies in performing the advertisement and promotion activities for such eco-friendly products and services.
Article 45. Waste-to-energy process
1. Owner of manufacturing or business establishments must be responsible for reducing, reusing and recycling wastes, and generating the energy from wastes.
2. The Government shall provide preferential policies on the mitigation, reuse and recycling of wastes, and generation of the energy from wastes.
Article 46. Rights and responsibilities of the human community for the response to climate change
1. Human community shall be vested with the right to provide and request the provision of information about climate change issues, exclusive of information specified in the list of state secret information.
2. Human community shall be responsible for participating in activities relating to the response to climate change.
3. The regulatory agency in charge of climate change issues shall bear responsibility for providing information and create events to raise people's awareness of climate change as well as provide better supports to human communities to get involved in activities relating to the response to climate change.
Article 47. Development and application of technological and scientific advances for the response to climate change
1. All activities relating to the study, transfer and application of technological and scientific advances for the response to climate change shall be given priority, including:
a) Developing a single scientific discipline or a combination of scientific disciplines of the management, assessment, supervision and prediction of impacts caused by climate change on the socio-economic growth, environmental issues and community health;
b) Conduct basic and applied scientific investigation and research; develop and transfer technological advances in reducing greenhouse gases and coping with climate change; enhance the competitiveness of the economy, key manufacturing industries; promote the development of low carbon economy and green growth.
2. Agencies, organizations and manufacturing or business establishment shall be responsible for conducting or engaging in scientific and technological researches, transfer and application with the aim of responding to the climate change.
Article 48. International cooperation in the response to climate change
1. The State shall introduce policies on international cooperation in attracting more investments, financial aids, develop and transfer technologies, and enhance its competence in taking measures to respond to the climate change with the aim of building a green economy in the future.
2. The Government shall regulate the roadmap and modality for their participation in reducing global greenhouse gases in conformity with socio-economic conditions and commitments made in the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.