Chương V Luật bảo vệ môi trường 2014: Bảo vệ môi trường biển và hải đảo
Số hiệu: | 55/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 683 đến số 684 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bảo vệ môi trường 2014: nhiều quy định cụ thể hơn
Ngày 23/6/2014 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Một số điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật 2005 như sau:
- Quy định thêm những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7;
- Quy định cụ thể thêm về nội dung, nguyên tắc và trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tại mục 1 - Chương II;
- Quy định thêm các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; bổ sung đối tượng phải lập ĐMC (Điều 14, Điều 15)
- Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này(Điều 18)
- Quy định thêm đối tượng, nội dung, trình tự lập kế hoạch bảo vệ môi trường tại mục 4 Chương II
- Việc bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cụ thể hóa hơn tại Chương III.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
5. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.
1. Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
3. Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo có nguy cơ gây sự cố môi trường phải có kế hoạch, nguồn lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cảnh báo, thông báo kịp thời về sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.
PROTECTION OF MARINE AND ISLAND ENVIRONMENT
Article 49. General provisions on the protection of marine and island environment
1. Strategy, planning and proposal for the socio-economic development, national defense and security relating to sea and islands must include environmental protection and response to climate change.
2. Waste sources discharged from mainland, islands and marine activities must be controlled, prevented, mitigated and disposed in accordance with laws.
3. Prevention and response to environmental emergencies that take place on the sea and islands require the close cooperation between regulatory bodies, rescue teams and other relevant entities.
4. Organizations or individuals operating on the sea and islands must take the initiative in responding to environmental emergencies and bear their responsibility for working with regulatory bodies and other interested entities to respond to environmental emergencies that occur on the sea and islands.
5. Strategy, planning and proposal for the extraction of natural resources from marine zones, islands, wildlife sanctuaries, mangrove forest, natural and island heritage sites must align with the strategy and planning for environmental protection.
Article 50. Controlling and processing of marine and island environment pollution
1. Waste substances discharged from the mainland to the seas and derived from the sea and islands must be statistically reported, assessed and subject to any measure to be taken to prevent, reduce and dispose them to achieve accepted standards set out in the technical regulations on environment.
2. Oil, fat, drilling fluids, ballast water, chemicals and other hazardous substances after being used for activities on the sea and islands must be collected, stored, transported and disposed in accordance with regulations on waste management.
3. Dumping and discharge of wastes on the marine zones and islands must be based on the specific features and attributes of wastes and must be permitted by the competent regulatory agencies.
4. Preventive and remedial measures against marine and island environmental pollution must comply with International Agreements on sea and islands to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 51. Prevention of and response to marine and island environmental emergencies
1. Organizations or individuals whose activities on the sea and islands can pose a threat to causing environmental emergencies must set up plan and prepare resources to prevent and respond to environmental emergencies as well as send a report to regulatory agencies.
2. Ministries, quasi-ministerial agencies, Governmental organs and provincial People’s Committees within their powers and jurisdiction must be responsible for promptly alerting and notifying any marine environmental emergency as well as take responsive and remedial measures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực