Chương II Luật Bảo vệ môi trường 2005: Tiêu chuẩn môi trường
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;
b) Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
c) Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng.
1. Cấp độ tiêu chuẩn.
2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn.
3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn.
4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn.
5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn.
6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích.
1. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải.
2. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
a) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;
b) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;
c) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác;
d) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;
đ) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.
3. Tiêu chuẩn về chất thải bao gồm:
a) Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;
b) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải;
c) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;
d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;
đ) Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.
1. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm:
a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật;
b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
2. Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó.
1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.
2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó.
1. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường.
3. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.
4. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
Article 8: Principles for Establishment and Application of Environmental Standards
1. The establishment and application of environmental standards must observe the following principles:
a) To ensure the achievement of objectives set forth to protect the environment and prevent environmental pollution, degradation and incidents;
b) To ensure the established environmental standards to be timely issued, feasible and consistent with levels of socio-economic development and technology development of the country, and satisfy the requirements for international economic integration;
c) To be appropriate to specific characteristics of geographical regions, economic sectors, and specific types of production, business and service and technologies.
2. Organizations and individuals must observe the obligatory environmental standards proclaimed by the State.
Article 9: Contents of National Environmental Standards
1. Categories of standard;
2. Environmental parameters and limit values;
3. Objects of the application of the standards;
4. Procedures and methods for guiding the application of the standards;
5. Terms and conditions for the application of the standards;
6. Measurement, sampling and analytical methods.
Article 10: National System of Environmental Standards
1. The national system of environmental standards includes sets of ambient environment quality and waste standards.
2. The ambient environmental quality standards include:
a) Set of soil quality standards established for the purposes of agricultural, forestry and fishery production and other purposes;
b) Set of surface and ground water quality standards established for the purposes of water supplies for drinking, domestic, industrial, aquacultural and agricultural irrigation consumptions and other purposes;
c) Set of marine and coastal water quality standards established for the purposes of aquaculture, recreation and amusement and other purposes;
d) Set of air quality standards in urban and rural residential areas;
e) Set of standards for sound, light and radiation in residential areas and public places.
3. The waste standards include:
a) Set of standards for wastewater effluents discharged from industries, service, animal raising, aquaculture, households and other activities;
b) Set of standards for industrial air emissions and other air emissions released from domestic, industrial and medical solid waste treatment and disposal facilities and other waste treatment forms;
c) Set of standards for vehicle emissions and other emissions released from specialized machinery and equipment;
d) Set of hazardous waste standards;
e) Set of standards for noise and vibration established for means of transport, production and service establishments and construction activities.
Article 11: Requirements for Ambient Environmental Quality Standards
1. The ambient environmental quality standards specify limit values of environmental parameters that are appropriate to the purposes of use of environmental components, including:
a) Minimum permissible values of the environmental parameters that ensure the normal life and development of human beings and other living organisms;
b) Maximum permissible values of the environmental parameters at which there is no harm or damage caused to the normal life and development of human beings and other living organisms.
3. A specific guidance of standardized methods for measuring, sampling and analysis must be provided with the environmental parameters set forth in the environmental quality standards in order to define these parameters.
Article 12: Requirements for Waste Standards
1. The waste standards must specify maximum values of pollution parameters present in wastes to ensure that there is no harm to human beings and other living organisms.
2. Pollution parameters of wastes shall be defined on the basis of the toxicity and volumes of wastes and the carrying capacity of environments that receive wastes.
3. A specific guidance of standardized methods for measuring, sampling and analysis must be provided with the pollution parameters set forth in the waste standards.
Article 13: Issuance and Proclamation of National Environmental Standard Application
1. The Government shall specify the competence, order and procedures for establishing, promulgating and certifying the national environmental standards according to the provisions of the law on the standardization.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall proclaim the national environmental standards and stipulate a roadmap and coefficients for the application
of the environmental standards by sectors and regions, according to the carrying capacity of specific environments.
3. The revision of the national environmental standards shall be taken every five years; and in necessary case the revision of some environmental standards that are inappropriate any more and the amendment of new standards to the environmental standards may be taken earlier than the above said period.
4. The national environmental standards must be widely proclaimed to organizations and individuals for their knowledge and application.