Luật Bảo vệ môi trường 2005 số 52/2005/QH11
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 8
(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)
LUẬT
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về bảo vệ môi trường.
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
5. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.
6. ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;
b) Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
c) Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng.
1. Cấp độ tiêu chuẩn.
2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn.
3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn.
4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn.
5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn.
6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích.
1. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải.
2. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm:
a) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;
b) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;
c) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác;
d) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;
đ) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.
3. Tiêu chuẩn về chất thải bao gồm:
a) Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;
b) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải;
c) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;
d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;
đ) Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.
1. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm:
a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật;
b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
2. Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó.
1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật.
2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó.
1. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường.
3. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.
4. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.
4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.
3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
1. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được một hội đồng tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều này thẩm định.
2. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội đồng thẩm định.
5. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
6. Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án.
7. Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định.
2. Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản 7 Điều này bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bao gồm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.
5. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.
6. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
7. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
1. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.
2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét khiếu nại, kiến nghị của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi phê duyệt.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.
4. Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
1. Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;
b) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
1. Địa điểm thực hiện.
2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
3. Các loại chất thải phát sinh.
4. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký.
2. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.
3. Đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp khác về bảo vệ môi trường.
2. Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên.
3. Trách nhiệm điều tra, đánh giá và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên.
1. Khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài - sinh cảnh (sau đây gọi chung là khu bảo tồn thiên nhiên).
2. Căn cứ để lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:
a) Giá trị di sản tự nhiên của thế giới, quốc gia và địa phương;
b) Giá trị nguyên sinh, tính đặc dụng, phòng hộ;
c) Vai trò điều hoà, cân bằng sinh thái vùng;
d) Tính đại diện hoặc tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên;
đ) Nơi cư trú, sinh sản, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng;
e) Giá trị sinh quyển, sinh cảnh, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nhân văn đối với quốc gia, địa phương;
g) Các giá trị bảo tồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên phải tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khu bảo tồn thiên nhiên có quy chế và ban quản lý riêng.
5. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, thành lập và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
2. Nhà nước thành lập các ngân hàng gen để bảo vệ và phát triển các nguồn gen bản địa quý hiếm; khuyến khích việc nhập nội các nguồn gen có giá trị cao.
3. Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây:
a) Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng;
c) Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
1. Nhà nước khuyến khích phát triển các mô hình sinh thái đối với thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi, khu du lịch và các loại hình cảnh quan thiên nhiên khác để tạo ra sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động quy hoạch, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải bảo đảm các yêu cầu về giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải quy định đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng nội dung bảo vệ môi trường quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất.
3. Chính phủ xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
a) Tăng cường năng lực quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
b) Mở rộng hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực tham gia khai thác và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
c) Nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia; thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính;
d) Lồng ghép chương trình phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.
4. Nhà nước khuyến khích sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân huỷ trong tự nhiên; sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng sạch; sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân huỷ trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm khác thân thiện với môi trường.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin, cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường để người dân tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
3. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
4. Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
6. Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
8. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt;
b) Quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên;
e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động;
g) Có hệ thống quan trắc môi trường;
h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải;
c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;
c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người;
đ) Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước;
e) Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép.
1. Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường.
Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề bằng các biện pháp sau đây:
a) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung;
b) Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung;
c) Quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư;
d) Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm.
3. Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường:
a) Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải;
b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn;
c) Có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường;
d) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
đ) Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.
2. Bệnh viện, cơ sở y tế khác điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện pháp cách ly khu dân cư, các nguồn nước.
Bệnh viện, cơ sở y tế khác xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm không được đặt trong khu dân cư.
3. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ quy định tại Điều 89 của Luật này và pháp luật về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
4. Người lao động trong bệnh viện, cơ sở y tế khác có hoạt động liên quan đến chất thải y tế phải được trang bị quần áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ chất thải y tế.
5. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm của các bệnh viện, cơ sở y tế khác; đề ra biện pháp giải quyết ô nhiễm và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế khác.
1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
1. Quy hoạch giao thông phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Ô tô, mô tô và phương tiện giao thông cơ giới khác được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, xác nhận mới được đưa vào sử dụng.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô, mô tô và xe cơ giới khác.
3. Ô tô phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do Bộ Giao thông vận tải cấp mới được lưu hành.
4. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.
5. Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;
b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.
6. Nhà nước khuyến khích chủ phương tiện vận tải hàng hoá có nguy cơ gây sự cố môi trường mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
1. Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
2. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá sau đây:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ;
c) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
d) Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;
đ) Thực phẩm, thuốc y tế, thuốc bảo vệ động vật, thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
5. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.
1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;
c) Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu:
a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;
b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu;
c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất;
c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu;
b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa phương mình.
5. Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, phục hồi môi trường sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
c) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh;
d) Phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Khoáng sản phải được lưu giữ, vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.
3. Việc sử dụng máy móc, thiết bị, hoá chất độc hại trong thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
4. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
5. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện;
b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.
3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
4. Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
c) Chất thải rắn chăn nuôi phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi trường;
d) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
đ) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
4. Khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:
a) Chất thải phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường về chất thải;
b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản;
c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.
5. Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
6. Bộ Thủy sản chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
1. Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;
b) Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
4. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư, người dân thực hiện chôn cất trong khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
6. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng quy định tại Điều này.
1. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 93 của Luật này;
b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
c) Cấm hoạt động.
3. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và hằng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường và công khai cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, thanh tra việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
7. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ đất, ưu đãi tín dụng và nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư.
2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:
a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;
b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;
d) Hệ thống cây xanh, vùng nước;
đ) Khu vực mai táng.
3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với quy hoạch đô thị, khu dân cư.
1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư;
c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.
2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư;
b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.
3. Chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;
b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;
c) Có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý.
3. Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp sau đây:
a) Phạt tiền;
b) Buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng;
c) Tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tự công cộng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải;
b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;
c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư;
đ) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;
e) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.
1. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý rác thải, chất thải;
c) Giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi công cộng;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường;
đ) Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
2. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
1. Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế biển.
2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển.
3. Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
4. Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững.
1. Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về trữ lượng, khả năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường biển.
2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.
3. Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển phải tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển.
1. Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.
2. Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng cảnh sát biển phải được đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện, thiết bị bảo đảm ứng phó sự cố môi trường trên biển.
3. Chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải có hình thức thông báo cho các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức, cá nhân liên quan khác được biết và có phương án phòng tránh sự cố môi trường.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên, sự cố môi trường trên biển và tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả.
1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông.
2. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư.
1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.
2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.
4. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm sau đây:
a) Công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
b) Kiểm soát nguồn thải vào nước sông và xử lý các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường;
c) Phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc xác định đối tượng gây thiệt hại về môi trường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị thiệt hại thuộc các địa phương khác trên lưu vực.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý.
Trường hợp có thiệt hại về môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức việc điều tra, đánh giá về mức độ thiệt hại và yêu cầu các đối tượng gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguồn thải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Việc điều phối hoạt động bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu vực sông có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.
1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.
2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường.
2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ.
3. Môi trường nước trong hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải được quan trắc định kỳ nhằm dự báo diễn biến chất lượng nước, chế độ thuỷ văn để điều hoà nguồn nước và bảo vệ môi trường.
4. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác nước dưới đất được quy định như sau:
a) Dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ 10.000 mét khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Chỉ sử dụng các loại hoá chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất;
c) Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
d) Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
2. Dự án khai thác khoáng sản, dự án khác có sử dụng hoá chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá chất, chất thải độc hại, chất thải phóng xạ, sinh vật nhiễm bệnh vào nguồn nước dưới đất.
3. Kho chứa hoá chất, cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, có biện pháp ngăn cách hoá chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ.
2. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Pin, ắc quy;
c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;
d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;
đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;
e) Phương tiện giao thông;
g) Săm, lốp;
h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử l?ý các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế chất thải, sản phẩm quy định tại Điều 67 được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải.
1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
2. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.
4. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển.
3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.
1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý;
c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất;
đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường;
g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận;
h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;
i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;
b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;
d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại.
1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại;
b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;
c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại;
d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
1. Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính sau đây:
a) Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;
b) Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.
2. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.
Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.
3. Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác.
1. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt;
b) Không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất;
c) Được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường;
d) Có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường;
đ) Sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.
1. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;
b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;
c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải;
d) Lựa chọn công nghệ thích hợp;
đ) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.
4. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
đ) Vận hành thường xuyên.
3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.
3. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
3. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;
đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:
a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường;
b) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;
c) Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng thuộc danh mục được pháp luật cho phép và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Động vật, thực vật, vi sinh vật nhập nội và quá cảnh phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, thực vật, vi sinh vật.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng hoặc có hoạt động khác liên quan đến hoá chất chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục, biện pháp an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng hóa chất và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, hoá chất, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật, động vật gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến hạt nhân và bức xạ gồm:
a) Thăm dò, khai thác, tinh chế chất phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên;
b) Tàng trữ, bảo quản, vận chuyển chất phóng xạ;
c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nguyên liệu có chất phóng xạ, sản phẩm phóng xạ;
d) Sản xuất sản phẩm, xây dựng công trình gây bức xạ điện từ;
đ) Sử dụng công nghệ nguyên tử, hạt nhân, thiết bị chứa chất phóng xạ, thiết bị gây bức xạ điện từ;
e) Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ có chất phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ.
3. An toàn hạt nhân, an toàn bức xạ phải nhằm các mục đích sau đây:
a) Không gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật;
b) Không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các thành phần môi trường;
c) Không gây sự cố, thảm họa môi trường.
4. Tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ là tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;
c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;
d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
2. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.
3. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.
1. Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
2. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.
3. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
1. Việc điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;
b) Mức độ ô nhiễm;
c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
đ) Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường.
2. Trách nhiệm điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
5. Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
1. Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây:
a) Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;
c) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Trách nhiệm quan trắc môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địa phương;
d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.
1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:
a) Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường;
b) Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường.
2. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, bảo đảm yêu cầu quan trắc nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.
1. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các nội dung sau:
a) Điều tra, nghiên cứu xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập phục vụ mục đích bảo vệ môi trường;
b) Xác định mật độ, quy mô, tính năng của hệ thống các trạm lấy mẫu quan trắc môi trường;
c) Bố trí hệ thống thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường;
d) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện;
đ) Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường.
2. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh lập quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
c) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi quản lý.
1. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
2. Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen.
3. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải;
c) Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường.
1. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường của quốc gia để áp dụng trong cả nước.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất;
b) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước;
c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí;
d) Hiện trạng và diễn biến số lượng, trạng thái, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
đ) Hiện trạng và diễn biến chất lượng, trạng thái các hệ sinh thái; số lượng, thành phần các loài sinh vật và nguồn gen;
e) Hiện trạng môi trường các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và làng nghề;
g) Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
h) Các vấn đề môi trường búc xúc và nguyên nhân chính;
i) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện môi trường;
k) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của địa phương;
l) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đối với môi trường;
b) Hiện trạng, diễn biến, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải theo ngành, lĩnh vực;
c) Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý;
d) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực;
đ) Dự báo các thách thức đối với môi trường;
e) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Báo cáo môi trường quốc gia gồm có các nội dung sau đây:
a) Các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;
b) Diễn biến môi trường quốc gia và các vấn đề môi trường búc xúc;
c) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường;
d) Dự báo các thách thức đối với môi trường;
đ) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường.
1. Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2. Việc thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương;
d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của mình.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.
3. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;
c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường;
d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động;
b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết.
2. Trong các trường hợp sau đây thì phải tổ chức đối thoại về môi trường:
a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;
b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;
c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:
a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.
4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.
5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
1. Pháp luật về bảo vệ môi trường, gương người tốt, việc tốt và các điển hình tốt trong hoạt động bảo vệ môi trường phải được tuyên truyền, phổ biến thường xuyên và rộng rãi.
2. Nhà nước có các giải thưởng, hình thức khen thưởng về bảo vệ môi trường cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức các hình thức tìm hiểu về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
3. Thực hiện tốt bảo vệ môi trường là căn cứ để xem xét công nhận, phong tặng các danh hiệu thi đua.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí các ngành, các cấp có trách nhiệm tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
1. Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.
2. Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông.
3. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.
1. Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học về môi trường; phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trường.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi chuyển giao công nghệ phục vụ giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu công nghệ môi trường được quyền chuyển nhượng, ký kết hợp đồng dịch vụ thực hiện việc giảm thiểu và xử lý chất thải.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường.
1. Nhà nước đầu tư và có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường.
2. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng năng lực, trang bị máy móc, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dự báo, cảnh báo về thảm họa môi trường nhằm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu của thiên tai và sự cố đối với môi trường.
1. Nguồn tài chính bảo vệ môi trường gồm có:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Vốn của tổ chức, cá nhân để phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình;
c) Vốn của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, công nghiệp và dịch vụ về môi trường;
d) Tiền bồi thường thiệt hại về môi trường, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền phạt về môi trường và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
e) Vốn vay ưu đãi và tài trợ từ quỹ bảo vệ môi trường;
g) Vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước có mục chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường của từng thời kỳ; hằng năm bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường công cộng;
b) Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường.
2. Sự nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Quản lý hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
b) Điều tra cơ bản về môi trường; thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường;
c) Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải nguy hại, hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải;
d) Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
đ) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng;
e) Kiện toàn và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức sự nghiệp bảo vệ môi trường;
g) Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, mô hình quản lý về bảo vệ môi trường;
h) Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;
i) Quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường;
k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường;
l) Tặng giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường;
m) Quản lý ngân hàng gen quốc gia, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống các loài động vật quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng;
n) Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên;
o) Các hoạt động sự nghiệp môi trường khác.
3. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kinh phí cho sự nghiệp môi trường quy định tại khoản 2 Điều này của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường.
2. Chính phủ trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản xuất, kinh doanh phải chịu thuế môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo các quy định sau đây:
a) Trước khi khai thác phải thực hiện việc ký? quỹ tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi có khai thác tài nguyên thiên nhiên; mức ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác;
b) Tổ chức, cá nhân ký quỹ được hưởng lãi suất phát sinh, được nhận lại số tiền ký quỹ sau khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc thực hiện không đạt yêu cầu thì toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường nơi tổ chức, cá nhân đó khai thác.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình tài nguyên và việc tổ chức thực hiện quy định tại Điều này.
1. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, địa phương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
2. Vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Phí bảo vệ môi trường;
c) Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường đối với Nhà nước;
d) Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
đ) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, uỷ thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng công ty nhà nước;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường của mình và hoạt động theo điều lệ của quỹ.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu thầu trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;
c) Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường;
d) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường;
đ) Giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại về môi trường;
e) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để hướng dẫn triển khai thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ về đất đai đối với hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:
a) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;
b) Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải;
c) Xây dựng trạm quan trắc môi trường;
d) Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
đ) Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác phục vụ lợi ích công về bảo vệ môi trường.
2. Chính sách miễn, giảm thuế, phí đối với các hoạt động bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn hoặc giảm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường;
b) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu được sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được miễn thuế nhập khẩu;
c) Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu huỷ chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ môi trường được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường; trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường.
4. Chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớn được ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
5. Chính phủ quy định cụ thể các chính sách ưu đãi đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Điều ước quốc tế có lợi cho việc bảo vệ môi trường toàn cầu, môi trường khu vực và môi trường trong nước được ưu tiên xem xét để ký kết hoặc gia nhập.
2. Điều ước quốc tế về môi trường mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải được thực hiện đầy đủ.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân chủ động đáp ứng yêu cầu về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực và quốc tế.
2. Chính phủ chỉ đạo tổ chức đánh giá, dự báo, lập kế hoạch phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.
3. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước áp dụng các biện pháp đối xử quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ môi trường trong nước.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nước; nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khu vực và quốc tế.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn việc phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
4. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng và khu vực để giải quyết các vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có liên quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
a) Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường;
c) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh;
d) Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ;
đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
e) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường;
g) Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
h) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý? vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
i) Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế;
k) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp;
l) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và sản phẩm của chúng; đối với các hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn.
5. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường.
6. Bộ Thủy sản có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.
7. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.
8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải.
9. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động mai táng.
10. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.
11. Các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Luật này và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;
g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý? nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
4. Các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.
5. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ môi trường.
1. Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Thanh tra bảo vệ môi trường có đồng phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
2. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường.
1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thanh tra;
b) Thanh tra bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc;
c) Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại điểm c khoản này và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;
đ) ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu.
3. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.
3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này.
1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.
2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;
b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây:
a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.
4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY LAW |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 52/2005/QH11 |
Hanoi, November 29, 2005 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam in 1992, which was revised under the Resolution 51/2001/QH10 dated 25 December 2001 by the National Assembly, Legislature X, at the 10th Session;
This Law regulates the protection of the environment.
This Law provides for environmental protection; for policies, measures and resources for environmental protection; and for the rights and obligations of organizations, households and individuals for environmental protection.
Article 2: Objects of Application
This Law shall apply to the State agencies, organizations, households, individuals, Vietnamese citizens living in foreign countries, and foreign organizations and individuals that operate within the territory of the Socialist Republic of Viet Nam.
In case the provisions of international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party, contradict the provisions of this Law, the former shall prevail.
Article 3: Definition of Terms
For the purposes of this Law the below-cited terms shall have the following meanings:
1. The Environment comprises natural and man-made physical factors that surround human beings and affect life, production, the existence and development of man and living organisms.
2. Environmental Components mean physical factors that constitute the environment, including soil, water, air, sound, light, living organisms, ecological systems and other physical forms.
3. Environmental Protection refers to all activities to preserve the environment for its health, cleanness and beauty; prevention and restriction of adversely environmental impacts and response to environmental incidents; remedy of environmental pollution and degradation, rehabilitation and improvement of environmental quality;rational and economical exploitation and use of natural resources; and protection of biodiversity resources.
4. Sustainable Development means development that meets the needs of the present generation without compromising the ability of future generations to meet their own needs on the basis of a close and harmonized combination between economic growths, assurance of social advancements and environmental protection.
5. Environmental Standards mean permissible limits of ambient environmental quality parameters and of pollutant contents in wastes set forth by the competent State agencies to serve as basis for environmental management and protection.
6. Environmental Pollution means changes in environmental components, which are not appropriate to the established environmental standards and cause adverse impacts
on human beings and living organisms.
7. Environmental Degradation means degradation in the quality and quantity of environmental components that cause adverse impacts on human beings and living organisms.
8. Environmental Incidents mean incidents or risks occurring in the process of human activities, or abnormal changes of nature causing seriously environmental pollution, degradation and changes.
9. Pollutants mean substances or physical factors that are present in, and cause pollution to, the environment.
10. Wastes mean materials that take a solid, liquid, gaseous, or other forms, are discharged from production, service, daily life or other activities.
11. Hazardous Waste means a waste that contains any of toxic, radioactive, flammable, explosive, corrosive, infectious, poisonous, and other hazardous characteristics.
12. Waste Management refers to all activities engaged with waste segregation, collection, transport, reduction, reuse, recycling, treatment and disposal.
13. Scrap Materials refer to all products and materials that are discarded from a specific process of production or consumption but are collected as input materials for other productions.
14. Carrying Capacity of the Environment means permissible limits of the environment that allow receiving and absorbing pollutants.
15. Ecological System (Ecosystem) means a system of living organism populations existing and evolving together, and interacting with one another in a given naturally geographic area.
16. Biological Diversity (Biodiversity) means the abundance in genetic resources, species of living organisms and ecosystems.
17. Environmental Monitoring is a process of systematically monitoring the environment and factors that may impose impacts on the environment with the goal of providing relevant information for assessing the current state of the environment, changes in environmental quality, and adversely environmental impacts.
18. Environmental Information comprises statistics and data on environmental components; on reserves and ecological and economic values of natural resources; on environmental impacts; on wastes; on the severity of environmental pollution and degradation; and on other environmental issues.
19. Strategic Environment Assessment means the analysis and prediction of potential environmental impacts of strategic projects and development planning and plans prior to approval in order to ensure the achievement of sustainable development.
20. Environmental Impact Assessment means the analysis and prediction of potential impacts of specific investment projects on the environment in order to propose measures to protect the environment when the implementation of projects takes place.
21. Greenhouse Gases (GHGs) refer all gases that affect the exchange of heat between the earth’s surface and the lower layers of atmosphere to increase the temperature of the earth’s atmosphere.
22. GHG Emission Quota refers an assigned amount of GHG emissions that each nation allows to release into the atmosphere according to the provisions of the relevant international treaties.
Article 4: Principles of Environmental Protection
1. Environmental protection must be harmonized with economic development and the security ofsocial advancements to ensure the achievement of sustainable development of the country, and actions undertaken to protect the environment at national level must be combined with those at regional and global levels.
2. Environmental protection is the cause that the whole society fights for, and is the rights and obligations of the State, all organizations, households and individuals.
3. Environmental protection must be regularly implemented, and undertake the prevention of environmental pollution as principal measures in combination with the remedy of environmental pollution and degradation and the improvement of environmental quality.
4. Environmental protection must be consistent with natural laws, cultural and historical characteristics, and socio-economic development levels of the country during each specific period.
5. In case of causing environmental pollution and degradation, organizations, households and individuals shall have the responsibility to take remedial measures and shall compensate for, and take other responsibility therefor according to the provisions of the law.
Article 5: State Policies on Environmental Protection
1. Encouraging and facilitating the involvement of all organizations, residential communities, households and individuals in environmental protection activities.
2. Promoting environmental education and awareness among, and mobilization of, the people in combination with the introduction of administrative, economic and other measures to build up the voluntary consciousness and the order and discipline of environmental protection.
3. Utilizing natural resources rationally and economically, developing clean and renewable energies; and promoting waste reduction, reuse and recycling.
4. Prioritizing the resolution of urgent environmental problems; concentrating on resolving establishments that seriously pollute the environment; remedying polluted and degraded areas; and attaching importance to environmental protection of urban centers and residential areas.
5. Investing in environmental protection means the investment in development; diversifying investment capitals for environmental protection and designating expenditures for environmental protection from the State budget annually.
6. Giving preferential treatment in terms of land use, taxation and financial support, to environmental protection activities and environmentally friendly product production and consumption; and harmonizing environmental protection with effective use of environmental components for development.
7. Enhancing the training of human resources and encouraging the research, application and transfer of scientific and technological achievements for environmental protection; and establishing and developing an environmental industry.
8.Improving the effectiveness of, and extending international cooperation in the field of environmental protection and fulfilling international environmental commitments; and encouraging organizations and individuals to participate in, and implement international cooperation in the field of environmental protection.
9. Developing environmental protection infrastructures; and strengthening the national capacity of environmental protection in the direction of its standardization and modernization.
Article 6: Environmental Protection Actions to Be Encouraged
1. Propagandizing, educating and mobilizing all people to participate in environmental protection, environmental sanitation, natural landscape protection and biodiversity conservation.
2. Protecting and utilizing natural resources in a rational and economical manner;
3. Reducing, collecting, recycling and reuse of wastes;
4. Developing and utilizing clean and renewable energies; reducing the emission of gases that cause greenhouse effects and deplete ozone layer
5. Adopting the registration of environmental standard certification and environmentally friendly product certification.
6. Carrying out the scientific research, transfer and deployment of waste treatment, recycling and environmentally friendly technologies;
7. Investing in the construction of facilities for manufacturing environmental protection equipment and instruments; engaging in the production and business of environmentally friendly products; and providing services for environmental protection;
8. Conserving and developing indigenous genetic resources; and breeding and importing genetic resources of economic values and environmental benefits;
9. Building up environmentally friendly hamlets, villages, communes, offices, enterprises and production and business units;
10. Developing forms of self-governing organizations in, and organizing, the provisions of sanitary services in residential communities;
11. Building up the lifestyle and habits of environmental sanitation, and eliminating degenerate customs that harm the environment;
12. Contributing knowledge, energies and financial resources to environmental protection;
Article 7: Acts to Be Strictly Prohibited
1. Destroying and illegally exploiting forests and other natural resources;
2. Exploiting, fishing and harvesting biological resources with destructive means, tools and methods, in the off season and at yields that are exceeding the permissible levels as stipulated by the law;
3. Exploiting, trading in, consuming, and use of rare and precious species of flora and fauna included in lists of protected species established by the State competent authorities;
4. Burying and dumping any of toxic, radioactive and other hazardous substances and wastes at places that are not designated and with technically improper environmental protection procedures;
5. Discharging wastes without treatment to meet the environmental standards; and toxic, radioactive, and other hazardous substances into soil and water resources;
6. Emitting smokes, dusts and gases containing toxic substances and noxious odors into the atmosphere; and releasing radiation, radioactivity and ionized substances at levels exceeding the permissible environmental standards;
7. Generating noise and vibration at levels exceeding the permissible standards;
8. Importing machinery, equipment and means that are not meeting environmental standards;
9. Importing, exporting, and transiting wastes under any form;
10. Importing and transiting animals and plants without being quarantined; and microorganisms that are not included into the established list.
11. Producing and trading products that harm human beings, living organisms and ecosystems; and producing and using building raw materials containing toxic substances at levels exceeding the permissible environmental standards.
12. Intruding into natural heritage and natural reserves;
13. Intruding into environmental protection works and facilities;
14. Illegally operating and living within areas identified by the competent State agencies
as restricted areas that may cause especially environmental dangers to human health and life;
15. Concealing acts of causing damages to the environment, obstructing environmental protection activities and distorting information causing bad consequences to the environment;
16. Other acts that are strictly prohibited in environmental protection according to the provisions of the law.
Article 8: Principles for Establishment and Application of Environmental Standards
1. The establishment and application of environmental standards must observe the following principles:
a) To ensure the achievement of objectives set forth to protect the environment and prevent environmental pollution, degradation and incidents;
b) To ensure the established environmental standards to be timely issued, feasible and consistent with levels of socio-economic development and technology development of the country, and satisfy the requirements for international economic integration;
c) To be appropriate to specific characteristics of geographical regions, economic sectors, and specific types of production, business and service and technologies.
2. Organizations and individuals must observe the obligatory environmental standards proclaimed by the State.
Article 9: Contents of National Environmental Standards
1. Categories of standard;
2. Environmental parameters and limit values;
3. Objects of the application of the standards;
4. Procedures and methods for guiding the application of the standards;
5. Terms and conditions for the application of the standards;
6. Measurement, sampling and analytical methods.
Article 10: National System of Environmental Standards
1. The national system of environmental standards includes sets of ambient environment quality and waste standards.
2. The ambient environmental quality standards include:
a) Set of soil quality standards established for the purposes of agricultural, forestry and fishery production and other purposes;
b) Set of surface and ground water quality standards established for the purposes of water supplies for drinking, domestic, industrial, aquacultural and agricultural irrigation consumptions and other purposes;
c) Set of marine and coastal water quality standards established for the purposes of aquaculture, recreation and amusement and other purposes;
d) Set of air quality standards in urban and rural residential areas;
e) Set of standards for sound, light and radiation in residential areas and public places.
3. The waste standards include:
a) Set of standards for wastewater effluents discharged from industries, service, animal raising, aquaculture, households and other activities;
b) Set of standards for industrial air emissions and other air emissions released from domestic, industrial and medical solid waste treatment and disposal facilities and other waste treatment forms;
c) Set of standards for vehicle emissions and other emissions released from specialized machinery and equipment;
d) Set of hazardous waste standards;
e) Set of standards for noise and vibration established for means of transport, production and service establishments and construction activities.
Article 11: Requirements for Ambient Environmental Quality Standards
1. The ambient environmental quality standards specify limit values of environmental parameters that are appropriate to the purposes of use of environmental components, including:
a) Minimum permissible values of the environmental parameters that ensure the normal life and development of human beings and other living organisms;
b) Maximum permissible values of the environmental parameters at which there is no harm or damage caused to the normal life and development of human beings and other living organisms.
3. A specific guidance of standardized methods for measuring, sampling and analysis must be provided with the environmental parameters set forth in the environmental quality standards in order to define these parameters.
Article 12: Requirements for Waste Standards
1. The waste standards must specify maximum values of pollution parameters present in wastes to ensure that there is no harm to human beings and other living organisms.
2. Pollution parameters of wastes shall be defined on the basis of the toxicity and volumes of wastes and the carrying capacity of environments that receive wastes.
3. A specific guidance of standardized methods for measuring, sampling and analysis must be provided with the pollution parameters set forth in the waste standards.
Article 13: Issuance and Proclamation of National Environmental Standard Application
1. The Government shall specify the competence, order and procedures for establishing, promulgating and certifying the national environmental standards according to the provisions of the law on the standardization.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall proclaim the national environmental standards and stipulate a roadmap and coefficients for the application
of the environmental standards by sectors and regions, according to the carrying capacity of specific environments.
3. The revision of the national environmental standards shall be taken every five years; and in necessary case the revision of some environmental standards that are inappropriate any more and the amendment of new standards to the environmental standards may be taken earlier than the above said period.
4. The national environmental standards must be widely proclaimed to organizations and individuals for their knowledge and application.
STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION COMMITMENTS
SECTION 1. STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT
Article 14: Objects that are Subject to Strategic Environment Assessment Reporting
1.National socio-economic development strategies, planning and plans.
2.Sectoral development strategies, planning and plans of national scale.
3. Socio-economic development strategies, planning and plans of provinces and cities directly under the Central Government (hereinafter called “Provincial Level”) and regions.
4. Land-use planning; forest protection and development; other natural resource exploitation and use at least at inter-provincial and inter-regional levels.
5. Focal economic zone development planning.
6. Integrated river basin planning at inter-provincial level.
Article 15: Preparation of Strategic Environment Assessment Reports
1. Agencies that are assigned to formulate projects falling into the categories of projects stipulated in Article 14 of this Law shall have the responsibility to prepare strategic environment assessment reports.
2. The strategic environment assessment report constitutes an integral content of the project and must be prepared concurrently with the formulation of the project.
Article 16: Contents of Strategic Environment Assessment Reports
1. General description of project objectives, scales and characteristics relating to the environment;
2. General description of natural, socio-economic and environmental conditions relating to projects.
3. Prediction of adverse impacts which are likely to occur during the implementation of projects.
4. Provision of references on sources of statistics and data, and assessment methods.
5. Proposing overall directions and solutions to address environmental issues during the implementation of projects.
Article 17: Review of Strategic Environment Assessment Reports
1. The strategic environment assessment reports shall be reviewed by a review council established according to the provisions of Paragraph 7 of this Article.
2. Members of the review council of projects of national and inter-provincial scales shall comprise representatives from agencies that are responsible for project approval; representatives from relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees; qualified experts whose specific professions are appropriate to the contents and characteristics of specific projects; and representatives from other organizations and individuals decided by the competent agencies that are responsible for establishing the review council.
3. Members of the review council of provincial level projects shall comprise representatives from provincial level People’s Committees; specialized agencies of environmental protection and other relevant provincial departments; qualified experts whose specific professions are appropriate to the contents and characteristics of specific projects; and representatives from other organizations and individuals decided by the competent agencies that are responsible for establishing the review council.
4. A membership of the review council as stipulated in Paragraphs 2 and 3 of this Article must comprise at least, fifty percent of its members who are qualified in terms of their professional knowledge of environmental protection and of other relevant fields relating to the contents of projects. Those who directly participate in the preparation of strategic environment assessment reports shall not be eligible to the membership of the review council.
5. Organizations and individuals shall have the rights to submit their requests and recommendations on environmental protection to agencies that are responsible for establishing the review council, and agencies that are responsible for project approval; and the council and agencies responsible for project approval shall be responsible for considering these requests and recommendations before making their conclusions and decisions.
6. Results of the strategic environment assessment report review shall serve as basis for the approval of the projects.
7. Responsibilities for establishing the review council of strategic environment assessment reports shall be defined as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall establish the review council of strategic environment assessment reports of projects that are subject to the approval of the National Assembly, the Government and the Prime Minister;
b) Line ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall organize the review council of strategic environment assessment reports of projects that are subject to the approval within their competence;
c) Provincial level People’s Committees shall organize the review council of strategic environment assessment reports of the projects that are subject to the competence of their decision and that of the same level People’s Councils.
SECTION 2. ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
Article 18: Objects that are Subject to Preparation of Environmental Impact Assessment Reports
1. Proponents of following projects shall have the responsibility to prepare environmental impact assessment reports:
a) Projects of national importance;
b) Projects that use part of land of, or are likely to cause adverse impact to, natural reserves, national parks, historical-cultural relics, natural heritage and famed beauty spots that are designated;
c) Projects that are likely to impose risks of adverse impacts on water resources of river basins, coastal areas and protected ecosystem areas;
d) Projects on infrastructure development in economic areas, industrial parks, hi-tech parks, export- processing zones and craft village clusters;
e) Projects on new urban center and centered residential area development;
f) Projects on large-scale groundwater and other natural resources exploitation and use;
g) Other projects that may impose potential risks of adversely environmental impacts.
2. The Government shall specify a list of projects that are subject to the preparation of environmental impact assessment reports.
Article 19: Preparation of Environmental Impact Assessment Reports
1. Proponents of projects that fall under Article 18 of this Law shall have the responsibility to prepare and submit environmental impact assessment reports for approval by the competent State agencies.
2. The preparation of environmental impact assessment reports must be performed concurrently with the formulation of project feasibility study reports.
3. Project proponents may conduct themselves, or contract out the preparation of environmental impact assessment reports to consultancy service organizations, and shall be liable for statistics, data and results described in the environmental impact assessment reports
4. In cases of changes in project scales, contents, and implementation and completion schedules, project proponents shall have the responsibility to justify the changes to agencies responsible for project approval; in necessary case additional reports on environmental impact assessment must be required.
5. Consultancy service organizations shall be eligible to the preparation of environmental impact assessment reports if they satisfy necessary terms and conditions of professionals, technical and physical resources.
Article 20: Contents of Environmental Impact Assessment Reports
1. Listing and detailed description of works and items of projects with information on spatial and temporal scales and construction workloads; and technologies that would be applied to operate each of works, items and projects as a whole.
2. General assessment of the current state of the environment at project sites and in the vicinity of sites; of the sensitivity and carrying capacity of local environments.
3. Comprehensive assessment of potential environmental impacts that are likely to be caused during the implementation of projects, and of environmental components and socio-economic factors that are likely to be directly affected by projects; and prediction of risks of environmental incidents that may be imposed by projects;
4. Specific measures for adversely environmental impact minimization; and environmental incident prevention and response.
5. Commitments to take environmental protection measures during the construction and operation of projects.
6. Lists of works and programmes on the management and monitoring of environmental issues during the implementation of projects.
7. Estimation of costs incurred in the construction of environmental protection works and/or facilities within the total estimated budget of projects.
8. Comments from the People’s Committees at communal, quarter and/or township level (hereinafter called “Communal Level”) and representatives from residential communities where the implementation of projects takes place; objections to the location of projects at localities or to proposed environmental protection solutions, must be included into the environmental impact assessment reports.
9. Provision of references on sources of statistics and data, and assessment methods.
Article 21: Review of Environmental Impact Assessment Reports
1. The review of environmental impact assessment reports shall be performed by a review council or a review service organization.
The Ministry of Natural Resources and the Environment shall specify terms of, and provide guidance for implementing the review of environmental impact assessment reports by the review service organization.
2. Members of the review council for projects that fall under Items (a) and (b), Paragraph 7 of this Article, shall comprise representatives from agencies that are responsible for project approval and their environmental protection agencies; environmental protection agencies at provincial level where projects are implemented; qualified experts whose specific professions are appropriate to the contents and characteristics of specific projects; and representatives from other organizations and individuals decided by the competent agencies that are responsible for establishing the review council.
3. Members of the review council for projects that fall under Item (c), Paragraph 7 of this Article shall comprise representatives from the provincial level People’s Committees; provincial environmental protection agencies and relevant provincial line departments; qualified experts whose specific professions are appropriate to the contents and characteristics of specific projects; and representatives from other organizations and individuals decided by the competent agencies that are responsible for establishing the review council.
In necessary case, the provincial level People’s Committees may invite representatives from the Ministry of Natural Resources and the Environment, other relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies to represent as members at the review council.
4. A membership of the review council as stipulated in Paragraphs 2 and 3 of this Article must comprise at least fifty percents of their members who are qualified in terms of professional knowledge of environmental protection and of other relevant fields relating
to the contents of projects. Those who directly participate in the preparation of environment assessment reports shall not be eligible to the membership of the review councils.
5. Review service organizations shall be eligible to take part in the review according to decisions made by agencies that are responsible for the project approval, and must be liable for their comments and conclusions made on the review.
6. Organizations, residential communities and individuals shall have the rights to submit their requests and recommendations on environmental protection to agencies responsible for establishing the review council as stipulated in Paragraph 7 of this Article; and agencies that are responsible for the review shall have the responsibility to consider these requests and recommendations before making their conclsions and decisions.
7. Responsibilities for establishing the review council of environmental impact assessment reports shall be defined as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall have the responsibility to establish the council or organize the selection of review service organizations to review environmental assessment reports of the projects that are subject to the approval of the National Assembly, the Government and the Prime Minister; and other inter-sector and inter-provincial projects ;
b) Ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall have the responsibility to establish the council or organize the selection of review service organizations to review environmental impact assessment reports of the projects within their competence of decisions and approvals, except inter-sector and inter- provincial projects;
c) Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to establish the council or organize the selection of review service organizations to review environmental impact assessment reports of the projects that take place within their territories and subject to their competence of decision and approval and that of the People’s Councils of the same level.
Article 22: Approval of Environmental Impact Assessment Reports
1. The agencies that are responsible for establishing the review council of environmental impact assessment reports shall have the responsibility to approve the environmental impact assessment reports upon the review.
2. The agencies that are responsible for the approval of the environmental impact assessment reports shall have the responsibility to examine any of relevant complaints and recommendations submitted by project proponents and concerned residential communities, organizations and individuals before making the approval.
3. Within a maximum period of 15 working days from the date of receipt of environmental impact assessment reports revised to comply with requirements set forth in conclusions made by the review council and review service organizations, Heads of the agencies stipulated in Paragraph 1 of this Article, must consider and make decisions on the approval of environmental impact assessment reports; and if rejected, must reply, in writing, to project proponents in which reasons of the rejection are clearly stated.
4. Projects that fall under Article 18 of this Law, of which their investments, constructions and operations shall be only approved and licensed when their environmental impact assessment reports are approved.
Article 23: Responsibilities for Implementing Environmental Impact Assessment Report Contents, and Inspecting their Performance
1. Project proponents shall have the responsibility to:
a) Report to the People’s Committee at local level where the implementation of projects takes place, contents of the approval of environmental impact assessment reports;
b) Post up at project sites the categories of wastes, their treatment technologies, waste parameters and standards and, measures to protect the environment so that the local residential communities can know, check and monitor.
c) Properly and adequately perform contents of environmental protection described in the approved environmental impact assessment reports and comply with requirements set forth in the decision on the approval of the environmental impact assessment reports.
d) Notify agencies that are responsible for the approval of environmental impact assessment reports of the fulfillment of the contents and the requirements set forth in the decision on approving the environmental impact assessment reports for inspection and certification.
e) Put projects into operation only when the fulfillment of the requirements stipulated in Items (a), (b) and (c) of this Paragraph, are checked and certified by the competent agencies.
2. Agencies that are responsible for the approval of environmental impact assessment reports shall have the responsibility to:
a) Notify the People’s Committees at provincial level where the implementation of projects takes place, of the contents of the decision on approving environmental impact assessment reports; the provincial level People’s Committees shall notify the People’s
Committees at urban and rural district, township and provincial city levels (hereinafter called “ District Level) and communal levels, of the contents of the decision on environmental impact assessment reports approved by agencies, ministries, ministerial level agencies, or Government bodies.
b) Direct and organize the monitoring of the compliance with contents described in the approved environmental impact assessment reports.
SECTION 3. COMMITMENTS TO ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 24: Objects that are Subject to Environmental Protection Commitments
Household scaled production, business and service units and objects that are not falling into the categories as stipulated in Articles 14 and 18 of this Law, shall be subject to the commitment to environmental protection made in written form.
Article 25: Contents of Environmental Protection Commitments
1. Project sites.
2. Production, business and service categories and scales, and raw material and fuel consumptions.
3. Categories of wastes to be generated.
4. Commitments to undertake relevant waste reduction and treatment measures, and to the compliance with the provisions of the law on environmental protection.
Article 26: Registration of Environmental Protection Commitments
1. District level People’s Committees shall have the responsibility to organize the registration of the commitment to environmental protection, and may authorize the communal level People’s Committees to organize the registration, if necessary.
2. The deadline of the certification of environmental protection commitments shall not be exceeding five (5) working days from the date of receipt of eligible commitments to environmental protection.
3. Objects that fall under Article 24 of this Law shall only be allowed to operate their production, business and service units when the commitment to environmental protection has been registered.
Article 27: Responsibilities for Implementing Environmental Protection Commitments and Inspecting their Performance
1. Organizations and individuals made commitments to environmental protection shall have
the responsibility to implement properly and adequately contents described in the commitments to environmental protection.
2. District and communal level People’s Committees shall direct and organize the monitoring and inspection of the compliance with contents described in the commitments
to environmental protection.
CONSERVATION AND RATIONAL USE OF NATURAL RESOURCES
Article 28: Natural Resources Investigation, Assessment and Use Planning
8. Natural resources must be investigated and assessed in terms of their reserves, regenerativeness, and economic values to serve as basis for planning their use, defining permissible levels of their exploitation and determining rates of environmental tax and environmental protection fees and fund deposits for environmental rehabilitation, environmental damage compensation and other environmental protection measures.
9. Natural resource use planning must be integrated with natural resource conservation planning.
10. Responsibilities for natural resources investigation, assessment and use planning shall be performed according to the provisions of the law on natural resources.
Article 29: Nature Conservation
1. Regions and ecosystems being endowed with biodiversity values of national and international importance must be investigated, assessed and protected by taking forms of marine protected areas, national parks, nature reserves, biosphere reserves and species and habitat conservation areas (hereinafter called “Nature Reserves”) according to their plans developed.
2. Rationales on which the planning of nature reserves shall be made include:
a) Values of global, national and local natural heritages;
b) Values of the primitiveness, special use and protection;
c) Regionally ecological regulation and equilibrium;
d) Naturally geographical representativeness or uniqueness;
e) Permanent or seasonal habitats, breeding areas and development of multiple endemic, rare and precious and endangered species of fauna and flora;
f) National and local values of biosphere, habitats, natural landscapes and human ecology;
g) Other conservation values as stipulated by the provisions of the law.
3. The establishment of nature reserves must observe the planning approved by the competent State agencies.
4. Nature reserves shall be managed by their own management boards and regulations.
5. Responsibilities for planning, establishing and managing nature reserves shall be defined according to the provisions of the law.
Article 30: Biodiversity Protection
1. The protection of biodiversity must be implemented based on the assurance of the rights and legitimate benefits of local residential communities and other categories concerned.
2. The State shall have the responsibility to establish genetic banks in order to protect and develop indigenous, rare and precious genetic resources; and encourage the importation
of genetic resources of high values.
3. Endangered, rare and precious species of fauna and flora shall be protected in accordance with the following provisions:
a) Listing and categorizing species for the management according to the endangered, rare and precious levels;
b) Developing plans for their protection and taking measures to prevent hunting, exploitation, trade and use;
c) Implementing programmes on their rearing, nurturing, and protection according to special regimes appropriate to each specific species; and developing wild animal rescue centers.
4. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, have the primary responsibility to protect biodiversity resources according to the provisions of the law on biodiversity.
Article 31: Natural Landscape Protection and Development
1. The State shall encourage the development of ecological models in hamlets, villages, residential areas, industrial parks, resorts, tourist centers, and of other types of natural landscapes to create the harmony between man and nature.
2. Organizations and individuals engaged in planning, construction, production, business, service and living activities, must comply with the requirements for natural landscape preservation and conservation.
3. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall, within the extent of their duties and powers, have the responsibility for planning and organizing the management, protection and development of environmental landscapes in accordance with this Law and the other provisions of the relevant law.
Article 32: Environmental Protection in Natural Resources Investigation, Prospecting, Exploitation and Use
1. Natural resources investigation, prospecting, exploitation and use must observe the planning approved by the competent State agencies.
2. Permits of natural resources exploitation and use must specify fully terms and conditions
of environmental protection.
The exploitation of natural resources must observe contents of environmental protection prescribed in the exploitation and use permits granted by the competent State agencies.
3. Organizations and individuals shall have the responsibility to comply with the requirements for environmental protection during the investigation, prospecting, exploitation and use of natural resources that take place; and to take actions of environmental rehabilitation upon the completion of prospecting and exploitation activities in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
Article 33: Development of Clean and Renewable Energies and Environmentally Friendly Products
1. Clean and renewable energies are energies that are extracted from wind, solar, geothermal, water, biomass and other renewable resources.
2. Organizations and individuals engaged in the investment in clean and renewable energy development and use, and in the production of environmentally friendly products shall be entitled to the preferential treatment of tax, funds and land-use given by the State for constructing their production facilities.
3. The Government shall develop and implement a strategy of clean and renewable energies in order to achieve the following objectives:
a) Strengthening of national capacity in the research and application of clean and renewable energy exploitation and use technologies;
b) Extension of international cooperation, and mobilization of resources to participate, in the field of clean and renewable energy exploitation and use;
c) Gradual increase in the ratio of clean and renewable energy yields to the total national energy production; and implementation of objectives on national energy security, natural resources saving and GHG emission reduction;
d) Integration of a clean and renewable energy development programme with poverty reduction and rural, mountainous, coastal and island development programmes.
4. The State shall encourage less polluting and naturally degradable product and good production and consumption; clean energy production from wastes; and the production, importation and operation of clean and renewable energy fired machinery, equipment and means of transport.
Article 34: Building up of Environmentally Friendly Consumption Practices
1. The State shall encourage organizations and individuals to consume products made of recyclable materials from wastes, organic products, naturally degradable packaging materials, ecological- labeled and other environmentally friendly products.
2. The Ministry of Culture and Information and press and information agencies shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the responsibility to propagandize, introduce, and expand the outreach of, environmentally friendly products and goods to promote their consumption among the people.
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PRODUCTION, BUSINESS AND SERVICE ACTIVITIES
Article 35: Environmental Protection Responsibilities of Organizations and Individuals in Production, Business and Service Activities
1. To observe the provisions of the law on environmental protection.
2. To undertake measures for environmental protection prescribed in the approved environmental impact assessment reports and the registered environmental protection commitments, and to comply with the established environmental standards.
3. To prevent and restrict adverse impacts caused by their operations on the environment.
4. To remedy environmental pollution caused by their operations.
5. To propagandize, educate, and raise consciousness of, environmental protection among laborers working in their production, business and service units.
6. To comply with regimes of environmental performance reporting in accordance with the provisions of the law on environmental protection.
7. To comply with regimes of examination and inspection of environmental protection.
8. To pay environmental taxes and environmental protection fees.
Article 36: Environmental Protection in Centered Production, Business and Service Areas
1. Economic zones, industrial parks and clusters, export-processing zones, hi-tech parks, tourist centers and resorts (hereinafter called “Centered Production, Business and Service Areas”) must comply with the requirements for environmental protection, including:
a) Observing the approved development master planning;
b) Integrating the planning and arrangements of functional zones and types of operations with environmental protection;
c) Properly and adequately perform contents of the approved environmental impact assessment reports;
d) Providing with adequate facilities to collect and store general solid and hazardous wastes, and satisfying the requirements for receiving wastes that are segregated at source from the centered production, business and service areas;
e) Installing and routinely operating systems of centered wastewater collection and treatment, and of air emission treatment that meet the environmental standards;
f) Complying with the requirements for the protection of environmental landscapes and the health of communities and laborers;
g) Establishing environmental monitoring systems;
h) Establishing professional sections that are qualified to perform tasks of environmental protection.
2. Industrial parks and clusters, export-processing zones and hi-tech parks that are likely to cause adverse damages to the environment, must be located at an environmentally safe distance from local residential areas and nature reserves.
3. The implementation of production, business and service projects within the centered production, business and service areas shall be only allowed when the requirements stipulated in Paragraph 1 of this Article are complied with, examined and certified by the competent State agencies.
4. Specialized units of environmental protection within the centered production, business and service areas shall have the responsibility to perform the following tasks:
a) To examine and monitor the performance of environmental protection requirements by units and projects invested within the centered production, business and service areas;
b) To manage general solid and hazardous waste collection and storage systems; centered wastewater collection and treatment systems; and air emission treatment systems;
c) To organize environmental monitoring, assessment of the current state of the environment, synthesize and prepare environmental performance reports and regularly report to specialized agencies of environmental protection at provincial level;
d) To provide the management boards with consultations in the settlement of disputes relating to environmental issues between projects implemented within the centered production, business and service areas.
5. Provincial level People’s Committees shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies, have the responsibility to direct and organize the performance of environmental protection in the centered production, business and service areas within the territory under their management.
Article 37: Environmental Protection by Production, Business and Service Units
1. Production, business and service units must comply with the following requirements for environmental protection:
a) To construct wastewater collection and treatment infrastructures in compliance with the environmental standards.
In case the transfer of wastewater effluents to centered wastewater treatment systems is required, regulations stipulated by the management organizations of the centered wastewater treatment systems must be observed;
b) To provide adequate facilities and equipment for collecting and storing solid wastes and put
in place solid waste segregation at source;
c) To develop and take measures for reducing and treating dusts and air emissions to meet the environmental standards before releasing into the environment; ensure the avoidance of any leakage and/or dispersion of toxic gases and emissions into the environment; restrict the generation of noise, lighting and heat causing adverse effects on ambient environments and laborers;
d) To provide adequate resources and equipment for ensuring environmental incident prevention and response, especially in those production units that consume chemicals and radioactive, flammable and explosive substances;
2. Production units and/or storehouses that fall into the following categories must not be located within residential areas, or must be located at an environmentally safe distance from residential areas:
a) Use of flammable and explosive substances;
b) Use of substances that generate high levels of radioactivity and radiation;
c) Use of toxic substances that may harm the health of human beings, animals and poultries;
d) Release of odors that cause adverse effects on human health;
e) Potentially serious pollution that may be caused to water resources;
f) Generation of noise, dusts and air emissions at levels exceeding the permissible standards.
Article 38: Environmental Protection in Craft Villages
9. The planning, construction, improvement and development of craft villages must be integrated with environmental protection;
The State shall encourage the development of craft village industrial areas and clusters that share environmental protection infrastructure systems;
10. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to direct and organize the inventory and assessment of pollution levels at craft villages within the territory, and develop plans to address environmental pollution at craft villages by taking measures as follows:
a) To improve, upgrade or newly construct centered wastewater collection and treatment systems;
b) To construct general solid and hazardous waste storages, and provide equipment for satisfying the requirements for waste collection, and which are appropriate to the segregation of wastes at source to facilitate the centered waste treatment;
c) To make planning of craft village industrial areas and clusters in order to relocate those production units that seriously pollute the environment from residential areas;
d) To propagandize and disseminate information about new and less polluting technologies among the people for their knowledge and adoption.
11. Production units that operate within craft village industrial areas and clusters, must comply with the following requirements for environmental protection:
a) Wastewater effluents must be collected and transferred to centered wastewater treatment systems; in case that the centered wastewater treatment system is not available, measures of wastewater treatment to meet the environmental standards must be undertaken before discharging;
b) Solid wastes must be segregated at source and transported to storages of solid wastes according to the regulations on waste management; in case that solid wastes contain hazardous substances, the solid wastes must be segregated, collected, stored and treated in accordance with the regulations on hazardous waste management;
c) Financial contributions must be made to constructing environmental protection infrastructures and, environmental protection fees must be fully paid according to the provisions of the law.
Article 39: Environmental Protection in Hospitals and Other Medical Units
1. Hospitals and other medical units must comply with the following requirements for environmental protection:
a) Having medical wastewater effluent collection and treatment systems installed or measures taken, and routinely operated to meet the environmental standards;
b) Providing specialized equipment to segregate pathological and medical wastes at source;
c) Undertaking measures to treat and dispose of pathological and medical wastes and expired medicines to ensure sanitation and the compliance with the environmental standards;
d) Having plans drawn up, and facilities and equipment provided to prevent and respond to any of environmental incidents caused by medical wastes;
e) Solid wastes and domestic wastewater discharged from patients must be pre-treated to eliminate germs that are potentially contagious prior to the transfer to centered treatment and disposal facilities;
2. Hospitals and other medical units engaged in the treatment of communicable diseases must undertake measures to isolate their treatment activities from residential areas and water resources.
New hospitals and other medical units engaged in the treatment of communicable diseases must not be constructed within residential areas;
3. X-ray establishments and radioactive substance based medical tool kits and equipment must comply with the requirements for nuclear safety and radiation safety as stipulated in Article 89 of this Law and the law on nuclear safety and radiation safety.
4. Workers in hospitals and other medical units engaged in activities related to medical wastes must be provided with protective clothes and safety equipment to protect them from the infection of epidemic diseases from medical wastes.
5. The Ministry of Health shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the inventory of waste discharge sources and the assessment of pollution levels in hospitals and other medical units; and working out measures to tackle pollution, and guiding and inspecting the performance of the law on environmental protection by hospitals and other medical units.
Article 40: Environmental Protection in Construction Activities
1. The planning of construction must comply with the standards and requirements for environmental protection.
2. The construction of works must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Works constructed within residential areas must take measures to ensure the avoidance of generating dusts, noise, vibration and light at levels exceeding the permissible standards;
(b) The transport of building materials must be performed by technically proper means to avoid spillage, leakage and environmental pollution;
(c) Liquid and solid wastes and other wastes under all categories must be collected and treated to meet the environmental standards.
3. People’s Committees at all levels and public order management units may undertake measures to deal with owners of works and means of transport that infringe the regulations on environmental protection.
Article 41: Environmental Protection in Transport Activities
1. The planning of transport must comply with the standards and requirements for environmental protection.
2. Motor vehicles, motorbikes and other motor means of transport that are domestically manufactured, assembled or imported, must comply with the standards on vehicle emissions and noise levels, and must be inspected and certified by the registry offices to meet the environmental standards before operation.
The Ministry of Transport shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, be primarily responsible for guiding the inspection and certification of the compliance with the environmental standards for motor vehicles, motorbikes and other motor means of transport.
3. Those motor vehicles that are granted environmental standard certificates by the Ministry of Transport shall be allowed to operate.
4. Means of transport that transport raw materials, materials and wastes must be provided with coverings and containers in order to ensure the avoidance of spillage and leakage causing environmental pollution during the transport.
5. The transport of goods and materials that are likely to impose risks of environmental incidents, must comply with the following requirements:
(a) Use of specialized equipment and means of transport to ensure the avoidance of spillage, leakage and release into the environment;
(b) Having the transport license granted by the competent State management agencies;
(c) Complying with the assigned routes and schedules specified in the permits.
6. The State shall encourage owners of means of transport engaged in the transport of goods that may impose risks of environmental incidents, to insure against the liability of compensation for environmental damages.
Article 42: Environmental Protection in Importation and Transit of Goods
1. Machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods that are imported must comply with the environmental standards.
2. The following machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods must be prohibited from the import:
(a) Machinery, equipment and means that fail to comply with the environmental standards;
(b) Used machinery, equipment and means of transport for the purpose of disassembly;
(c) Raw materials, fuels, materials, chemicals and goods that fall under the list of items banned from the import;
(d) Machinery, equipment and means contaminated with radioactive substances, pathological microbes and other toxins that are not yet cleansed or unable to be cleaned up;
(e) Foods, medicines, pesticides and veterinary medicines that expire or fail to comply with the standards on food quality, hygiene and safety.
3. Machinery, equipment, means, raw materials, fuels, chemicals and goods falling under the categories specified in Paragraph 2 of this Article that are once imported, must be re-exported, disposed of, or destroyed by their owners in accordance with the provisions of the law on waste management; in case of causing serious consequences to the environment, the owners shall be dealt with administratively or be criminally prosecuted, depending on the nature and extent of the infringement; in case of causing damages to the environment, the owners must compensate for the damages in accordance with regulations by the law.
4. Goods, equipment and means that are likely to cause environmental pollution, degradation and incidents in transit through the territory of Viet Nam, shall be subject to environmental permission and examination by the State management agencies of environmental protection.
5 The Ministry of Trade shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, the Ministry of Finance, relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies, shall be primarily responsible for guiding the compliance with the environmental protection requirements in the importation and transit of goods.
Article 43: Environmental Protection in Importation of Scrap Materials
1. Scrap materials to be imported must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Having been segregated, cleansed and unmixed with materials, products and goods that are banned from the import in accordance with the provisions of the law of Viet Nam or international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party;
(b) Without containing hazardous wastes and impurities, except non-hazardous impurities mixed during loading, unloading and transport operations;
(c) Falling under the list of scrap material categories that are permitted for import established by the Ministry of Natural Resources and the Environment.
2. Organizations and individuals directly engaged in the use of scrap materials as input materials to their production and recycling processes, shall be eligible to import scrap materials if the following terms and conditions are satisfied:
(a) Having storehouses and yards separate for the storage of scrap materials to ensure conditions for environmental protection;
(b) Having adequate capacity of treating impurities mixed with scrap materials;
(c) Having technologies adopted and equipment provided for recycling and reusing scrap materials to meet the environmental standards.
3. Organizations and individuals engaged in the import of scrap materials shall have the responsibility to:
(a) Comply with the regulations by the law on environmental protection and other provisions of the relevant law;
(b) Notify, in writing, the State management agencies of environmental protection at provincial level where their production units, storehouses or yards of imported scrap materials are located, within at least five (5) days before the date of loading or unloading scrap materials, of categories, quantities and weights of imported scrap materials, border gates, transport routes, storehouses and yards for storing scrap materials and places where scrap materials are fed to production;
(c) Implement the treatment of impurities mixed with scrap materials; and handing over or sale of impurities are prohibited.
4. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to:
(a) Inspect, detect, prevent and deal with acts of violation against the law relating to imported scrap materials;
(b) Annually report to the Ministry of Natural Resources and the Environment on the situation of the import and use of scrap materials and imported scrap materials related environmental issues in their localities.
5. The import of scrap materials is a conditional form of business. The Ministry of Trade shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, be primarily responsible for imposing criteria and conditions on the business of organizations and individuals engaged in the import of scrap materials.
Article 44: Environmental Protection in Mineral Activities
1. Organizations and individuals engaged in mineral resources prospecting and exploitation and mineral processing, must take measures to prevent and respond to environmental incidents, and comply with the following requirements for environmental protection and rehabilitation:
(a) Collecting and treating wastewater to meet the environmental standards;
(b) Collecting and treating solid wastes in accordance with the regulations on general solid waste management; In case solid wastes contain hazardous factors, the management of solid wastes must be performed in accordance with the regulations on hazardous waste management;
(c) Taking measures to prevent and mitigate the release of dusts and toxic gases into the environment;
(d) Rehabilitating the environment upon the completion of mineral resource prospecting and exploitation and mineral processing activities.
2. Minerals must be stored and transported with specialized equipment and adequately covered to avoid their leakages and spillage into the environment.
3. The operation of machinery and equipment and the use of toxic chemicals in mineral prospecting, exploration, exploitation and processing shall be subject to the technical certification, inspection and monitoring by the State management agencies of environmental protection.
4. The exploration, prospecting, exploitation, transport and processing of oil, gas and other minerals containing radioactive elements and toxic substances, must comply with the regulations on chemical safety, nuclear safety and radiation safety, and the other regulations on environmental protection.
5. The Ministry of Industry shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing the inventory of waste discharge sources and the assessment of environmental pollution levels caused by mineral exploitation and processing units; and organizing the inspection of the compliance with the law on environmental protection by these units.
Article 45: Environmental Protection in Tourism Activities
1. Organizations and individuals engaged in the management and operation of tourist centers and destinations must take measures to protect the environment as follows:
(a) Posting up rules of environmental protection at tourist centers and destinations and guiding the enforcement of the rules;
(b) Installing and arranging soundly and adequately sanitary facilities and waste collection bins;
(c) Providing human resources for keeping sanitary conditions.
2. Tourists shall have the responsibility to:
(a) Comply with the rules and instructions on environmental protection set forth by tourist centers and destinations;
(b) Discard wastes into the established waste collection bins;
(c) Keep sanitary conditions in tourist sites;
(d) Not to intrude into landscapes, nature reserves, natural heritage and species of organisms at tourist centers and destinations.
3. The State management agencies of tourism at central level shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and monitoring the performance of environmental protection in tourism activities in accordance with the provisions of this Law and the other regulations of the relevant law.
Article 46: Environmental Protection in Agricultural Production
1. Organizations and individuals engaged in the production, import and trade of fertilizers, pesticides, and veterinary medicines, must comply with the provisions of the law on environmental protection and other regulations of the relevant law.
2. The trade in, and use of, varieties of pesticides and veterinary medicines that expire and are not included in the established lists must be prohibited.
3. Expired veterinary medicines and chemicals used in aquaculture; empty packages and containers of fertilizers, pesticides and veterinary medicines must be treated upon use in accordance with the regulations on waste management.
4. Centered animal rearing areas must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Ensuring environmental sanitation for residential areas;
(b) Having wastewater collection and treatment systems installed to meet the environmental standards;
(c) Livestock solid wastes must be managed in accordance with the regulations of waste management to avoid the release of wastes into the environment;
(d) Stables and farms must be periodically sanitized; and ensuring the prevention of, and preparedness to epidemic diseases;
(e) Carcasses of animals killed by epidemics must be managed in accordance with the regulations on hazardous waste management and hygiene and disease prevention;
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the guidance and inspection of the compliance with the law on environmental protection in agricultural production activities.
Article 47: Environmental Protection in Aquaculture
1. Organizations and individuals engaged in the production and import and trade of, veterinary medicines and chemicals in aquaculture must comply with the provisions of the law on environmental protection and the other regulations of the relevant law.
2. The use of veterinary medicines and chemicals that expire and are not included in the established lists in aquaculture must be prohibited.
3. Veterinary medicines and chemicals that expire for use in aquaculture; empty packages and containers of veterinary medicines and chemicals for aquaculture; sludge and feed residues must be collected during cleaning up aquacultural ponds, and treated in accordance with the regulations on waste management.
4. Centered aquacultural areas must be consistent with the local planning and comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Wastes must be collected and treated to meet the waste standards;
(b) Environmental rehabilitation must be performed upon the termination of aquacultural activities;
(c) Sanitary conditions and epidemic disease prevention in aquaculture must be ensured; and the use of chemicals that are toxic or toxically accumulative must be prohibited.
5. Centered aquacultural farms must not be constructed on alluvial plains that are being developed into coastal estuaries; and the destruction of mangrove forests for agriculture must be prohibited.
6. The Ministry of Fisheries shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and organizing the guidance and inspection of the compliance with the law on environmental protection in aquacultural activities.
Article 48: Environmental Protection in Burial Services
1. Burial grounds must comply with the following requirements:
(a) Being located in places and at a distance to satisfy the terms and conditions of environmental sanitation and landscapes in residential areas;
(b) Without causing pollution to water resources for domestic and production consumptions;
2. The resting, embalming, movement and burial of the deceased and remains must comply with the requirements for environmental sanitation.
3. The burial of the deceased due to dangerous diseases must comply with the regulations of the Ministry of Health.
4. The State shall encourage residential communities and the people to exercise the burial of the deceased within cemeteries and burial grounds in accordance with the local planning; the sanitary cremation of the deceased and the elimination of backward customs and habits in burial practice that pollute the environment;
5. Organizations and individuals engaged in the provision of burial services must comply with the provisions of the law on environmental protection and the law on hygiene and epidemic prevention.
6. The Ministry of Health shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing and guiding the performance of environmental protection in burial activities as stipulated in this Article.
Article 49: Dealing with Production, Business and Service Units that Pollute the Environment
1. Sanctions imposed against organizations and individuals engaged in production, business and service activities that pollute the environment shall be specified as follows:
(a) Fines and enforced application of measures of waste reduction and treatment to meet the environmental standards;
(b) Temporary suspension of operation until necessary measures are taken for environmental protection;
(c) Other sanctions shall be imposed in accordance with the provisions of the law on dealing with administrative infringements;
(d) In case of causing damages to human life and health, properties and legitimate interests of organizations and individuals as the result of environmental pollution, compensation must be paid to the damages in accordance with the provisions of Section 2, Chapter XIX of this Law or criminal prosecution must be imposed;
2. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities that seriously pollute the environment, shall, in addition to sanctions stipulated in Paragraph 1 of this Article, be dealt with one of the following sanctions:
(a) To be enforced to take measures to remedy environmental pollution and rehabilitate the environment in accordance with the provisions of Article 93 of this Law;
c) To be enforced to relocate their establishments to areas that are distant from residential areas and appropriate to the carrying capacity of local environments;
(b) To be prohibited from operation
3. Responsibilities for, and the competence to decide on, dealing with establishments that pollute and seriously pollute the environment, shall be specified as follows:
(a) Specialized agencies of environmental protection at provincial level shall have the responsibility to detect and annually make a list of establishments that pollute and seriously pollute the environment in their localities, and report to the People’s Committees of the same level, the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies;
(b) Provincial level People’s Committees shall decide on dealing with establishments that pollute the environment in their localities according to their competence and decentralization stipulated by the Prime Minister of the Government;
(c) Ministers and Heads of ministerial level agencies and Government bodies shall, in collaboration with relevant provincial level People’s Committees, have the responsibility to decide the list, direct and organize the enforcement of establishments that pollute the environment according the competence of their management;
(d) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for submitting to the Prime Minister of the Government lists of establishments that seriously pollute the environment, and the dealing with those establishments that seriously pollute the environment at levels of severity beyond the competence or capacity to deal with by ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, for decision.
4. Ministers and Heads of ministerial level agencies and Government bodies shall, within the extent of their tasks and powers, have the responsibility to deal with establishments that pollute the environment in accordance with the provisions of Paragraphs 1 and 2 of this Article.
5. Decisions on dealing with establishments that pollute and seriously pollute the environment must be notified to the People’s Committees at district and communal levels where the establishments are located, and publicized for surveillance and inspection by the local people.
6. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall provide specific guidance for examining and inspecting the enforcement of establishments that pollute the environment.
7. The State shall encourage all organizations and individuals to develop technologies of environmental pollution treatment; provide supports from the state budget, land funds, preferential credits and other resources for enforcing establishments that pollute the environment.
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN URBAN AND RESIDENTIAL AREAS
Article 50: Planning of Environmental Protection in Urban and Residential Areas
1. The planning of environmental protection in urban centers and residential areas must constitute an integral content of urban and residential area planning.
2. Contents of environmental protection planning of urban centers and residential areas include the planning of land use for constructing the following infrastructures and systems of environmental protection:
(a) Systems of centered wastewater collection and treatment facilities; systems of storm water drainage; and systems of solid waste collection, storage, treatment and recycling facilities;
(b) Systems of water supply for domestic and production consumptions;
(c) Systems of parks, resorts, recreation and entertainment places and public sanitary facilities;
(d) Systems of trees and water bodies;
(e) Burial grounds.
3. The construction of new production and business units that potentially impose significant risks of environmental pollution and incidents within urban centers and residential areas must be prohibited.
4. Provincial and district level People’s Committees shall have the responsibility to develop and approve environmental protection planning in accordance with the provisions of the law on the construction for urban center and residential planning.
Article 51: Environmental Protection Requirements for Urban Centers and Centered Residential Areas
1. Urban centers must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Having environmental protection infrastructures developed to be consistent with the planning of urban centers and centered residential areas approved by the competent State agencies;
(b) Having facilities and equipment provided for domestic solid waste collection and storage to be appropriate to waste volumes and categories, and with adequate capacity to receive at source-segregated wastes from households within residential areas;
(c) Ensuring the compliance with the requirements for urban landscapes and environmental sanitation.
2. Centered residential areas must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Having storm water and wastewater drainage systems constructed to be consistent with the planning of environmental protection in residential areas;
(b) Having sites established for storing domestic solid wastes to ensure environmental sanitation;
3. The transfer and use of newly constructed residential areas and apartments shall be only permitted if their investors comply with the requirements for environmental protection stipulated in Paragraph 1 of this Article.
Article 52: Environmental Protection in Public Places
1. Organizations, residential communities, households and individuals shall have the responsibility to comply with the regulations on environmental protection and sanitation in public places; discard garbage into public bins and at the established sites; and keep animals from causing unsanitary conditions in public places.
2. Organizations, individuals and residential communities engaged in the management of parks, resorts, recreation and entertainment places, tourist centers, markets, railway stations, bus stations, seaports, ferry harbors and other places, shall be responsible for:
(a) Posting up regulations on sanitation at public places;
(b) Providing adequately public sanitary works; waste collection facilities and equipment to comply with the requirements for environmental sanitation;
(c) Providing human resources adequately for waste collection and environmental sanitation at places under their management;
3. Acts of violation against the law on environmental protection and rules on environmental sanitation at public places, shall be dealt with the following sanctions:
(a) Fines;
(b) Enforced labor of environmental sanitation at public places for a definite period;
(c) Temporary seizure of facilities associated with acts of causing environmental pollution.
4. People’s Committees at all levels, police force and public order management units shall, within the extent of their duties and powers, have the responsibility to deal with acts of violation against environmental protection at public places in accordance with the provisions of the law on environmental protection and the other provisions of the relevant law.
Article 53: Environmental Protection Requirements for Households
1. Households shall have the responsibility to comply with environmental protection regulations as follows:
(a) Collecting and transporting domestic wastes to storage sites established by the local environmental sanitation organizations; discharging wastewater into local wastewater collection networks;
(b) Avoiding the release of air emissions and generation of noise and other agents at levels exceeding the environmental standards and affecting the health and life of local residential communities;
(c) Paying environmental protection fees of all types fully and timely in accordance with the regulations of the law;
(d) Participating in environmental sanitation of quarters, village roads, alleys and local public places, and in self-governing environmental protection activities implemented by local residential communities;
(e) Having sanitary facilities, animal and poultry rearing stables and farms installed to ensure human hygiene and safety in their living areas;
(f) Complying with environmental protection regulations set forth in the village rules and environmental protection commitments.
2. The best practice of obeying the requirements for environmental protection shall become one of the cultured family criteria;
Article 54: Self- Governing Organizations of Environmental Protection
1. The State shall encourage residential communities to establish self-governing organizations of environmental protection at local level where they live with the goal of performing the following tasks:
(a) Examining and urging households and individuals in the compliance with environmental sanitation and protection regulations;
(b) Organizing garbage and waste collection, storage and treatment;
(c) Keeping village roads, alleys, quarters and public places sanitary;
(d) Formulating and organizing the implementation of village rules on environmental protection; and propagandizing and motivating the local people to eliminate backward customs and habits and unhygienic practices that harm the environment;
(e) Participating in the surveillance of the compliance with the law on environmental protection by production, business and service units operating in localities.
2. Self-governing organizations of environmental protection shall be established and operate in voluntary and joint-responsibility principles and in accordance with the provisions of the law;
3. Communal-level People’s Committees shall have the responsibility to stipulate operational conditions, and facilitate the effective operation, of the self-governing organizations of environmental protection.
PROTECTION OF MARINE ENVIRONMENT, RIVER WATER AND OTHER WATER RESOURCES
SECTION 1. PROTECTION OF MARINE ENVIRONMENT
Article 55: Principles of Marine Environment Protection
1. The protection of the environment must become one of contents of the marine economic development master plan with the goal of mitigating adverse impacts on marine environment and increasing the efficiency of marine economics.
2. Prevention and reduction of wastes discharged from land based and maritime activities; and taking proactive and coordinated preparedness and responses to marine environmental incidents;
3. The protection of marine environment must be integrated with the functional zoning of marine natural resources conservation and use;
4. The protection of marine environment must be integrated with the integrated natural resources and environmental management to serve sustainable development.
Article 56: Conservation and Rational Use of Marine Natural Resources
1. Marine natural resources must be investigated and assessed in terms of their reserves, regenerativeness and economic values to serve marine environmental management and protection.
2. Aqua cultural activities, exploitation of marine natural and other resources and other activities related to marine natural resources exploitation and use must be implemented in accordance with the approved natural resources use planning.
3. Activities taken place within marine nature reserves, mangrove forests and natural heritage must observe rules set forth by their management boards, the regulations of the law on environmental protection, and the other provisions of the relevant law.
4. Use of destructive measures, means and tools in the exploitation of marine natural and other resources must be strictly prohibited.
Article 57: Marine Environmental Pollution Control and Treatment
1. Sources of wastes discharged from mainland, production, business and service units, urban centers and residential areas in coastal zones, on the sea and islands, must be investigated, inventoried and assessed, and measures must be taken to prevent and restrict their adverse impacts on marine environment.
2. Wastes and other polluting factors generated from production, business and service, construction, transport and exploitation activities on the sea must be controlled and treated in compliance with the environmental standards.
3. Waste oils, greases, drilling solutions, chemicals and other toxic substances used in marine natural resources prospecting and exploitation activities must be collected and stored with specialized equipment, and must be treated in accordance with the regulations on hazardous waste management.
4. Dumping wastes under all forms in the waters of the Socialist Republic of Viet Nam must be strictly prohibited.
Article 58: Organization of Marine Environmental Incident Prevention and Response
1. Organizations and individuals engaged in mineral exploitation activities, and owners of vessels to transport gasoline, oils, chemicals, radioactive substances and other toxic substances on the sea must develop plans of, and provide human resources, equipment and facilities for, marine environmental incident prevention and response.
2. National rescue and marine police forces must be provided with training, equipment and facilities to ensure the response to marine environmental incidents;
3. Owners of vessels and storehouses of goods on the sea that are likely to cause environmental incidents must by any means, notify the forces as stipulated in Paragraph 2 of this Article, and other organizations and individuals of the risks, and must work out solutions to prevent environmental incidents.
4. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies, People’s Committees of coastal provinces shall, within the extent of their functions, duties and powers, have the responsibility to detect, warn, and notify timely of, natural disasters and marine environmental incidents, and organize the response to, and remedy of the consequences.
SECTION 2. PROTECTION OF RIVER WATER
Article 59: Principles of River Water Protection
1. The protection of river water is one of fundamental contents of water resources extraction, use and management planning within river basins.
2. Localities within river basins shall be jointly responsible for protecting water environments within river basins; proactively coordinating the exploitation of resources yielded by water in river basins, and ensuring benefits for local residential communities.
Article 60: Water Environmental Pollution Control and Treatment in River Basins
1. Sources of wastewater within river basins must be investigated, inventoried and assessed, and solutions must be worked out to control and treat waste before discharging into rivers.
2. Wastes discharged from production, business, service, construction, transport and riverbed mineral exploitation activities and domestic wastes discharged from households living along rivers, must be controlled and ensured to comply with the requirements for environmental protection before discharging into the rivers.
3. The development of new production, business and service units, urban centers, centered residential areas within river basins must be reviewed in alignment with the integrity of river basins, taking into account flows, hydrological regimes, carrying capacity and self- purification factors of rivers, and the current state of production, business and service and urban development basin-wide.
4. The review of environmental impact assessment reports of projects on the development of new production, business and service areas, urban centers, centered residential areas, new large-scale production, business and service establishments within river basins, must gather comments from the People’s Committees of provinces where the rivers run through.
Article 61: Water Environmental Protection Responsibilities of Provincial Level People’s Committees in River Basins
1. People’s Committees of provinces within river basins shall have the responsibility to:
(a) Publicize information on sources of wastes discharged into rivers;
(b) Control sources of waste discharged into rivers and deal with cases of violation against the environmental standards;
(c) Collaborate with concerned agencies in identifying objects that cause damages to the environment, and settling the compensation for environmental damages in case that affected objects belong to other localities within river basins;
2. People’s Committees of provinces upstream of rivers shall, in collaboration with People’s Committees of provinces downstream of rivers, have the responsibility to investigate, detect and identify sources of polluting river water, and take measures to deal with.
In case of causing environmental damages, People’s Committees of provinces where such damages occur, shall be responsible for collaborating with concerned agencies in organizing the investigation, assessing the extent of damages, and requesting objects that cause such damages to pay compensation therefor.
3. People’s Committees of provinces where waste sources are identified, shall be responsible for taking measures to enforce objects that cause local environmental pollution to fulfill their obligations to remedy and compensate for damages in accordance with the provisions of the law.
Article 62: Organization of Water Environment Protection in River Basins
1. The coordination of water environmental protection activities in river basins covering multiple provinces and cities directly under the Central Government shall be implemented in accordance with the regulations of the Prime Minister of the Government.
2. People’s Committees of provinces within river basins shall have the responsibility to take measures to protect water environments in river basins.
3. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall direct and guide the compliance with the regulations of the Government Prime Minister.
SECTION 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION OF OTHER WATER RESOURCES
Article 63: Environmental Protection of Water Resources in Lakes, Ponds, Canals and Ditches
1. Water resources in lakes, ponds, canals and ditches must be investigated and assessed in terms of their reserves and quality, and must be protected to regulate water resources.
2. Lakes, ponds, canals and ditches in urban and residential areas must be planned, improved and protected; organizations and individuals must not intrude into, and construct new structures and houses on, water surface or along banks adjacent to water surface of the planned lakes, ponds, canals and ditches; and the filling up and leveling of lakes and ponds in urban and residential areas shall be restricted to the maximum.
Project proponents engaged in blocking flows in canals and ditches; and in filling up and leveling lakes, ponds, canals and ditches, must prepare environmental impact assessment reports in accordance with the provisions of the law.
3. Discharges of soil, rock, sand, gravel, solid waste and wastewater without treatment to meet the environmental standards, and of other wastes into surface water resources of lakes, ponds, canals and ditches must be prohibited.
4. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to organize the investigation and assessment of reserves and quality of lakes, ponds, canals and ditches, and develop plans to protect and regulate their water regimes; develop and implement plans of improving or relocating quarters and clusters of housing and structures constructed over lakes, ponds, canals and ditches that cause environmental pollution, blocked flows, wetland ecosystem degradation and loss of urban aesthetic values.
Article 64: Environmental Protection of Reservoirs for Irrigation and Hydropower Purposes
1. The construction, management and operation of reservoirs for irrigation and hydropower purposes must be integrated with environmental protection.
2. Intrusion into areas of reservoirs; and discharges of solid waste, soil, rock and wastewater without treatment into reservoirs must be prohibited.
3. Water environments in reservoirs for irrigation and hydropower purposes must be routinely monitored in order to predict changes in water quality and hydrological regimes to regulate water resources, and to protect the environment.
4. Agencies in charge of the management of reservoirs for irrigation and hydropower purposes shall have the responsibility to comply with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
Article 65: Environmental Protection of Ground Water Resources
1. The protection of the environment in groundwater resources exploration and extraction activities shall be stipulated as follows:
(a) Groundwater extraction projects with a capacity of 10.000 cubic meters or more per day shall be subject to the preparation of environmental impact assessment reports;
(b) Only chemicals included in the list established by the competent State agencies shall be used in groundwater exploration and extraction activities;
(c) The introduction of chemicals of all categories, toxic substances, wastes, microorganisms without testing, and other toxic agents that harm human beings and living organisms must be strictly prohibited.
(d) Measures must be taken to prevent groundwater pollution through drilled wells for ground water exploration and extraction; units engaged in the extraction of groundwater shall have the responsibility to rehabilitate the environment in areas where groundwater exploration and exploitation activities taken place; and groundwater exploration and exploitation boreholes that are no longer used must be properly filled up in accordance with technical procedures to avoid groundwater pollution.
2. Mineral exploitation and other projects that use toxic chemicals and radioactive substances must take measures to ensure the avoidance of leakage and spillage of toxic chemicals, wastes, radioactive wastes and infectious organisms into groundwater resources.
3. Chemical storehouses, hazardous waste treatment facilities and landfills must be constructed to ensure technical safety, and measures must be taken to prevent the seepage of toxic chemicals into groundwater resources.
4. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall have the responsibility to direct the organization of investigation, assessment and periodical monitoring of groundwater reserves and quality.
SECTION 1. GENERAL PROVISIONS OF WASTE MANAGEMENT
Article 66: Waste Management Responsibilities
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate wastes, shall have the responsibility to reduce, recycle and reuse wastes so as to minimize the volumes of wastes required to be discharged and disposed of.
2. Wastes must be identified in terms of their sources, volumes and characteristics in order that appropriate treatment methods and procedures shall be applied in accordance with specific categories of waste.
3. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities shall be granted the environmental standard compliance certificate if waste management is well performed.
4. Waste management shall be performed in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
Article 67: Take-Back and Treatment of Expired or Discarded Products
1. Owners of production, business and service establishments shall have the responsibility to take back the following expired or discarded products:
(a) Radioactive sources used in production, business and service activities;
(b) Batteries and accumulators;
(c) Home and industrial electronic and electric equipment;
(d) Greases, lubricants and packaging materials that are naturally persistent degradable;
(e) Medicine products and chemicals used in industry, agriculture, fisheries, and medicines for disease treatment in humans;
(f) Means of transport;
(g) Tubes and tires;
(h) Other products in accordance with the regulations of the Prime Minister of the Government.
2. The Prime Minister of the Government shall regulate the take-back and treatment of products as stipulated in Paragraph 1 of this Article.
1. Wastes must be segregated at source into categories according to the purposes of recycling, treatment, disposal of, and land- filling.
2. Organizations and individuals engaged in the recycling of wastes and products as stipulated in Article 67, shall be entitled to preferential policies in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
3. Organizations and individuals that invest in the construction of waste recycling facilities shall be entitled to preferential treatment of tax, financial support and land use given by the State for constructing waste recycling facilities.
Article 69: Waste Management Responsibilities of People’s Committees at all Levels
1. Planning and providing spaces for the storage of domestic solid wastes, and constructing centered domestic wastewater treatment systems and landfills.
2. Making investments in, constructing and operating public works to serve waste management within the extent of their management.
3. Inspecting and evaluating projects on waste management implemented by organizations and individuals prior to operation.
4. Promulgating and implementing preferential and support policies for waste management activities in accordance with the provisions of the law.
SECTION 2. HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 70: Hazardous Waste Management Dossiers Compilation, Registration, Licensing and Code Numbers
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate hazardous wastes, or parties engaged in hazardous waste management, must compile dossiers
of hazardous waste management and register with specialized agencies of environmental protection at provincial level.
2. Organizations and individuals that are eligible to hazardous waste management shall be granted operational licenses and code numbers for operating hazardous waste management.
3. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall stipulate terms and conditions of the qualification, and provide the guidance for compiling dossiers, registering, and licensing and granting code numbers for operating hazardous waste management.
Article 71: Hazardous Waste Segregation, Collection and Temporary Storage
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate hazardous wastes must organize the segregation and collection of hazardous wastes or make contracts for the transfer of hazardous waste management with parties that receive hazardous waste management to collect hazardous wastes.
2. Hazardous wastes must be temporarily stored with specialized equipment to ensure the avoidance of their leakage, spillage and release into the environment.
3. Organizations and individuals must develop plans of, and provide facilities for, the prevention and control of incidents caused by hazardous wastes; and must avoid the mixture of hazardous and general wastes.
Article 72: Transport of Hazardous Wastes
1. Hazardous wastes must be transported with appropriately specialized equipment and by specialized means of transport, along assigned routes and on schedules stipulated by competent traffic management authorities.
2. Only organizations and individuals that hold the license of hazardous waste transport may participate in the transport.
3. Means of transport of hazardous wastes must be provided with facilities to prevent and control the leakage and spillage of, and incidents caused by, hazardous wastes.
4. Organizations and individuals engaged in the transport of hazardous wastes shall be responsible for the occurrence of hazardous waste leakages, spillages and environmental incidents during transport, loading and/or unloading processes.
Article 73: Treatment of Hazardous Wastes
1. Hazardous wastes must be treated by methods, technologies and equipment that are in accordance with chemical, physical and biological characteristics of specific hazardous waste categories in order to ensure the compliance with the environmental standards; in case there is no such treatment technologies and equipment available in the country, hazardous wastes must be stored in accordance with the regulations of the law and the guidance of the State management agencies of environmental protection until the treatment of hazardous wastes is taken place.
2. Only organizations and individuals that are granted licenses and code numbers for operating hazardous waste management may participate in the treatment of hazardous wastes.
3. Organizations and individuals that make investments in the construction of hazardous waste facilities must prepare environmental impact assessment reports and comply with the requirements for environmental protection.
4. The transfer of hazardous waste treatment responsibilities between owners of activities that generate hazardous wastes and parties that receive hazardous waste treatment shall be performed under contracts that are certified by specialized agencies of environmental protection at provincial level.
5. A contract for the transfer of hazardous waste treatment responsibilities must clearly specify the origins, compositions, categories, technologies of treatment and measures of land-filling waste residues upon the treatment.
Article 74: Hazardous Waste Treatment Facilities
1. Hazardous waste treatment facilities must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Being consistent with the approved planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling;
(b) Having lists of hazardous wastes for treatment registered;
(c) Having hazardous waste treatment technologies registered and reviewed;
(d) Being located at an environmentally safe distance from residential areas, nature reserves, surface and ground water resources;
(e) Having plans developed, and facilities provided for environmental incident prevention and response;
(f) Having been designed and constructed in compliance with technical specifications and technology processes to ensure that hazardous waste treatment meet the environmental standards;
(g) Having been inspected and certified by the competent State management agencies of environmental protection prior to operation;
(h) Hazardous wastes that must be stored with specialized equipment appropriate to specific hazardous waste categories before and after the treatment taken place;
(i) Ensuring the safety for the health and life of workers working in hazardous waste treatment facilities in accordance with the law on labor.
2. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify hazardous waste treatment facilities.
Article 75: Hazardous Waste Landfill Sites
1. Hazardous waste landfill sites must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Being located in accordance with the planning of, and designed according to technical requirements for, hazardous waste landfill sites; and at an environmentally safe distance from residential areas, nature reserves, surface and groundwater resources for the purpose of domestic consumption; and having fences and warning signs installed.
(b) Having plans developed, and facilities provided for environmental incident prevention and response;
(c) Ensuring environmentally sanitary conditions and avoiding the release of toxic gases into the ambient environment;
(d) Having been inspected and certified to comply with technical requirements for the receipt and land-filling of hazardous wastes by the competent State management agencies.
2. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify the hazardous waste landfill sites.
Article 76: Planning of Hazardous Waste Collection, Treatment and Land-filling
1. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees have the primary responsibility to develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling for approval.
2. Contents of the national master planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling include:
(a) Inventory, assessment and prediction of hazardous waste sources, categories and quantities;
(b) Location of hazardous waste treatment facilities and landfill sites;
(c) Establishment of procedures for hazardous waste collection, transport routes, locations, scales, categories and storages; and identification of technologies for hazardous waste treatment, recycling, disposal and land-filling;
(d) Identification of plans and resources required to ensure that hazardous wastes of all categories are fully inventoried and thoroughly treated.
3. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to provide spaces for the construction of hazardous waste landfill sites in accordance with the approved planning.
SECTION 3. MANAGEMENT OF GENERAL SOLID WASTES
Article 77: Classification of General Solid Wastes
1. General solid wastes are classified into two major categories as follows:
(a) Solid wastes that can be reusable and recyclable;
(b) Solid wastes that are subject to the disposal and land-filling.
2. Organizations and individuals that generate general solid wastes shall have the responsibility to exercise the segregation of solid wastes at source in order to improve the efficiency of waste management.
Article 78: General Solid Waste Collection and Transport
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas, centered residential areas and public places must adequately provide proper collection facilities to receive solid wastes in accordance with procedures for waste segregation at source.
2. General solid wastes must be transported according to categories of wastes segregated at source and with appropriately specialized equipment to ensure the avoidance of their leakage and spillage and odor dispersion during the transport.
The transport of wastes within urban centers and residential areas must be only performed along routes designated by the competent traffic authorities.
3. General solid wastes shall be made use to the maximum for the purposes of recycling and reuse; and disposal of general solid wastes that are of values for the purposes of recycling and other uses shall be restricted.
Article 79: General Solid Waste Recycling and Disposal Facilities and Landfill Sites
1. General solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites must comply with the following requirements:
(a) Being in accordance with the approved planning of general solid waste collection, recycling, disposal and land-filling;
(b) Not being located adjacent to residential areas, surface water bodies and locations where groundwater aquifers are likely to be contaminated;
(c) Having been designed, constructed and operated properly to ensure that the treatment be performed thoroughly, economically and efficiently without causing environmental pollution;
(d) Having sub-zones constructed for the treatment of leachate leaching from general solid wastes;
(e) Having been inspected and certified by the State management agencies of environmental protection upon the construction, the receipt of wastes and the operation of waste recycling, treatment or disposal facilities shall be allowed.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to direct the construction and management of general solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites in localities.
3. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify the general solid waste recycling, disposal and landfill sites.
Article 80: Planning of General Solid Waste Collection, Recycling, Disposal and Land-filling
1. The planning of general solid waste collection, recycling, disposal and land- filling shall consist of the following contents:
(a) Inventory, assessment and prediction of sources of wastes and total quantities of wastes generated;
(b) Assessment of capacities for segregating wastes at source and recycling;
(c) Identification of sites and scales of collection points and waste recycling, disposal and landfill facilities;
(d) Selection of appropriate technologies;
(e) Identification of schedules and resources for performance.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to provide spaces, organize the construction and management of general solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites in localities in accordance with the approved planning.
3. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master plan of general solid waste collection, recycling, disposal and land-filling for approval.
SECTION 4. WASTEWATER MANAGEMENT
Article 81: Wastewater Collection and Treatment
1. Urban centers and residential areas must be provided with separate storm water and wastewater collection systems; domestic wastewater effluents must be treated to comply with the environmental standards before discharging into the environment.
2. Wastewater effluents discharged from production, business and service units and their centered areas must be collected and treated to comply with the environmental standards.
3. Sludge from wastewater treatment systems must be managed in accordance with the regulations on solid waste management.
4. Wastewater and their sludge containing hazardous factors must be managed in accordance with the regulations on hazardous waste management.
Article 82: Wastewater Treatment Systems
1. The following objects must be subject to the installation of wastewater treatment systems:
(a) Centered production, business and service areas;
(b) Craft village industrial areas and clusters;
(c) Production, business and service units that are not connected to centered wastewater treatment systems;
2. Wastewater treatment systems must comply with the following requirements:
(a) Having technology processes applied to be appropriate to specific categories of wastewater for treatment;
(b) Having sufficient capacity built to provide efficient treatment services for specific volumes of wastewater discharged;
(c) Having wastewater treatment performed to comply with the environmental standards;
(d) Having treated wastewater outlets connecting to drainage systems constructed in places that are accessible to inspection and monitoring activities.
(e) Operating on a routine basis.
3. Owners in charge of the management of wastewater treatment systems must periodically perform the monitoring of wastewater quality before and after the treatment. Monitoring data shall be recorded to serve as basis for inspecting and monitoring the performance of wastewater treatment systems.
SECTION 5. MANAGEMENT AND CONTROL OF DUSTS, AIR EMISSIONS, NOISE, VIBRATION, LIGHT AND RADIATION
Article 83: Dust and Air Emission Management and Control
1. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities that emit dusts and gaseous wastes shall have the responsibility to control and treat dusts and air emissions to comply with the environmental standards.
2. The consumption of fuels and raw materials and the operation of equipment and facilities that release toxic gases into the environment must be restricted.
3. Means of transport, machinery, equipment and construction works that release dusts and gaseous wastes must be provided with filters and devices that reduce gaseous wastes, and with coverings or other measures to minimize dusts to comply with the environmental standards.
4. Dusts and gaseous wastes containing toxic factors must be managed according to the regulations on hazardous waste management.
Article 84: Management of Gases that Cause Greenhouse Effects and Deplete the Ozone Layer
1. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall have the responsibility to inventorize greenhouse gas emissions nationwide in order to comply with the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
2. The transfer of, and trade in, greenhouse gas emissions quotas between Viet Nam and other foreign countries shall be stipulated by the Prime Minister of the Government.
3. The State shall encourage production, business and service establishments to reduce greenhouse gas emissions.
4. The production, import and use of compounds that deplete the ozone layer must be prohibited in accordance with the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
Article 85: Reduction in Noise, Vibration, Light and Radiation Levels
1. Organizations and individuals that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the environmental standards shall have the responsibility to control and treat to comply with the environmental standards.
2. Production, business and service units located within residential areas that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the permissible standards must take mitigation and improvement measures to avoid causing effects on the life and health of local residential communities.
3. Roads of highly dense traffics, and construction works that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the permissible standards must take mitigation and improvement measures to comply with the environmental standards.
4. The production, import, transport, trade in, and use of firecrackers must be prohibited. The production, import, transport, trade in, and use of fireworks shall be implemented in accordance with the regulations of the Prime Minister of the Government.
ENVIRONMENTAL INCIDENT PREVENTION AND RESPONSE, POLLUTION REMEDY AND ENVIRONMENTAL REHABILITATION
SECTION 1. ENVIRONMENTAL INCIDENT PREVENTION AND RESPONSE
Article 86: Environmental Incident Prevention
1. Owners of production, business and service units, and of means of transport that are likely to cause environmental incidents must implement preventive measures as follows:
(a) Developing plans of environmental incident prevention and response;
(b) Installing and providing equipment, tools and facilities for environmental incident response;
(c) Training and arranging local forces for environmental incident preparedness and response;
(d) Complying with the rules on labor safety, and exercising regular inspection regimes;
(e) Being responsible for, or proposing the competent agencies to, taking measures timely to eliminate causes of environmental incidents when detecting their signs.
2. Contents of preventing environmental incidents caused by natural disasters include:
a) Capacity building for forecasting and warning risks of, and trends in, natural disasters of all types that may cause environmental incidents;
(b) Investigation, inventory and assessment of risks of natural disasters of all types that may occur nationally and regionally;
(c) Planning of the construction of structures for the purposes of preventing and reducing damages in areas where environmental incidents are likely to occur.
3. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees shall, within the extent of their duties and powers, implement the contents as stipulated in Paragraph 2 of this Article.
1. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities relating to genetic modified organisms and their products, must comply with the law on biological diversity, food hygiene and safety and varieties of crops and animals and the other provisions of the relevant law.
2. Organizations and individuals shall be only permitted to perform research, experiment, production, trade in, use, importation, exportation, storage and transportation of genetic modified organisms and their products that are included in the list established by the law, and must fully comply with all conditions and procedures required according to the provisions of the law.
3. Animals, plants and microorganisms that are imported and/or in transit must be subject to the permission by the competent State management agencies, and must be quarantined in accordance with the provisions of the law on the quarantine of animals, plants and microorganisms.
1. Organizations and individuals engaged in the production, trade in, transport, storage, use and other activities relating to chemicals shall be only permitted to operate if they fully comply with chemical safety conditions, procedures and measures in accordance with the provisions of the law on the management and use of chemicals and the other provisions of the relevant law.
2. Use of chemical fertilizer, chemicals, feeds, pesticides and veterinary medicines that are likely to cause environmental pollution, deterioration and biodiversity degradation, must be restricted.
Article 89: Nuclear Safety and Radiation Safety
1. Organizations and individuals engaged in nuclear and radiation related activities including:
(a) Prospecting, exploitation and refining of radioactive substances of natural origin;
(b) Storage, preservation and transport of radioactive substances;
(c) Production, trade in, and services of raw materials containing radioactive substances, and radioactive products;
(d) Production of products, and construction of structures, which induce electromagnetic radiation;
(e) Use of nuclear and atomic based technologies and equipment that contain radioactive substances and induce electromagnetic radiation;
(f) Export and import of raw materials containing radioactive substances, radioactive substance containers and radioactive substance based technologies.
2. Organizations and individuals engaged in the activities as stipulated in Paragraph 1 of this Article must comply with the provisions of the law on nuclear safety and electromagnetic radiation safety.
3. Nuclear safety and radiation safety must aim at the following purposes:
(a) Not inducing adverse effects on human beings and organisms;
(b) Not causing environmental pollution and adverse impacts to environmental components;
(c) Not causing environmental incidents and disasters.
4. Nuclear safety and electromagnetic safety standards are compulsorily national standards and shall be promulgated by the competent State agencies.
Article 90: Environmental Incident Response
1. Responsibilities for environmental incident response shall be defined as follows:
(a) Organizations and individuals that commit acts of environmental incidents shall have the responsibility to take emergency measures to ensure the safety of human beings and their properties; to organize the rescue of humans and their properties, and timely notify the local authorities or specialized agencies of environmental protection at places where the incidents occur;
(b) When environmental incidents occur at an establishment, a locality or wherever, head of such establishment or locality shall have the responsibility to mobilize urgently manpower, materials, and emergency equipment to respond to the incidents timely;
(c) When environmental incidents occur in the extent of multiple establishments and localities, heads of such establishments and localities shall have the responsibility for the coordination of responses to the incidents.
(d) In case the severity of environmental incidents is beyond the response of establishments and localities, which must be urgently reported to their directly superior agencies for mobilizing timely other establishments and localities in response to environmental incidents; mobilized establishments and localities must, within the extent of their abilities, take emergency measures to respond to environmental incidents.
2. Costs of the mobilized manpower, materials and emergency equipment incurred in the response to environmental incidents shall be indemnified in accordance with the provisions of the law.
3. The response to extremely serious environmental incidents shall be performed in the compliance with the law on the state of emergency.
4. Obligations to the compensation for damages caused by the environmental incidents shall be fulfilled in accordance with the provisions set forth in Section 2, Chapter XIV of this Law, the Civil Code and the other provisions of the relevant law.
Article 91: Building of Forces for Environmental Incident Response
1. The State shall have the responsibility to build forces, and provide facilities and equipment for the forecast and warning of natural disasters, weather and environmental incidents.
2. Production, business and services units shall have the responsibility to build capacity to prevent and respond to natural disaster and environmental incidents.
SECTION 2. POLLUTION REMEDY AND ENVIRONMENTAL REHABILITATION
Article 92: Rationales to Identify Polluted Environment Areas
1. The environment shall be identified to be polluted in case that the content of one or more pollutants present in the environment exceeds the environmental quality standards;
2. The environment shall be identified to be seriously polluted in case that the content of one or more chemicals and/or heavy metals exceeds threefold or more the environmental quality standards, or the content of one or more other pollutants exceeds fivefold or more the environmental quality standards.
3. The environment shall be identified to be extremely seriously polluted in case that the content of one or more chemicals and/or heavy metals exceeds threefold or more the environmental quality standards, or the content of one or more other pollutants exceeds tenfold or more the environmental quality standards.
Article 93: Pollution Remedy and Environmental Rehabilitation
1. The investigation and identification of polluted environment areas shall include the following contents:
(a) The extent and boundaries of polluted environment areas;
(b) Levels of pollution;
(c) Causes and responsibilities of concerned parties;
(d) Works required to remedy pollution and rehabilitate the environment;
(e) Environmental damages to serve as basis for making request for compensation by parties that cause environmental pollution and degradation;
2. Responsibilities for the investigation and identification of polluted environment areas shall be defined as follows:
(a) Provincial level People’s Committees shall organize the investigation and identification of polluted environment areas in their localities;
(b) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall direct the coordination of provincial level People’s Committees in organizing the investigation and identification of polluted environment areas covering two or more provinces and cities directly under the Central Government.
Investigation results including the identified causes, levels and extent of environmental pollution and damages must be publicized.
3. Organizations and individuals committed environmental pollution shall have the following responsibilities to:
(a) Comply with the requirements of the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article during the investigation and identification of the extent, boundaries, levels and causes of environmental pollution taken place, and measures of environmental pollution remedy and rehabilitation;
(b) Immediately take measures to confine environmental pollution to, and prevent it from spreading beyond the sources, affecting the health and life of local people;
(c) Take measures to remedy pollution and rehabilitate the environment at the request of the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article.
(d) Compensate for damages in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
In case environmental pollution is caused by multiple organizations and individuals, the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article, shall, in collaboration with concerned parties, have the responsibility to determine responsibilities of each party for pollution remedy and environmental rehabilitation.
4. In case environmental pollution is caused by natural disasters or unknown causes, ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall, within the extent of their duties and powers, have the responsibility to mobilize all necessary resources for organizing pollution remedy and environmental rehabilitation.
5. In case a polluted area covers two or more provinces and/or cities directly under the Central Government, the performance of pollution remedy and environmental rehabilitation shall be directed by the Prime Minister of the Government.
ENVIRONMENTAL MONITORING AND INFORMATION
Article 94: Environmental Monitoring
1. The current state of the environment and environmental impacts are monitored through the following environmental monitoring programmes:
(a) Monitoring of the current state of the environment at national level;
(b) Monitoring of environmental impacts caused by activities of sectors and areas;
(c) Monitoring of current state of the environment at provincial level;
(d) Monitoring of environmental impacts caused by activities of production, business and service units and their centered areas;
2. Responsibilities of environmental monitoring shall be defined as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall organize the monitoring of the current state of the environment at national level;
(b) Ministries, ministerial level agencies and other Government bodies shall organize the monitoring of environmental impacts caused by activities of sectors and areas under their management;
(c) Provincial level People’s Committees shall organize the monitoring of the current state of the environment at provincial level;
(d) Managers and operators of production, business and service units and their centered areas shall have the responsibility to perform the monitoring of environmental impacts caused by their activities.
Article 95: Environmental Monitoring Systems
1. The systems of environmental monitoring shall include:
(a) Sampling and measuring stations for performing environmental monitoring;
(b) Laboratories and centers for sample analysis and environmental monitoring data processing and management;
2. Systems of environmental monitoring must be planned and established in a well matched manner to comply with the monitoring requirements in order to generate and provide information for environmental management and protection.
3. Organizations and individuals that are qualified in terms of their professional capacity and technical facilities shall be eligible to participate in environmental monitoring activities.
Article 96: Planning of Environmental Monitoring Systems
1. The planning of environmental monitoring systems shall include the following contents:
(a) Investigation and research to identify monitoring objects and data required to be collected for the purpose of environmental protection;
(b) Identification of the density, size and performance of sampling stations of environmental monitoring systems.
(c) Arrangement of equipment systems employed during environmental monitoring;
(d) Identification of monitoring schedules and resources;
(e) Training of human resources to be adequately capable of performing environmental monitoring tasks.
2. Responsibilities for the development and approval of environmental monitoring system planning shall be defined as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master planning of environmental monitoring system for approval; and direct the establishment and management of environmental monitoring data in a standardized manner;
(b) Specialized agencies of environmental protection at provincial level shall develop and submit to the People’s Committees of the same level the local planning of environmental monitoring systems for approval;
(c) Organizations and individuals that manage centered production, business and service areas shall, within the extent of their management, organize the establishment and management of environmental monitoring networks.
Article 97: Environmental Monitoring Programmes
1. Environmental monitoring programmes include a programme on monitoring the current state of the environment and a programme on monitoring environmental impacts caused by socio-economic activities. Environmental monitoring programmes must be performed in a standardized and well matched manner.
2. The programme on monitoring the current state of the environment shall consist of the following activities:
(a) Periodical collection of analytical samples and prediction of changes in the quality of soil, water and air;
(b) Surveillance of changes in the quantity, composition and the state of natural resources;
(d) Surveillance of changes in the quality, quantity, composition and the state of ecosystems, species of organisms and genetic resources.
3. The programme on monitoring environmental impacts shall consist of the following activities:
(a) Surveillance of the quantity and the current state of, and changes in sources that cause adverse impacts on the environment;
(b) Surveillance of changes in the quantity, composition and hazardous levels of solid, gaseous and liquid wastes;
(e) Identification and assessment of transboundary impacts on the environment of the country.
4. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall provide guidance for planning, and organize the implementation, of environmental monitoring programmes.
Article 98: Environmental Indicators
1. Environmental indicators are basic parameters that reflect characteristics of the environment, and are used to serve the assessment and surveillance of changes in the quality of the environment, and the preparation of reports on the state of the environment.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall promulgate a set of national environmental standards for application nationwide.
Article 99: The State of the Environment Report at Provincial Level
1. The State of the Environment Report at provincial level shall consist of the following contents:
(a) The state and changes in the quality of soil environments;
(b) The state and changes in the quality of water environments;
(c) The state and changes in the quality of air environments;
(d) The state and changes in the quantity and quality, of natural resources;
(e) The state and changes in the quality of ecosystems; and the quantity and composition of organism species and genetic resources;
(f) The state of the environment in urban centers, centered residential areas, centered production, business and service areas and craft villages;
(g) Polluted and degraded environment areas and lists of establishments that seriously pollute the environment;
(h) Urgent environmental issues and their major causes;
(i) Measures for environmental pollution and degradation remedy and environmental improvement;
(j) Evaluation of local environmental protection performance;
(k) Plans, programmes and measures required to comply with environmental protection requirements.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to publish, every five years, reports on the state of the environment in accordance with the term of provincial socio-economic development planning to submit to the People’s Councils of the same level and report to the Ministry of Natural Resources and the Environment.
Article 100: Reports on Environmental Impacts by Sectors and Areas
1. The reports on environmental impacts by sectors and areas shall consist of the following contents:
(a) The state and quantity of, and changes in sources that cause adverse impacts on the environment;
(b) The current state of, changes in, composition, and hazardous levels of wastes by sectors and areas;
(c) Lists of establishments that seriously pollute the environment and their dealing with;
(d) Evaluation of environmental protection performance by sectors and areas;
(e) Prediction of environmental challenges;
(f) Plans, programmes, and measures required to comply with environmental protection requirements;
2. Ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall, every five years, prepare and submit to the Ministry of Natural Resources and the Environment reports on environmental impacts of sectors and areas under their management in accordance with the five year planning term.
Article 101: National Environmental Reports
1. The national environmental reports shall include the following contents:
(a) Environmental impacts by sectors and areas;
(b) Changes in the quality of the environment nationwide and other urgent environmental issues;
(c) Evaluation of the performance of environmental protection policies, laws, management arrangements and measures;
(d) Prediction of environmental challenges;
(g) Plans, programmes and measures required to comply with environmental protection requirements.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, every five years, prepare and submit to the Government national environmental reports in accordance with the term of national socio-economic development planning for submittal to the National Assembly; and prepare annually thematic environmental reports.
Article 102: Environmental Statistics, Data and Information Collection and Archive
1. Environmental data obtained from environmental monitoring programmes shall be archived to serve environmental management and protection;
2. The collection and archive of environmental data shall be specified as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with the State management agencies of statistics at central level, establish national environmental databases;
(b) Ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall, within the competence of their management, collect and archive environmental data by sectors and areas;
(c) People’s Committees at all levels shall collect and archive environmental data in their localities;
(e) Managers and operators of the production, business and service units or their centered areas shall have the responsibility to collect and archive data on environmental impacts, discharge sources and wastes from their activities.
3. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall have the responsibility to collect, process, synthesize, and archive environmental data, and to apply information technology to the collection and archive of environmental statistics.
Article 103: Publication and Provision of Environmental Information
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas and owners of production, business and service units that are subject to the preparation of environmental impact assessment reports, shall, within the extent of their management, have the responsibility to report environmental information to specialized agencies of environmental protection at provincial level.
2. Production, business and service units that are not falling under Paragraph 1 of this Article shall have the responsibility to provide environmental information relating to their activities for specialized agencies of environmental protection at district level or officials in charge of environmental protection at communal level where their establishments operate, and publicize environmental information.
3. Specialized agencies of environmental protection at all levels shall have the responsibility to report local environmental information to their directly superior agencies, and publish major information on the environment periodically or on request.
4. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall, on periodical basis, have the responsibility to provide the Ministry of Natural Resources and the Environment and the State management agencies of statistics at central level with environmental information relating to sectors and areas within the extent of their management.
Article 104: Disclosure of Environmental Information and Data
1. The following environmental information and data must, except those that are included to the list of national secretes, be disclosed:
(a) Environmental impact assessment reports and decisions on their approval and plans to comply with requirements of which;
(b) Registered commitments to environmental protection;
(c) Lists of, and information on, waste discharge sources and categories that are likely to harm human and environmental health;
(d) Seriously and extremely seriously polluted and degraded environment areas and areas where environmental incidents potentially occur.
(e) Planning of waste collection, recycling and treatment.
(f) Reports on national environment, provincial level current state of the environment and sectoral environmental impacts;
2. Formalities of the disclosure must ensure the accessibility to environmental information for users.
3. Organizations that disclose environmental information shall be responsible for the accuracy, truthfulness and objectivity of disclosed information.
Article 105: Performance of Grassroots Democracy in Environmental Protection
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas, owners of production, business and service units, specialized agencies of environmental protection and officials in charge of environmental protection shall have the responsibility for the disclosure among local people and laborers of their production, business and service units, of information on local environmental situations and measures for adverse impact prevention and restriction and environmental pollution and degradation remedy by taking one of the following forms:
(a) Convening meetings to disseminate information among local people and laborers;
(b) Providing local people and laborers with notices and written announcements;
2. Environmental dialogues must be convened in the following cases:
(a) At the request of parties;
(b) At the request of the State management agencies of environmental protection at all levels;
(c) On the request of the complaints, denunciations and lawsuits of concerned organizations and individuals.
3. Responsibilities for environmental justifications and dialogues shall be specified as follows:
(a) The party of request shall notify, in writing, the requested party of dialogue issues that need to be justified and communicated.
(b) The requested party shall, within five days from the date of receipt of the request, prepare answers, justifications and dialogues;
(c) In case the State management agencies of environmental protection make a request to convene a dialogue, the concerned parties must comply with the provisions set forth by the agencies of request.
4. Environmental dialogues shall be performed in accordance with the provisions of the law and under the chairmanship of the People’s Committees or specialized agencies of environmental protection.
5. Results from the dialogues must be recorded in minutes acknowledging comments and agreements that serve as basis for the compliance with by the responsible parties concerned, for the examination and dealing with infringements of the law on environmental protection or for the compensation for environmental damages.
RESOURCES FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 106: Propagandizing Environmental Protection
1. The law on environmental protection, examples of good persons and deeds, and symbolic persons in the performance of environmental protection must be regularly and widely propagandized.
2. The State shall grant prizes and rewards to organizations and individuals having outstanding records in environmental protection activities; and organize environmental awareness contests to promote environmental awareness and consciousness among the people.
3. Good performance of environmental protection shall serve as basis for the review, acknowledgement and conferment of emulation titles
4. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with agencies in charge of information, propaganda and press of sectors and at all levels,
be primarily responsible for propagandizing environmental protection.
Article 107: Education and Training of Human Resources for Environmental Protection
1. Vietnamese citizens shall be comprehensively educated about the environment with a view to raising the knowledge and consciousness of environmental protection.
2. Environmental education shall become one of contents included into the formal curricula at all levels of general education.
3. The State shall give priority to the training of human resources for environmental protection, and encourage all organizations and individuals to participate in the training of human resources for environmental protection.
4. The Ministry of Education and Training shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, be primarily responsible for directing and guiding the formulation and implementation of programmes on environmental education and training of human resources for environmental protection.
Article 108: Development of Science and Technology for Environmental Protection
1. The State shall invest in scientific research; development, application and transfer of environmental technologies; and encourage organizations and individuals to promote the innovation and application of technological solutions to environmental protection.
2. The State shall adopt preferential policies on technology transfer for addressing urgent environmental problems and dealing with the establishments that seriously pollute the environment.
3. Organizations and individuals that possess environmental technologies shall be entitled to transfer their technologies and make contracts to provide waste reduction and treatment services.
4. The Ministry of Science and Technology shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies and Government bodies, be primarily responsible for directing and guiding science and technology development for environmental protection.
Article 109: Development of Environmental Industry and Capacity Building for Environmental Prediction and Warning
1. The State shall make investment, and adopt incentive policies to encourage organizations and individuals to participate, in the development of an environmental industry.
2. The State shall have the responsibility to build capacity and provide machinery and equipment for natural disaster and weather forecasts and warming; encourage all organizations and individuals to participate in the forecast and warning of environmental disasters in order to prevent and restrict adverse impacts of natural disasters and incidents on the environment.
Article 110: Financial Resources for Environmental Protection
1. Financial resources for environmental protection shall include:
(a) State budget;
(b) Funds from organizations and individuals for the prevention and restriction of adversely environmental impacts of their production, business and service activities;
(c) Funds from organizations and individuals for scientific research and development of environmental technologies, industry and services;
(d) Revenues from the compensation for environmental damages, environmental taxes, environmental protection fees, environmental fines, and from other sources in accordance with the provisions of the law;
(e) Financial contributions and supports from domestic and foreign organizations and individuals;
(f) Funds from soft loans and financial assistances provided by the environmental protection funds;
(g) Funds from loans provided by banks, credit organizations and other financial institutions in accordance with the provisions of the law.
2. A routine expenditure shall be designated in the State budget for environmental governance in accordance with environmental protection requirements in each specific period; and an annual increase in the expenditure for environmental governance must be ensured at rate that is higher than that of increase in the overall state budget expenditure.
Article 111: State Budget for Environmental Protection
1. Environmental protection expenditures from the state budget shall be used for the following purposes:
(a) Investment in the development of public environmental protection infrastructures;
(b) Routine expenditure for environmental governance;
2. Environmental governance shall include the following activities:
(a) Management of environmental monitoring and analytical systems; capacity building for natural disaster forecast and warning, and for environmental incident prevention and response;
(b) Baseline environment surveys; and performance of the state of the environment and environmental impact monitoring programmes;
(c) Waste surveys and inventories, environmental pollution, degradation and incident assessments; capacity building for waste recycling, hazardous waste treatment, and supports given to waste recycling, treatment and landfill activities;
(d) Assistances in dealing with of establishments that seriously pollute the environment.
(e) Management of public sanitary facilities; and provision of equipment and facilities for domestic waste collection and environmental sanitation in residential areas and public places;
(f) Strengthening and improvement of capacity for the system of the State management agencies of environmental protection; building and development of a system of self- accounting enterprises for environmental protection;
(g) Investigation, research, development, experiment and application of scientific, technical and technological advancements to environmental protection; and development of environmental protection strategies, planning, plans, mechanisms, policies, standards, technical norms and management models.
(h) Inspection and examination of the compliance with the law on environmental protection;
(i) Management of systems of environmental information and databases;
(j) Propaganda, dissemination and education of the law on environmental protection ; and training of environmental protection profession and management;
(k) Awarding environmental protection prizes and decorations;
(l) Management of national genetic banks and caring, rearing and breeding centers of endangered, rare and precious species of fauna;
(m) Management of nature reserves;
(n) Other environmental governance activities.
3. Annually, the Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment, have the primary responsibility to prepare and submit to the Government a statement of budgets for environmental governance by ministries, ministerial level agencies, Government bodies, provinces and cities directly under the Central Government.
Article 112: Environmental Taxation
1. Organizations, households and individuals engaged in the production and business of some categories of products that cause potentially adverse and long term impacts to human and environmental health must pay environmental tax.
2. The Government shall submit to the National Assembly lists and tax rates of products and production and business activities of all forms that are subject to environmental tax, for decision.
Article 113: Environmental Protection Fees
1. Organizations and individuals committed to acts of discharging wastes into the environment or creating sources of adversely environmental impacts must pay environmental protection fees;
2. Rates of environmental protection fees shall be defined on the basis of:
(a) Volumes of waste discharged into the environment and the extent of their adverse impacts or effects on the environment;
(b) Toxicity of wastes and environmentally harmful levels;
(c) Carrying capacity of environments that receive wastes.
3. Rates of environmental protection fees shall be adjusted according to a roadmap that Is consistent with socio-economic conditions and environmental protection requirements of specific development periods of the country.
4. All revenues collected from environmental protection fees shall be used to directly invest in environmental protection.
5. The Ministry of Finance shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to formulate and submit to the Government regulations on environmental protection fees.
Article 114: Deposit Funds for Environmental Improvement and Rehabilitation in Natural Resources Exploitation
1. Organizations and individuals engaged in the exploitation of natural resources shall pay deposits to raise funds for improving and rehabilitating the environment in accordance with the following provisions:
(a) Prior to the exploitation, deposits must be made at credit organizations and environmental protection funds of localities where natural resources exploitation activities take place; levels of deposits shall be dependent upon scales of exploitation, levels of adversely environmental impacts, costs needed for environmental improvement and rehabilitation upon the exploitation.
(b) Organizations and individuals that pay deposits shall be entitled to the return of the deposits with interests upon the fulfillment of environmental improvement and rehabilitation;
(c) Organizations and individuals that fail in fulfilling environmental improvement and rehabilitation obligations or in complying the requirements, the deposits shall be used wholly or partly for environmental improvement and rehabilitation of sites where the organizations and individuals exploit.
2. The Prime Minister of the Government shall specify levels of deposits for environmental improvement and rehabilitation in accordance with specific categories of natural resources, and the compliance with the provisions of this Article.
Article 115: Environmental Protection Funds
1. Environmental protection funds serve as financial institutions that are established at central, local and sectoral levels for providing financial support for environmental protection activities.
The State shall encourage enterprises, organizations and individuals to establish environmental protection funds.
2. Working capitals of national, sectoral and local environmental protection funds shall be raised from:
(a) State budget;
(b) Environmental protection fees;
(c) Revenues collected from the compensation for environmental damages paid to the State;
(d) Fines collected from administrative infringements of environmental protection;
(e) Financial assistances and contributions, and trusted investments from domestic and foreign organizations and individuals.
3. The competence of establishing environmental protection funds shall be defined as follows:
(a) The Prime Minister of the Government shall stipulate the organizational structure and operation of national environmental protection fund and other environmental protection funds of ministries, ministerial level agencies, Government bodies and state owned corporations;
(b) Provincial level People’s Committees shall decide the establishment, organization and operation of local environmental protection funds;
(c) Organizations and individuals shall establish and operate their own environmental protection funds in accordance with their charters.
Article 116: Development of Environmental Protection Services
1. The State shall encourage organizations and individuals to establish environmental service enterprises to provide services for environmental sanitation and protection through competitive bidding for the contract in the following fields:
(a) Waste collection, recycling and treatment;
(b) Environmental monitoring and analysis, and environmental impact assessment;
(c) Development and transfer of environmentally friendly production and environmental technologies;
(d) Environmental consultation and training, and provision of environmental information;
(e) Environmental valuation of machinery, equipment and technologies ; and valuation of environmental damages;
(f) Other environmental services.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for guiding the compliance with the provisions set forth in Paragraph 1 of this Article.
Article 117: Preferential and Support Policies on Environmental Protection
1. The State shall give preferential treatment and support of land use to the following environmental protection activities:
(a) Construction of centered domestic wastewater treatment systems;
(b) Construction of general solid and hazardous waste treatment, recycling and landfill facilities;
(c) Establishment of environmental monitoring stations;
(d) Relocation of establishments that seriously pollute the environment;
(f) Construction of environmental industry facilities and other environmental protection structures for the public interest of environmental protection.
2. Policies on the exemption and reduction of taxes and fees for environmental protection activities shall be specified as follows:
(e) Activities engaged in waste recycling, treatment and land-filling; and in clean and renewable energy production shall be exempt from their turnover tax, added value tax, environmental tax and environmental protection fees;
(f) Machinery, equipment, tools and means imported for the purposes of direct use for waste collection, storage, transport, recycling and treatment; environmental monitoring and analysis, and clean and renewable energy production shall be exempt from import tax;
(g) Products made of recyclable materials from wastes, energies recovered from waste disposal, and alternative products to naturally raw materials, which benefit the environment, shall be subsidized by the State.
3. Organizations and individuals that invest in environmental protection shall be given priority to have access to loans from environmental protection funds; in case loans are borrowed from other credit organizations for environmental protection investment, shall be considered to be given supports of interest payment upon the investment or guarantee of investment credits in accordance with the charters of environmental protection funds.
4. The State’s focal programmes and projects on environmental protection that need large funds shall be given priority to consider the use of funds from official development assistance.
5. The Government shall specify preferential policies on environmental protection.
INTERNATIONAL COOPERATION IN ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 118: Fulfillment of International Environmental Treaties
1. International treaties that are of benefit to the protection of global, regional and national environments shall be given priority to review for signature and accession.
2. The international environment treaties to which Viet Nam is a Contracting Party must be fulfilled.
Article 119: Environmental Protection during International Economic Integration and Globalization Process
1. The State shall encourage organizations and individuals to comply with environmental requirements proactively with a view to enhancing the competitiveness of goods and services in international and regional markets.
2. The Government shall direct and organize the assessment, prediction and planning of preventing and restricting adverse impacts of the international economic integration and globalization process on the national environment.
3. In necessary case, the State shall take national treatment measures that are consistent with the international practices to protect the national environment.
Article 120: Extension of International Cooperation in Environmental Protection
1. The State shall encourage organizations and individuals to cooperate with foreign organizations, individuals and overseas Vietnamese with the goal of enhancing the capacity and efficiency of environmental protection performance in the country; and strengthening the position and roles of Viet Nam in international and regional environmental protection.
2. The State shall encourage and facilitate foreign organizations, individuals and overseas Vietnamese to invest in, and support, training of human resources, scientific research and technology transfer for natural conservation and other activities in the field of environmental protection.
3. The Government shall direct and guide the development and rational and efficient use of international cooperation resources for environmental protection.
4. The State of Viet Nam shall promote the cooperation with neighboring and regional countries in addressing concerned issues of natural resources management and exploitation and environmental protection.
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES, FATHERLAND FRONT AND ITS MEMBER ORGANISATIONS FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 121: Responsibilities of State Management of Environmental Protection of the Government, Ministries, Ministerial Level Agencies and Government Bodies
1. The Government shall exercise the unified state management of environmental protection across the country;
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall be responsible to the Government for performing the state management of environmental protection, and shall have the following responsibilities:
(a) To submit to the Government or promulgate, within its competence, statutory documents on environmental protection;
(b) To submit to the Government for decision on national policies, strategies and plans for environmental protection;
(c) To have the primary responsibility to address or propose the Government and the Prime Minister of the Government for addressing inter-sector and inter-provincial environmental issues;
(d) To develop and issue a system of environmental standards in accordance with the provisions of the Government;
(e) To direct the establishment and management of the national environmental monitoring system and exercise the unified management of environmental data;
(f) To direct and organize the assessment of the state of the environment nationwide for developing policies on, and solutions to environmental protection;
(g) To exercise the unified management of activities relating to the review and approval of strategic environment assessment and environmental impact assessment reports and environmental protection commitments throughout the country; organize the review of strategic environment assessment reports, and the review and approval of environmental impact assessment reports within the extent of the competence; and provide guidance for the registration of environmentally friendly units and products, and certify the compliance with environmental standards;
(h) To guide, examine, inspect and deal with infringements of the law on environmental protection; settle conflicts, complaints, denunciationsand recommendations relating to environmental protection in accordance with the provisions of the law on complaints and denunciations, and the other provisions of the relevant law;
(i) To submit to the Government proposals on the participation in international organizations, the signature of, or accession to international environment treaties; and have the primary responsibility for international cooperation activities in the field of environmental protection;
(j) To guide and inspect the compliance with the law on environmental protection by People’s Committees at all levels;
(k) To ensure the compliance with environmental protection requirements prescribed in national land use planning and plans, national strategy for water resources and integrated inter-provincial river basin planning; and national overall strategy for mineral resources baseline survey, prospecting, exploitation and processing.
3. The Ministry of Planning and Investment shall, in collaboration with ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for ensuring the compliance with environmental protection requirements prescribed in socio-economic development strategies, master planning and plans of the whole country, regions, projects and other important projects that are subject to the competence of decision of the National Assembly, the Government and the Prime Minister of the Government.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and inspecting the compliance with the law on environmental protection and the other provisions of the law relating to the production, import and use of chemicals, pesticides, fertilizers, and agricultural wastes; the management of genetic modified crops and animals and their products; and the management of dykes, irrigation works, protected forests and rural clean drinking water supplies.
5. The Ministry of Industry shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and inspecting the compliance with the law on environmental protection and the other provisions of the law relating to the field of industry; dealing with industries that seriously pollute the environment within the competence of management; and directing the development of environmental industry.
6. The Ministry of Fisheries shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and inspecting the compliance with the law on environmental protection and the other provisions of the law relating to the fields of aquaculture and fishery exploitation and processing; the management of genetic modified aqua-organisms and their products; and the management of marine parks;
7. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and inspecting the compliance with the law on environmental protection and the other provisions of the law relating to the construction of water supply, drainage, solid and iquid waste treatment infrastructures in urban centers, centered production and service areas, building material production areas, craft villages and centered rural residential areas.
8. The Ministry of Transport shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, relevant ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees, be primarily responsible for directing, guiding and inspecting the compliance with the law on environmental protection and the other provisions of the law relating to the construction of transport infrastructures and the management of transport activities.
9. The Ministry of Health shall be responsible for directing, guiding and inspecting the management of medical wastes; and the performance of environmental protection in medical establishments, food hygiene and safety and activities relating to burial services.
10.The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall have the responsibility to mobilize forces in the response to, and remedy of environmental incidents; to direct, guide, examine and inspect the performance of environmental protection by armed forces within the competence of management.
11. Other ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall be responsible for implementing the duties set forth in this Law, and shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, direct, guide and inspect the compliance with the law on environmental protection within the competence of management.
Article 122: Responsibilities of State Management of Environmental Protection of People’s Committees at All Levels
1. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to exercise the State management of environmental protection at provincial level in accordance with the following provisions:
(a) To promulgate environmental protection regulations, mechanisms, policies, programmes and plans according to their competence;
(b) To direct and organize the implementation of environmental protection strategies, programmes, plans and tasks;
(c) To direct the establishment and management of local environmental monitoring systems;
(d) To direct and periodically organize the state of the environment assessments;
(e) To organize the review and approval of environmental impact assessment reports according to their competence;
(f) To raise awareness of and educate the law on environmental protection;
(g) To direct the examination, inspection and dealing with violations against the law on environmental protection; settle environmental disputes, complaints, denunciations and recommendations in accordance with the provisions of the law on complaints and denunciations and the other provisions of the relevant law; and coordinate with other concerned provincial People’số Committees in addressing inter-provincial environmental issues.
2. District level People’s Committees shall have the responsibility to exercise the State management of environmental protection at district level in accordance with the following provisions:
(a) To promulgate, within their competence, environmental protection regulations, mechanisms, policies, programmes and plans;
(b) To direct and organize the implementation of environmental protection strategies, programmes, plans and tasks;
(c) To organize the registration, and examine the fulfillment of environmental protection commitments;
(d) To raise awareness of, and educate the law on environmental protection;
(e) To direct the examination, inspection and dealing with violations against the law on environmental protection; settle environmental protection disputes, complaints, denunciations and recommendations in accordance with the provisions of the law on complaints and denunciations and the other provisions of the relevant law;
(f) To collaborate with other concerned district People’s Committees in addressing inter- district environmental issues;
(g) To perform tasks of the state management of environmental protection authorized by provincial level State management agencies of environmental protection;
e) To direct the State management of environmental protection performed by communal level People’s Committees;
3. Communal level People’s Committees shall have the responsibility to exercise the State management of environmental protection at local level in accordance with the following provisions:
(a) To direct the formulation and implementation of plans of environmental protection and sanitation in localities and residential areas under their jurisdictions; organize, and mobilize the local people to participate in, the formulation of environmental protection contents included into the village rules of local residential communities; and guide the integration of environmental protection criteria with the evaluation of cultured villages, hamlets and families;
(b) To examine the compliance with the law on environmental protection performed by households;
(c) To detect and deal with infringements of environmental protection according to their competence, or report to the direct superior State management agencies of environmental protection;
(d) To reconcile environmental disputes arising in their localities in accordance with the provisions of the law;
(e) To manage local environmental sanitation and protection activities performed by hamlets, villages, quarters and self-governing organizations.
Article 123: Specialized Agencies and Officials in Charge of Environmental Protection
1. Ministries, ministerial level agencies and Government bodies must establish specialized units of environmental protection in accordance with the environmental protection tasks assigned to sectors and areas under their management;
2. Provinces and cities directly under the Central Government, urban and rural districts, provincial capitals and towns must establish their specialized sections of environmental protection that assist the People’s Committees of the same level in local environmental management.
3. Communal level People’s Committees shall arrange for staffs to be in charge of environmental protection.
4. The State owned corporations, economic groups, management boards of industrial estates, export and processing zones, hi-tech parks, economic zones and units of production, business and services that generate hazardous wastes or potentially impose risks of environmental incidents, must establish specialized units, or arrange for staffs to be in charge of environmental protection.
5. The Government shall regulate the organizational structure and operation of specialized agencies of environmental protection as stipulated in Paragraphs 1 and 2 of this Article.
Article 124: Responsibilities of Viet Nam Fatherland Front and Its Member Organizations
1. The Viet Nam Fatherland Front and its member organizations shall, within the extent of their duties and powers, have the responsibility to propagandize and mobilize their members and the people to participate in environmental protection; and supervise the compliance with the law on environmental protection.
2. The State management agencies of environmental protection at all levels shall have the responsibility to facilitate the Viet Nam Fatherland Front and its member organizations to participate in environmental protection.
INSPECTION AND DEALING WITH BREACHES, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AMD DENUNCIATIONS AND COMPENSATION FOR ENVRIONMENTAL DAMAGES
SECTION 1. INSPECTION AND DEALING WITH ENVIRONMENTAL BREACHES, SETTLEMENT OF ENVIRONMENTAL COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 125: Inspection of Environmental Protection
1. Inspection of environmental protection is a specialized inspection in environmental protection.
Environmental inspectors shall be provided with their own uniform, badge, necessary equipment and facilities to perform their tasks.
2. The competence and duties of environmental protection inspectors shall be performed in accordance with the provisions of the law on inspection.
3. The Government shall regulate the organizational structure and operation of environmental protection inspection.
Article 126: Responsibilities for Performing Examination and Inspection of Environmental Protection
1. Responsibilities for performing the examination and inspection of environmental protection shall be specified as follows:
(a) Minister of the Ministry of Natural Resources and the Environment and Chairpersons of provincial level People’s Committees shall have the responsibility to examine and make decisions on the inspection of environmental protection in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law on inspection;
(b) The environmental protection inspectorate of the Ministry of Natural Resources and the Environment shall examine and inspect the performance of environmental protection by the production, business and service units that fall under the competence of the review and approval of environmental impact assessment reports by the Ministry of Natural Resources and the Environment, ministries, ministerial level agencies and Government bodies; collaborate with specialized environmental protection inspectorates of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security in the examination and inspection of environmental protection performed by their subordinate units;
(c) Provincial level environmental protection inspectorates shall examine and inspect environmental protection performed by local economic organizations and self- accounting enterprises, and by projects that fall under the competence of the review and approval of environmental impact assessment reports by provincial level People’s Committees, and other projects that fall under the competence of the examination and inspection of the Ministry of Natural Resources and the Environment in case there exist signs of violation against the law on environmental protection;
(d) District level People’s Committees shall examine and inspect environmental protection performed by administrative agencies, self-accounting enterprises, except those that fall under item (c) of this Paragraph, and small sized production, business and service establishments;
(f) Communal level People’s Committees shall examine environmental protection performed by households and individuals.
In necessary case, environmental protection inspectorates at all levels and district level People’s Committees shall, in collaboration with communal level People’s Committees, have the responsibility to assist in examining and inspecting environmental protection performed by organizations and individuals that commit seriously violations against the law on environmental protection.
2. The State management agencies at all levels and concerned specialized agencies shall, on request, have the responsibility to assist and collaborate with environmental protection inspectorates during the process of examination and inspection of environmental protection.
3. The examination and inspection of environmental protection shall be performed to the maximum of two times a year for the production, business and service establishments except those who are denounced to infringe or there are signs of their breaches of, the law on environmental protection.
Article 127: Dealing with Breaches
1. Those who commit violations against the law on environmental protection shall, depending on the nature and extent of the infringement, be dealt with administratively, or be criminally prosecuted; and must remedy pollution, rehabilitate the environment and compensate for damages if committed acts of causing environmental pollution, degradation, incidents and damages to other organizations and individuals, in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
2. Heads of organizations, officers and public servants who take advantage of their positions and powers to trouble and harass organizations and citizens, to protect persons infringing the environmental protection law, whose lack of responsibility allows seriously environmental pollution and incidents occur, shall, depending on the nature and extent of the infringement, be disciplined or be criminally prosecuted; and must compensate for the damages if committed to cause, in accordance with the provisions of the law.
Article 128: Environmental Complaints, Denunciations and Lawsuits
1. Organizations and individuals shall have the rights to make complaints to the competent State agencies about, or initiate lawsuits at the Court against acts of infringing the law on environmental protection and intruding their rights and legitimate interests.
2. Citizens shall have the rights to denounce to the competent agencies and the competent officials about acts in breach of environmental protection law as follows:
(a) Causing environmental pollution, degradation and incidents;
(b) Infringing the rights and interests of the State, residential communities, organizations, families and individuals;
3. The State agencies and competent officials receiving complaints and denunciations shall have the responsibility for their examination and settlement according to the provisions of the law relating to complaint and denunciation, and the provisions of this Law.
Article 129: Environmental Disputes
1. Contents of environmental disputes include:
(a) Dispute concerning the rights and responsibilities for environmental protection relating to the exploitation and use of environmental components;
(b) Dispute concerning the determination of causes leading to environmental pollution, degradation and incidents, and of responsibilities for the treatment and remedy of consequences, and compensation for damages caused by environmental pollution, degradation and incidents.
2. Parties to environmental disputes include:
(a) Disputing organizations and individuals using environmental components;
(b) Organizations and individuals exploiting and using environmental components and those organizations and individuals who are responsible for the remedy and rehabilitation of polluted and degraded areas and compensations for environmental damages;
3. The settlement of environmental disputes shall be implemented according to the provisions of the law on the settlement of civil disputes outside contract and the other provisions of the relevant law.
4. Environmental disputes that arise in the territory of Viet Nam to which one or more parties concerned are foreign organizations or individuals, shall be settled in accordance with the law of Viet Nam; unless stipulated otherwise by the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
SECTION 2. COMPENSATION FOR DAMAGES CAUSED BY ENVIRONMENTAL POLLUTION AND DEGRADATION
Article 130: Damages Caused by Environmental Pollution and Degradation
Damages cause by environmental pollution and degradation include:
1. Degradation in the function and usefulness of the environment;
2. Damages to human health and life, properties and legitimate interests of organizations and individuals due to degradation in the function and usefulness of the environment.
Article 131: Determination of Damages Caused by Environmental Pollution and Degradation
1. Degradation in the function and usefulness of the environment includes the following categories:
(a) Being degraded;
(b) Seriously degraded;
(c) Extremely seriously degraded.
2. The determination of the extent and limits of the environment that is degraded in terms of its function and usefulness includes:
(a) Determination of limits and areas of regions and their core zones being seriously and extremely seriously degraded;
(b) Determination of limits and areas of buffer zones being directly degraded;
(c) Determination of limits and areas of other regions being affected from core and buffer zones.
3. The determination of environmental components being degraded, including:
(a) Determination of the quantity of degraded environmental components and types of damaged ecosystems and species;
(b) Levels of damage of each specific environmental components, ecosystems and species;
4. The calculation of costs of environmental damages shall be specified as follows:
(a) Calculation of costs incurred in short and long term damages induced by degradation in the function and usefulness of the environment;
(b) Calculation of costs incurred in environmental remedy, improvement and rehabilitation;
(c) Calculation of costs incurred in the mitigation or elimination of sources that cause damages;
(d) Exploring comments from other concerned parties;
(e) Taking one of the measures defined in Items (a), (b), (c) and (d) of this Paragraph to calculate costs incurred in environmental damages depending on specific conditions, to serve as basis for determining levels of compensation and settlement of compensation for environmental damages.
5. The determination of damages induced from degradation in the function and usefulness of the environment shall be performed independently or in collaboration with parties that cause damages and affected parties.
At the request of one or all parties concerned, specialized agencies of environmental protection shall have the responsibility to participate, and provide guidance in the calculation and determination of damages or to witness the determination of damages.
6. The determination of damages in terms of human health and life, properties and legitimate interests of organizations and individuals caused by environmental pollution and degradation shall be performed in accordance with the provisions of the law.
7. The Government shall guide the determination of damages caused by environmental pollution and degradation.
Article 132: Valuation of Damages Caused by Degradation in the Function and Usefulness of the Environment
1. The valuation of damaged caused by degradation in the function and usefulness of the environment shall be performed on the request of affected organizations and individuals or by agencies that are engaged in the settlement of compensation for environmental damages.
2. Grounds for the valuation of damages shall consist of compensation dossiers, data and information, evidence and others relating to the compensation for damages and parties that cause the damages.
3. The selection of agencies in charge of damage valuation must seek consensus between compensation claiming parties and affected parties; if the parties concerned cannot reach agreement on the selection of agencies in charge of damage valuation, which shall be decided by agencies assigned to deal with the compensation for damages.
Article 133: Settlement of Compensation for Environmental Damages
The settlement of compensation for environmental damages shall be specified as follows:
1. Agreement by parties concerned;
2. Request for arbitration;
3. Initiation of lawsuits at the Court.
Article 134: Insurance for Liability for Compensation for Environmental Damages
1. The State shall encourage insurance enterprises in the implementation of insurance of the liability for compensation for environmental damages.
2. The State shall encourage organizations and individuals engaged in production, business, service and other activities to insure their liability for compensation for environmental damages.
3. Organizations and individuals engaged in activities that are likely to impose potential risks of significant environmental damages must insure their liability for compensation
for environmental damages.
IMPLEMENTATION PROVISIONS ARTICLE 135: ENTRY INTO FORCE
This Law shall take effect from the first of July 2006.
This Law shall replace the 1993 Law on Environmental Protection.
Article 136: Guidance for the Implementation
The Government shall regulate in details, and provide guidance for, the implementation of this Law.
This Law was passed on the 29thNovember 2005 by the National Assembly, Legislature XI of the Socialist Republic of Viet Nam at its 8th Session.
|
CHAIRMAN OF NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực