Chương XIV Luật Bảo vệ môi trường 2005: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Thanh tra bảo vệ môi trường có đồng phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
2. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường.
1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra;
b) Thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc;
c) Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại điểm c khoản này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;
đ) ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu.
3. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này.
1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.
2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;
b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây:
a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.
4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
INSPECTION AND DEALING WITH BREACHES, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AMD DENUNCIATIONS AND COMPENSATION FOR ENVRIONMENTAL DAMAGES
SECTION 1. INSPECTION AND DEALING WITH ENVIRONMENTAL BREACHES, SETTLEMENT OF ENVIRONMENTAL COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 125: Inspection of Environmental Protection
1. Inspection of environmental protection is a specialized inspection in environmental protection.
Environmental inspectors shall be provided with their own uniform, badge, necessary equipment and facilities to perform their tasks.
2. The competence and duties of environmental protection inspectors shall be performed in accordance with the provisions of the law on inspection.
3. The Government shall regulate the organizational structure and operation of environmental protection inspection.
Article 126: Responsibilities for Performing Examination and Inspection of Environmental Protection
1. Responsibilities for performing the examination and inspection of environmental protection shall be specified as follows:
(a) Minister of the Ministry of Natural Resources and the Environment and Chairpersons of provincial level People’s Committees shall have the responsibility to examine and make decisions on the inspection of environmental protection in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law on inspection;
(b) The environmental protection inspectorate of the Ministry of Natural Resources and the Environment shall examine and inspect the performance of environmental protection by the production, business and service units that fall under the competence of the review and approval of environmental impact assessment reports by the Ministry of Natural Resources and the Environment, ministries, ministerial level agencies and Government bodies; collaborate with specialized environmental protection inspectorates of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security in the examination and inspection of environmental protection performed by their subordinate units;
(c) Provincial level environmental protection inspectorates shall examine and inspect environmental protection performed by local economic organizations and self- accounting enterprises, and by projects that fall under the competence of the review and approval of environmental impact assessment reports by provincial level People’s Committees, and other projects that fall under the competence of the examination and inspection of the Ministry of Natural Resources and the Environment in case there exist signs of violation against the law on environmental protection;
(d) District level People’s Committees shall examine and inspect environmental protection performed by administrative agencies, self-accounting enterprises, except those that fall under item (c) of this Paragraph, and small sized production, business and service establishments;
(f) Communal level People’s Committees shall examine environmental protection performed by households and individuals.
In necessary case, environmental protection inspectorates at all levels and district level People’s Committees shall, in collaboration with communal level People’s Committees, have the responsibility to assist in examining and inspecting environmental protection performed by organizations and individuals that commit seriously violations against the law on environmental protection.
2. The State management agencies at all levels and concerned specialized agencies shall, on request, have the responsibility to assist and collaborate with environmental protection inspectorates during the process of examination and inspection of environmental protection.
3. The examination and inspection of environmental protection shall be performed to the maximum of two times a year for the production, business and service establishments except those who are denounced to infringe or there are signs of their breaches of, the law on environmental protection.
Article 127: Dealing with Breaches
1. Those who commit violations against the law on environmental protection shall, depending on the nature and extent of the infringement, be dealt with administratively, or be criminally prosecuted; and must remedy pollution, rehabilitate the environment and compensate for damages if committed acts of causing environmental pollution, degradation, incidents and damages to other organizations and individuals, in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
2. Heads of organizations, officers and public servants who take advantage of their positions and powers to trouble and harass organizations and citizens, to protect persons infringing the environmental protection law, whose lack of responsibility allows seriously environmental pollution and incidents occur, shall, depending on the nature and extent of the infringement, be disciplined or be criminally prosecuted; and must compensate for the damages if committed to cause, in accordance with the provisions of the law.
Article 128: Environmental Complaints, Denunciations and Lawsuits
1. Organizations and individuals shall have the rights to make complaints to the competent State agencies about, or initiate lawsuits at the Court against acts of infringing the law on environmental protection and intruding their rights and legitimate interests.
2. Citizens shall have the rights to denounce to the competent agencies and the competent officials about acts in breach of environmental protection law as follows:
(a) Causing environmental pollution, degradation and incidents;
(b) Infringing the rights and interests of the State, residential communities, organizations, families and individuals;
3. The State agencies and competent officials receiving complaints and denunciations shall have the responsibility for their examination and settlement according to the provisions of the law relating to complaint and denunciation, and the provisions of this Law.
Article 129: Environmental Disputes
1. Contents of environmental disputes include:
(a) Dispute concerning the rights and responsibilities for environmental protection relating to the exploitation and use of environmental components;
(b) Dispute concerning the determination of causes leading to environmental pollution, degradation and incidents, and of responsibilities for the treatment and remedy of consequences, and compensation for damages caused by environmental pollution, degradation and incidents.
2. Parties to environmental disputes include:
(a) Disputing organizations and individuals using environmental components;
(b) Organizations and individuals exploiting and using environmental components and those organizations and individuals who are responsible for the remedy and rehabilitation of polluted and degraded areas and compensations for environmental damages;
3. The settlement of environmental disputes shall be implemented according to the provisions of the law on the settlement of civil disputes outside contract and the other provisions of the relevant law.
4. Environmental disputes that arise in the territory of Viet Nam to which one or more parties concerned are foreign organizations or individuals, shall be settled in accordance with the law of Viet Nam; unless stipulated otherwise by the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
SECTION 2. COMPENSATION FOR DAMAGES CAUSED BY ENVIRONMENTAL POLLUTION AND DEGRADATION
Article 130: Damages Caused by Environmental Pollution and Degradation
Damages cause by environmental pollution and degradation include:
1. Degradation in the function and usefulness of the environment;
2. Damages to human health and life, properties and legitimate interests of organizations and individuals due to degradation in the function and usefulness of the environment.
Article 131: Determination of Damages Caused by Environmental Pollution and Degradation
1. Degradation in the function and usefulness of the environment includes the following categories:
(a) Being degraded;
(b) Seriously degraded;
(c) Extremely seriously degraded.
2. The determination of the extent and limits of the environment that is degraded in terms of its function and usefulness includes:
(a) Determination of limits and areas of regions and their core zones being seriously and extremely seriously degraded;
(b) Determination of limits and areas of buffer zones being directly degraded;
(c) Determination of limits and areas of other regions being affected from core and buffer zones.
3. The determination of environmental components being degraded, including:
(a) Determination of the quantity of degraded environmental components and types of damaged ecosystems and species;
(b) Levels of damage of each specific environmental components, ecosystems and species;
4. The calculation of costs of environmental damages shall be specified as follows:
(a) Calculation of costs incurred in short and long term damages induced by degradation in the function and usefulness of the environment;
(b) Calculation of costs incurred in environmental remedy, improvement and rehabilitation;
(c) Calculation of costs incurred in the mitigation or elimination of sources that cause damages;
(d) Exploring comments from other concerned parties;
(e) Taking one of the measures defined in Items (a), (b), (c) and (d) of this Paragraph to calculate costs incurred in environmental damages depending on specific conditions, to serve as basis for determining levels of compensation and settlement of compensation for environmental damages.
5. The determination of damages induced from degradation in the function and usefulness of the environment shall be performed independently or in collaboration with parties that cause damages and affected parties.
At the request of one or all parties concerned, specialized agencies of environmental protection shall have the responsibility to participate, and provide guidance in the calculation and determination of damages or to witness the determination of damages.
6. The determination of damages in terms of human health and life, properties and legitimate interests of organizations and individuals caused by environmental pollution and degradation shall be performed in accordance with the provisions of the law.
7. The Government shall guide the determination of damages caused by environmental pollution and degradation.
Article 132: Valuation of Damages Caused by Degradation in the Function and Usefulness of the Environment
1. The valuation of damaged caused by degradation in the function and usefulness of the environment shall be performed on the request of affected organizations and individuals or by agencies that are engaged in the settlement of compensation for environmental damages.
2. Grounds for the valuation of damages shall consist of compensation dossiers, data and information, evidence and others relating to the compensation for damages and parties that cause the damages.
3. The selection of agencies in charge of damage valuation must seek consensus between compensation claiming parties and affected parties; if the parties concerned cannot reach agreement on the selection of agencies in charge of damage valuation, which shall be decided by agencies assigned to deal with the compensation for damages.
Article 133: Settlement of Compensation for Environmental Damages
The settlement of compensation for environmental damages shall be specified as follows:
1. Agreement by parties concerned;
2. Request for arbitration;
3. Initiation of lawsuits at the Court.
Article 134: Insurance for Liability for Compensation for Environmental Damages
1. The State shall encourage insurance enterprises in the implementation of insurance of the liability for compensation for environmental damages.
2. The State shall encourage organizations and individuals engaged in production, business, service and other activities to insure their liability for compensation for environmental damages.
3. Organizations and individuals engaged in activities that are likely to impose potential risks of significant environmental damages must insure their liability for compensation
for environmental damages.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực