Chương V Luật Bảo vệ môi trường 2005: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
3. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
4. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
6. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
8. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc môi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;
c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;
đ) Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước;
e) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.
1. Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường.
Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề bằng các biện pháp sau đây:
a) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung;
b) Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung;
c) Quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư;
d) Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm.
3. Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường:
a) Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải;
b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn;
c) Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
đ) Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.
2. Bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước.
Bệnh viện, cơ sở y tế khác xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm không được đặt trong khu dân cư.
3. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật này và pháp luật về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
4. Người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên quan đến chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ chất thải y tế.
5. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, cơ sở y tế khác; đề ra biện pháp giải quyết ô nhiễm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế khác.
1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
1. Quy hoạch giao thông phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Ô tô, mô tô và phương tiện giao thông cơ giới khác được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, xác nhận mới được đưa vào sử dụng.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô, mô tô và xe cơ giới khác.
3. Ô tô phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do Bộ Giao thông vận tải cấp mới được lưu hành.
4. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.
5. Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;
b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.
6. Nhà nước khuyến khích chủ phương tiện vận tải hàng hoá có nguy cơ gây sự cố môi trường mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
1. Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
2. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ;
c) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
d) Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;
đ) Thực phẩm, thuốc y tế, thuốc bảo vệ động vật, thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
5. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.
1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;
c) Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu:
a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;
b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu;
c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất;
c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu;
b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa phương mình.
5. Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, phục hồi môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh;
d) Phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Khoáng sản phải được lưu giữ, vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.
3. Việc sử dụng máy móc, thiết bị, hoá chất độc hại trong thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
4. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
5. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện;
b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.
3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
4. Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
c) Chất thải rắn chăn nuôi phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi trường;
d) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
đ) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
4. Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải;
b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;
c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
5. Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
6. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
1. Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
b) Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
4. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư, người dân thực hiện chôn cất trong khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
6. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng quy định tại Điều này.
1. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 93 của Luật này;
b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
c) Cấm hoạt động.
3. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và hằng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường và công khai cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, thanh tra việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
7. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ đất, ưu đãi tín dụng và nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PRODUCTION, BUSINESS AND SERVICE ACTIVITIES
Article 35: Environmental Protection Responsibilities of Organizations and Individuals in Production, Business and Service Activities
1. To observe the provisions of the law on environmental protection.
2. To undertake measures for environmental protection prescribed in the approved environmental impact assessment reports and the registered environmental protection commitments, and to comply with the established environmental standards.
3. To prevent and restrict adverse impacts caused by their operations on the environment.
4. To remedy environmental pollution caused by their operations.
5. To propagandize, educate, and raise consciousness of, environmental protection among laborers working in their production, business and service units.
6. To comply with regimes of environmental performance reporting in accordance with the provisions of the law on environmental protection.
7. To comply with regimes of examination and inspection of environmental protection.
8. To pay environmental taxes and environmental protection fees.
Article 36: Environmental Protection in Centered Production, Business and Service Areas
1. Economic zones, industrial parks and clusters, export-processing zones, hi-tech parks, tourist centers and resorts (hereinafter called “Centered Production, Business and Service Areas”) must comply with the requirements for environmental protection, including:
a) Observing the approved development master planning;
b) Integrating the planning and arrangements of functional zones and types of operations with environmental protection;
c) Properly and adequately perform contents of the approved environmental impact assessment reports;
d) Providing with adequate facilities to collect and store general solid and hazardous wastes, and satisfying the requirements for receiving wastes that are segregated at source from the centered production, business and service areas;
e) Installing and routinely operating systems of centered wastewater collection and treatment, and of air emission treatment that meet the environmental standards;
f) Complying with the requirements for the protection of environmental landscapes and the health of communities and laborers;
g) Establishing environmental monitoring systems;
h) Establishing professional sections that are qualified to perform tasks of environmental protection.
2. Industrial parks and clusters, export-processing zones and hi-tech parks that are likely to cause adverse damages to the environment, must be located at an environmentally safe distance from local residential areas and nature reserves.
3. The implementation of production, business and service projects within the centered production, business and service areas shall be only allowed when the requirements stipulated in Paragraph 1 of this Article are complied with, examined and certified by the competent State agencies.
4. Specialized units of environmental protection within the centered production, business and service areas shall have the responsibility to perform the following tasks:
a) To examine and monitor the performance of environmental protection requirements by units and projects invested within the centered production, business and service areas;
b) To manage general solid and hazardous waste collection and storage systems; centered wastewater collection and treatment systems; and air emission treatment systems;
c) To organize environmental monitoring, assessment of the current state of the environment, synthesize and prepare environmental performance reports and regularly report to specialized agencies of environmental protection at provincial level;
d) To provide the management boards with consultations in the settlement of disputes relating to environmental issues between projects implemented within the centered production, business and service areas.
5. Provincial level People’s Committees shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies, have the responsibility to direct and organize the performance of environmental protection in the centered production, business and service areas within the territory under their management.
Article 37: Environmental Protection by Production, Business and Service Units
1. Production, business and service units must comply with the following requirements for environmental protection:
a) To construct wastewater collection and treatment infrastructures in compliance with the environmental standards.
In case the transfer of wastewater effluents to centered wastewater treatment systems is required, regulations stipulated by the management organizations of the centered wastewater treatment systems must be observed;
b) To provide adequate facilities and equipment for collecting and storing solid wastes and put
in place solid waste segregation at source;
c) To develop and take measures for reducing and treating dusts and air emissions to meet the environmental standards before releasing into the environment; ensure the avoidance of any leakage and/or dispersion of toxic gases and emissions into the environment; restrict the generation of noise, lighting and heat causing adverse effects on ambient environments and laborers;
d) To provide adequate resources and equipment for ensuring environmental incident prevention and response, especially in those production units that consume chemicals and radioactive, flammable and explosive substances;
2. Production units and/or storehouses that fall into the following categories must not be located within residential areas, or must be located at an environmentally safe distance from residential areas:
a) Use of flammable and explosive substances;
b) Use of substances that generate high levels of radioactivity and radiation;
c) Use of toxic substances that may harm the health of human beings, animals and poultries;
d) Release of odors that cause adverse effects on human health;
e) Potentially serious pollution that may be caused to water resources;
f) Generation of noise, dusts and air emissions at levels exceeding the permissible standards.
Article 38: Environmental Protection in Craft Villages
9. The planning, construction, improvement and development of craft villages must be integrated with environmental protection;
The State shall encourage the development of craft village industrial areas and clusters that share environmental protection infrastructure systems;
10. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to direct and organize the inventory and assessment of pollution levels at craft villages within the territory, and develop plans to address environmental pollution at craft villages by taking measures as follows:
a) To improve, upgrade or newly construct centered wastewater collection and treatment systems;
b) To construct general solid and hazardous waste storages, and provide equipment for satisfying the requirements for waste collection, and which are appropriate to the segregation of wastes at source to facilitate the centered waste treatment;
c) To make planning of craft village industrial areas and clusters in order to relocate those production units that seriously pollute the environment from residential areas;
d) To propagandize and disseminate information about new and less polluting technologies among the people for their knowledge and adoption.
11. Production units that operate within craft village industrial areas and clusters, must comply with the following requirements for environmental protection:
a) Wastewater effluents must be collected and transferred to centered wastewater treatment systems; in case that the centered wastewater treatment system is not available, measures of wastewater treatment to meet the environmental standards must be undertaken before discharging;
b) Solid wastes must be segregated at source and transported to storages of solid wastes according to the regulations on waste management; in case that solid wastes contain hazardous substances, the solid wastes must be segregated, collected, stored and treated in accordance with the regulations on hazardous waste management;
c) Financial contributions must be made to constructing environmental protection infrastructures and, environmental protection fees must be fully paid according to the provisions of the law.
Article 39: Environmental Protection in Hospitals and Other Medical Units
1. Hospitals and other medical units must comply with the following requirements for environmental protection:
a) Having medical wastewater effluent collection and treatment systems installed or measures taken, and routinely operated to meet the environmental standards;
b) Providing specialized equipment to segregate pathological and medical wastes at source;
c) Undertaking measures to treat and dispose of pathological and medical wastes and expired medicines to ensure sanitation and the compliance with the environmental standards;
d) Having plans drawn up, and facilities and equipment provided to prevent and respond to any of environmental incidents caused by medical wastes;
e) Solid wastes and domestic wastewater discharged from patients must be pre-treated to eliminate germs that are potentially contagious prior to the transfer to centered treatment and disposal facilities;
2. Hospitals and other medical units engaged in the treatment of communicable diseases must undertake measures to isolate their treatment activities from residential areas and water resources.
New hospitals and other medical units engaged in the treatment of communicable diseases must not be constructed within residential areas;
3. X-ray establishments and radioactive substance based medical tool kits and equipment must comply with the requirements for nuclear safety and radiation safety as stipulated in Article 89 of this Law and the law on nuclear safety and radiation safety.
4. Workers in hospitals and other medical units engaged in activities related to medical wastes must be provided with protective clothes and safety equipment to protect them from the infection of epidemic diseases from medical wastes.
5. The Ministry of Health shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the inventory of waste discharge sources and the assessment of pollution levels in hospitals and other medical units; and working out measures to tackle pollution, and guiding and inspecting the performance of the law on environmental protection by hospitals and other medical units.
Article 40: Environmental Protection in Construction Activities
1. The planning of construction must comply with the standards and requirements for environmental protection.
2. The construction of works must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Works constructed within residential areas must take measures to ensure the avoidance of generating dusts, noise, vibration and light at levels exceeding the permissible standards;
(b) The transport of building materials must be performed by technically proper means to avoid spillage, leakage and environmental pollution;
(c) Liquid and solid wastes and other wastes under all categories must be collected and treated to meet the environmental standards.
3. People’s Committees at all levels and public order management units may undertake measures to deal with owners of works and means of transport that infringe the regulations on environmental protection.
Article 41: Environmental Protection in Transport Activities
1. The planning of transport must comply with the standards and requirements for environmental protection.
2. Motor vehicles, motorbikes and other motor means of transport that are domestically manufactured, assembled or imported, must comply with the standards on vehicle emissions and noise levels, and must be inspected and certified by the registry offices to meet the environmental standards before operation.
The Ministry of Transport shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, be primarily responsible for guiding the inspection and certification of the compliance with the environmental standards for motor vehicles, motorbikes and other motor means of transport.
3. Those motor vehicles that are granted environmental standard certificates by the Ministry of Transport shall be allowed to operate.
4. Means of transport that transport raw materials, materials and wastes must be provided with coverings and containers in order to ensure the avoidance of spillage and leakage causing environmental pollution during the transport.
5. The transport of goods and materials that are likely to impose risks of environmental incidents, must comply with the following requirements:
(a) Use of specialized equipment and means of transport to ensure the avoidance of spillage, leakage and release into the environment;
(b) Having the transport license granted by the competent State management agencies;
(c) Complying with the assigned routes and schedules specified in the permits.
6. The State shall encourage owners of means of transport engaged in the transport of goods that may impose risks of environmental incidents, to insure against the liability of compensation for environmental damages.
Article 42: Environmental Protection in Importation and Transit of Goods
1. Machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods that are imported must comply with the environmental standards.
2. The following machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods must be prohibited from the import:
(a) Machinery, equipment and means that fail to comply with the environmental standards;
(b) Used machinery, equipment and means of transport for the purpose of disassembly;
(c) Raw materials, fuels, materials, chemicals and goods that fall under the list of items banned from the import;
(d) Machinery, equipment and means contaminated with radioactive substances, pathological microbes and other toxins that are not yet cleansed or unable to be cleaned up;
(e) Foods, medicines, pesticides and veterinary medicines that expire or fail to comply with the standards on food quality, hygiene and safety.
3. Machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods falling under the categories specified in Paragraph 2 of this Article that are once imported, must be re-exported, disposed of, or destroyed by their owners in accordance with the provisions of the law on waste management; in case of causing serious consequences to the environment, the owners shall be dealt with administratively or be criminally prosecuted, depending on the nature and extent of the infringement; in case of causing damages to the environment, the owners must compensate for the damages in accordance with regulations by the law.
4. Goods, equipment and means that are likely to cause environmental pollution, degradation and incidents in transit through the territory of Viet Nam, shall be subject to environmental permission and examination by the State management agencies of environmental protection.
5 The Ministry of Trade shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, the Ministry of Finance, relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies, shall be primarily responsible for guiding the compliance with the environmental protection requirements in the importation and transit of goods.
Article 43: Environmental Protection in Importation of Scrap Materials
1. Scrap materials to be imported must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Having been segregated, cleansed and unmixed with materials, products and goods that are banned from the import in accordance with the provisions of the law of Viet Nam or international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party;
(b) Without containing hazardous wastes and impurities, except non-hazardous impurities mixed during loading, unloading and transport operations;
(c) Falling under the list of scrap material categories that are permitted for import established by the Ministry of Natural Resources and the Environment.
2. Organizations and individuals directly engaged in the use of scrap materials as input materials to their production and recycling processes, shall be eligible to import scrap materials if the following terms and conditions are satisfied:
(a) Having storehouses and yards separate for the storage of scrap materials to ensure conditions for environmental protection;
(b) Having adequate capacity of treating impurities mixed with scrap materials;
(c) Having technologies adopted and equipment provided for recycling and reusing scrap materials to meet the environmental standards.
3. Organizations and individuals engaged in the import of scrap materials shall have the responsibility to:
(a) Comply with the regulations by the law on environmental protection and other provisions of the relevant law;
(b) Notify, in writing, the State management agencies of environmental protection at provincial level where their production units, storehouses or yards of imported scrap materials are located, within at least five (5) days before the date of loading or unloading scrap materials, of categories, quantities and weights of imported scrap materials, border gates, transport routes, storehouses and yards for storing scrap materials and places where scrap materials are fed to production;
(c) Implement the treatment of impurities mixed with scrap materials; and handing over or sale of impurities are prohibited.
4. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to:
(a) Inspect, detect, prevent and deal with acts of violation against the law relating to imported scrap materials;
(b) Annually report to the Ministry of Natural Resources and the Environment on the situation of the import and use of scrap materials and imported scrap materials related environmental issues in their localities.
5. The import of scrap materials is a conditional form of business. The Ministry of Trade shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, be primarily responsible for imposing criteria and conditions on the business of organizations and individuals engaged in the import of scrap materials.
Article 44: Environmental Protection in Mineral Activities
1. Organizations and individuals engaged in mineral resources prospecting and exploitation and mineral processing, must take measures to prevent and respond to environmental incidents, and comply with the following requirements for environmental protection and rehabilitation:
(a) Collecting and treating wastewater to meet the environmental standards;
(b) Collecting and treating solid wastes in accordance with the regulations on general solid waste management; In case solid wastes contain hazardous factors, the management of solid wastes must be performed in accordance with the regulations on hazardous waste management;
(c) Taking measures to prevent and mitigate the release of dusts and toxic gases into the environment;
(d) Rehabilitating the environment upon the completion of mineral resource prospecting and exploitation and mineral processing activities.
2. Minerals must be stored and transported with specialized equipment and adequately covered to avoid their leakages and spillage into the environment.
3. The operation of machinery and equipment and the use of toxic chemicals in mineral prospecting, exploration, exploitation and processing shall be subject to the technical certification, inspection and monitoring by the State management agencies of environmental protection.
4. The exploration, prospecting, exploitation, transport and processing of oil, gas and other minerals containing radioactive elements and toxic substances, must comply with the regulations on chemical safety, nuclear safety and radiation safety, and the other regulations on environmental protection.
5. The Ministry of Industry shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing the inventory of waste discharge sources and the assessment of environmental pollution levels caused by mineral exploitation and processing units; and organizing the inspection of the compliance with the law on environmental protection by these units.
Article 45: Environmental Protection in Tourism Activities
1. Organizations and individuals engaged in the management and operation of tourist centers and destinations must take measures to protect the environment as follows:
(a) Posting up rules of environmental protection at tourist centers and destinations and guiding the enforcement of the rules;
(b) Installing and arranging soundly and adequately sanitary facilities and waste collection bins;
(c) Providing human resources for keeping sanitary conditions.
2. Tourists shall have the responsibility to:
(a) Comply with the rules and instructions on environmental protection set forth by tourist centers and destinations;
(b) Discard wastes into the established waste collection bins;
(c) Keep sanitary conditions in tourist sites;
(d) Not to intrude into landscapes, nature reserves, natural heritage and species of organisms at tourist centers and destinations.
3. The State management agencies of tourism at central level shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and monitoring the performance of environmental protection in tourism activities in accordance with the provisions of this Law and the other regulations of the relevant law.
Article 46: Environmental Protection in Agricultural Production
1. Organizations and individuals engaged in the production, import and trade of fertilizers, pesticides, and veterinary medicines, must comply with the provisions of the law on environmental protection and other regulations of the relevant law.
2. The trade in, and use of, varieties of pesticides and veterinary medicines that expire and are not included in the established lists must be prohibited.
3. Expired veterinary medicines and chemicals used in aquaculture; empty packages and containers of fertilizers, pesticides and veterinary medicines must be treated upon use in accordance with the regulations on waste management.
4. Centered animal rearing areas must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Ensuring environmental sanitation for residential areas;
(b) Having wastewater collection and treatment systems installed to meet the environmental standards;
(c) Livestock solid wastes must be managed in accordance with the regulations of waste management to avoid the release of wastes into the environment;
(d) Stables and farms must be periodically sanitized; and ensuring the prevention of, and preparedness to epidemic diseases;
(e) Carcasses of animals killed by epidemics must be managed in accordance with the regulations on hazardous waste management and hygiene and disease prevention;
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the guidance and inspection of the compliance with the law on environmental protection in agricultural production activities.
Article 47: Environmental Protection in Aquaculture
1. Organizations and individuals engaged in the production and import and trade of, veterinary medicines and chemicals in aquaculture must comply with the provisions of the law on environmental protection and the other regulations of the relevant law.
2. The use of veterinary medicines and chemicals that expire and are not included in the established lists in aquaculture must be prohibited.
3. Veterinary medicines and chemicals that expire for use in aquaculture; empty packages and containers of veterinary medicines and chemicals for aquaculture; sludge and feed residues must be collected during cleaning up aquacultural ponds, and treated in accordance with the regulations on waste management.
4. Centered aquacultural areas must be consistent with the local planning and comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Wastes must be collected and treated to meet the waste standards;
(b) Environmental rehabilitation must be performed upon the termination of aquacultural activities;
(c) Sanitary conditions and epidemic disease prevention in aquaculture must be ensured; and the use of chemicals that are toxic or toxically accumulative must be prohibited.
5. Centered aquacultural farms must not be constructed on alluvial plains that are being developed into coastal estuaries; and the destruction of mangrove forests for agriculture must be prohibited.
6. The Ministry of Fisheries shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the guidance and inspection of the compliance with the law on environmental protection in aquacultural activities.
Article 48: Environmental Protection in Burial Services
1. Burial grounds must comply with the following requirements:
(a) Being located in places and at a distance to satisfy the terms and conditions of environmental sanitation and landscapes in residential areas;
(b) Without causing pollution to water resources for domestic and production consumptions;
2. The resting, embalming, movement and burial of the deceased and remains must comply with the requirements for environmental sanitation.
3. The burial of the deceased due to dangerous diseases must comply with the regulations of the Ministry of Health.
4. The State shall encourage residential communities and the people to exercise the burial of the deceased within cemeteries and burial grounds in accordance with the local planning; the sanitary cremation of the deceased and the elimination of backward customs and habits in burial practice that pollute the environment;
5. Organizations and individuals engaged in the provision of burial services must comply with the provisions of the law on environmental protection and the law on hygiene and epidemic prevention.
6. The Ministry of Health shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and guiding the performance of environmental protection in burial activities as stipulated in this Article.
Article 49: Dealing with Production, Business and Service Units that Pollute the Environment
1. Sanctions imposed against organizations and individuals engaged in production, business and service activities that pollute the environment shall be specified as follows:
(a) Fines and enforced application of measures of waste reduction and treatment to meet the environmental standards;
(b) Temporary suspension of operation until necessary measures are taken for environmental protection;
(c) Other sanctions shall be imposed in accordance with the provisions of the law on dealing with administrative infringements;
(d) In case of causing damages to human life and health, properties and legitimate interests of organizations and individuals as the result of environmental pollution, compensation must be paid to the damages in accordance with the provisions of Section 2, Chapter XIX of this Law or criminal prosecution must be imposed;
2. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities that seriously pollute the environment, shall, in addition to sanctions stipulated in Paragraph 1 of this Article, be dealt with one of the following sanctions:
(a) To be enforced to take measures to remedy environmental pollution and rehabilitate the environment in accordance with the provisions of Article 93 of this Law;
c) To be enforced to relocate their establishments to areas that are distant from residential areas and appropriate to the carrying capacity of local environments;
(b) To be prohibited from operation
3. Responsibilities for, and the competence to decide on, dealing with establishments that pollute and seriously pollute the environment, shall be specified as follows:
(a) Specialized agencies of environmental protection at provincial level shall have the responsibility to detect and annually make a list of establishments that pollute and seriously pollute the environment in their localities, and report to the People’s Committees of the same level, the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies;
(b) Provincial level People’s Committees shall decide on dealing with establishments that pollute the environment in their localities according to their competence and decentralization stipulated by the Prime Minister of the Government;
(c) Ministers and Heads of ministerial level agencies and Government bodies shall, in collaboration with relevant provincial level People’s Committees, have the responsibility to decide the list, direct and organize the enforcement of establishments that pollute the environment according the competence of their management;
(d) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for submitting to the Prime Minister of the Government lists of establishments that seriously pollute the environment, and the dealing with those establishments that seriously pollute the environment at levels of severity beyond the competence or capacity to deal with by ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, for decision.
4. Ministers and Heads of ministerial level agencies and Government bodies shall, within the extent of their tasks and powers, have the responsibility to deal with establishments that pollute the environment in accordance with the provisions of Paragraphs 1 and 2 of this Article.
5. Decisions on dealing with establishments that pollute and seriously pollute the environment must be notified to the People’s Committees at district and communal levels where the establishments are located, and publicized for surveillance and inspection by the local people.
6. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall provide specific guidance for examining and inspecting the enforcement of establishments that pollute the environment.
7. The State shall encourage all organizations and individuals to develop technologies of environmental pollution treatment; provide supports from the state budget, land funds, preferential credits and other resources for enforcing establishments that pollute the environment.