Chương XIII Luật bảo vệ môi trường 2014: Thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo cáo môi trường
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích công cộng.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương thu thập và quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thu thập, quản lý thông tin môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường của Bộ, ngành, địa phương và tích hợp với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập hồ sơ môi trường, quản lý thông tin về tác động đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
3. Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
1. Thông tin môi trường phải được công khai gồm:
a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;
c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
d) Các báo cáo về môi trường;
đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
1. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành, hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường địa phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
1. Thống kê môi trường là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các chỉ tiêu cơ bản phản ánh bản chất và diễn biến của các vấn đề môi trường theo không gian và thời gian.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường, tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường quốc gia; hướng dẫn công tác thống kê môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường quốc gia.
3. Bộ, ngành tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường trong phạm vi quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của ngành, lĩnh vực; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thống kê môi trường của địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê môi trường của địa phương; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về chỉ tiêu thống kê môi trường.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
4. Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.
5. Bộ, ngành báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ, Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường.
2. Quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải.
3. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra.
4. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý.
5. Nguồn lực về bảo vệ môi trường.
6. Đánh giá công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường.
7. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp phải đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; căn cứ những vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, quyết định lập báo cáo chuyên đề về môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
2. Các tác động môi trường.
3. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường.
4. Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân.
5. Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội.
6. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường.
7. Dự báo thách thức về môi trường.
8. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
ENVIRONMENTAL INFORMATION, DIRECTIVE, STATISTICS AND REPORTING
Section 1. ENVIRONMENTAL INFORMATION
Article 128. Environmental information
1. Environmental information includes figures, data about environmental components, environmental impacts, policies and law on environment and environmental protection.
2. Environmental database is a collection of information about the environment being constructed, updated and maintained to meet the demands for access and use of information for environmental protection tasks and for the public interests.
Article 129. Collection and management of environmental information
1. The Ministry of Natural Resources and Environment actively coordinates with the ministerial, departmental and local levels to collect and manage environmental information, construct national environmental database.
2. Ministries, departments and people’s committees of all levels, within their own duties and authorities, collect and manage environmental information, construct ministerial, departmental and local environmental database and integrate them into the national environmental database.
3. Industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial complex, trade villages and production, business and service bases prepare environmental dossiers; manage information of environmental impacts from activities of production, business and service.
Article 130. Announcement and supply of environmental information
1. Organizations, individuals managing industrial parks, export processing zones, high-tech zones, industrial complexes, trade villages and production, business and service facilities and being subject to the list responsible for the preparation of environmental impact assessment reports are responsible for reporting to the environmental management agencies under people’s committees of provinces on environmental information within their authorities.
2. Production, business and service bases which are not subject to the list as stipulated in Paragraph 1 of this Article are responsible for supplying environmental information in relation to their operation to the people’s committees of districts and communes.
3. Annually, the ministries, departments are responsible for supplying environmental information relating to branches and areas under their management to the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall detail this Article.
Article 131. Publishing of environmental information
1. Environmental information to be made known in public includes:
a) Strategic environmental assessment report, environmental impact assessment report and environmental protection plan;
b) Information of emission sources, emissions and treatment of waste;
c) Areas suffering from serious and particularly serious pollution, degradation, areas at risk of environmental incident;
d) Environmental reports;
đ) Results of environment inspections.
1. Information stipulated in this Paragraph and classified as state secrets is not permitted to be published.
2. The publishing method must ensure convenience for information recipients
3. Information-publishing agencies are legally responsible for accuracy of the information.
Section 2. Environmental indicators and statistics
Article 132. Environmental indicators
1. Environmental indicators are quantities that reflect specific characters of the environment for the purpose of evaluating and monitoring the developments of environmental quality, preparation of report on current environmental condition.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall construct, promulgate and instruct the implementation of the national environmental directive.
2. People’s committees of provinces shall construct, promulgate and develop the implementation of local environmental directive based on the national environmental directive.
Article 133. Environmental statistics
1. Environmental statistics are an activity of enquiry, reporting, compilation, analysis and promulgation of basic criteria reflecting nature and situation of environmental matters according to space and time.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate the system of environmental statistics criteria, organizes the implementation of national environmental statistics tasks; instructs tasks of environmental statistics; construct national environmental statistics database.
3. Ministries, departments shall organize the implementation of environmental statistics tasks within their management; construct environmental statistics database of branches and areas; make annual reports to the Ministry of Natural Resources and Environment on criteria of environmental statistics.
4. People’s committees of provinces shall organize the implementation of local environmental statistics tasks; construct database of local environmental statistics; make annual reports to the Ministry of Natural Resources and Environment on criteria of environmental statistics.
Section 3. Environmental reporting
Article 134. Annual environmental protection reporting responsibilities
1. The People’s Committees of communes shall submit reports on local environmental protection tasks to the People’s Council of the same commune and the People’s Committee of districts. .
2. People’s Committees of districts shall submit reports on local environmental protection tasks to the People’s Council of the same district and the People’s Committee of provinces.
3. People’s committees of provinces report on local environmental protection to the People’s Councils of the same province and the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. Management boards of economic, industrial, export processing, high-tech zones, industrial complexes must report to people’s committees of provinces on environmental protection.
5. Ministries, departments shall report on the tasks of environmental protection in management to the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. Ministry of Natural Resources and Environment reports on environmental protection on the national scale to the Government and National Assembly
6. Ministry of Natural Resources and Environment shall instruct the construction of environmental protection report.
Article 135. Report of environmental protection tasks
1. Quo status, happening of environmental components.
2. Scale, nature and impacts of emission sources.
3. Adherence to regulations of law on environmental protection; results of investigation, inspection.
4. List of entities causing serious pollution to the environment and disciplinary/remedial actions
5. Resources for environmental protection
6. Evaluation of environmental protection management and operation
7. Environmental protection plan and solutions
Article 136. Annual socio-economic report on environmental protection
Annual socio-economic reports by the Government and People’s committees of all levels must specify the implementation of environmental protection criteria and environmental protection tasks.
Article 137. Environmental quo status reporting responsibilities
1. The Ministry of Natural Resources and Environment prepares national environmental quo status report every five years; prepares annual thematic report on national environment.
2. People’s committees of provinces prepares local environmental quo status report every five years; based on local environmental pressing issues, shall decide to prepare thematic report on environment.
3. The Minister of Natural Resources and Environment instructs the preparation of environmental quo status report.
Article 138. Environmental quo status report
1. Overview of natural, economic and social conditions
2. Environmental impacts
3. Quo status and happening of environmental components
4. Environmental pressing issues and causes
5. Environmental impacts on economy and society
6. Implementation of policies, law and environmental protection activities
7. Forecasting of environmental challenges
8. Environmental protection plan and solutions