Chương I Luật Bảo vệ môi trường 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
4. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
5. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.
6. ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.
8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.
6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.
15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
This Law provides for environmental protection; for policies, measures and resources for environmental protection; and for the rights and obligations of organizations, households and individuals for environmental protection.
Article 2: Objects of Application
This Law shall apply to the State agencies, organizations, households, individuals, Vietnamese citizens living in foreign countries, and foreign organizations and individuals that operate within the territory of the Socialist Republic of Viet Nam.
In case the provisions of international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party, contradict the provisions of this Law, the former shall prevail.
Article 3: Definition of Terms
For the purposes of this Law the below-cited terms shall have the following meanings:
1. The Environment comprises natural and man-made physical factors that surround human beings and affect life, production, the existence and development of man and living organisms.
2. Environmental Components mean physical factors that constitute the environment, including soil, water, air, sound, light, living organisms, ecological systems and other physical forms.
3. Environmental Protection refers to all activities to preserve the environment for its health, cleanness and beauty; prevention and restriction of adversely environmental impacts and response to environmental incidents; remedy of environmental pollution and degradation, rehabilitation and improvement of environmental quality;rational and economical exploitation and use of natural resources; and protection of biodiversity resources.
4. Sustainable Development means development that meets the needs of the present generation without compromising the ability of future generations to meet their own needs on the basis of a close and harmonized combination between economic growths, assurance of social advancements and environmental protection.
5. Environmental Standards mean permissible limits of ambient environmental quality parameters and of pollutant contents in wastes set forth by the competent State agencies to serve as basis for environmental management and protection.
6. Environmental Pollution means changes in environmental components, which are not appropriate to the established environmental standards and cause adverse impacts
on human beings and living organisms.
7. Environmental Degradation means degradation in the quality and quantity of environmental components that cause adverse impacts on human beings and living organisms.
8. Environmental Incidents mean incidents or risks occurring in the process of human activities, or abnormal changes of nature causing seriously environmental pollution, degradation and changes.
9. Pollutants mean substances or physical factors that are present in, and cause pollution to, the environment.
10. Wastes mean materials that take a solid, liquid, gaseous, or other forms, are discharged from production, service, daily life or other activities.
11. Hazardous Waste means a waste that contains any of toxic, radioactive, flammable, explosive, corrosive, infectious, poisonous, and other hazardous characteristics.
12. Waste Management refers to all activities engaged with waste segregation, collection, transport, reduction, reuse, recycling, treatment and disposal.
13. Scrap Materials refer to all products and materials that are discarded from a specific process of production or consumption but are collected as input materials for other productions.
14. Carrying Capacity of the Environment means permissible limits of the environment that allow receiving and absorbing pollutants.
15. Ecological System (Ecosystem) means a system of living organism populations existing and evolving together, and interacting with one another in a given naturally geographic area.
16. Biological Diversity (Biodiversity) means the abundance in genetic resources, species of living organisms and ecosystems.
17. Environmental Monitoring is a process of systematically monitoring the environment and factors that may impose impacts on the environment with the goal of providing relevant information for assessing the current state of the environment, changes in environmental quality, and adversely environmental impacts.
18. Environmental Information comprises statistics and data on environmental components; on reserves and ecological and economic values of natural resources; on environmental impacts; on wastes; on the severity of environmental pollution and degradation; and on other environmental issues.
19. Strategic Environment Assessment means the analysis and prediction of potential environmental impacts of strategic projects and development planning and plans prior to approval in order to ensure the achievement of sustainable development.
20. Environmental Impact Assessment means the analysis and prediction of potential impacts of specific investment projects on the environment in order to propose measures to protect the environment when the implementation of projects takes place.
21. Greenhouse Gases (GHGs) refer all gases that affect the exchange of heat between the earth’s surface and the lower layers of atmosphere to increase the temperature of the earth’s atmosphere.
22. GHG Emission Quota refers an assigned amount of GHG emissions that each nation allows to release into the atmosphere according to the provisions of the relevant international treaties.
Article 4: Principles of Environmental Protection
1. Environmental protection must be harmonized with economic development and the security ofsocial advancements to ensure the achievement of sustainable development of the country, and actions undertaken to protect the environment at national level must be combined with those at regional and global levels.
2. Environmental protection is the cause that the whole society fights for, and is the rights and obligations of the State, all organizations, households and individuals.
3. Environmental protection must be regularly implemented, and undertake the prevention of environmental pollution as principal measures in combination with the remedy of environmental pollution and degradation and the improvement of environmental quality.
4. Environmental protection must be consistent with natural laws, cultural and historical characteristics, and socio-economic development levels of the country during each specific period.
5. In case of causing environmental pollution and degradation, organizations, households and individuals shall have the responsibility to take remedial measures and shall compensate for, and take other responsibility therefor according to the provisions of the law.
Article 5: State Policies on Environmental Protection
1. Encouraging and facilitating the involvement of all organizations, residential communities, households and individuals in environmental protection activities.
2. Promoting environmental education and awareness among, and mobilization of, the people in combination with the introduction of administrative, economic and other measures to build up the voluntary consciousness and the order and discipline of environmental protection.
3. Utilizing natural resources rationally and economically, developing clean and renewable energies; and promoting waste reduction, reuse and recycling.
4. Prioritizing the resolution of urgent environmental problems; concentrating on resolving establishments that seriously pollute the environment; remedying polluted and degraded areas; and attaching importance to environmental protection of urban centers and residential areas.
5. Investing in environmental protection means the investment in development; diversifying investment capitals for environmental protection and designating expenditures for environmental protection from the State budget annually.
6. Giving preferential treatment in terms of land use, taxation and financial support, to environmental protection activities and environmentally friendly product production and consumption; and harmonizing environmental protection with effective use of environmental components for development.
7. Enhancing the training of human resources and encouraging the research, application and transfer of scientific and technological achievements for environmental protection; and establishing and developing an environmental industry.
8.Improving the effectiveness of, and extending international cooperation in the field of environmental protection and fulfilling international environmental commitments; and encouraging organizations and individuals to participate in, and implement international cooperation in the field of environmental protection.
9. Developing environmental protection infrastructures; and strengthening the national capacity of environmental protection in the direction of its standardization and modernization.
Article 6: Environmental Protection Actions to Be Encouraged
1. Propagandizing, educating and mobilizing all people to participate in environmental protection, environmental sanitation, natural landscape protection and biodiversity conservation.
2. Protecting and utilizing natural resources in a rational and economical manner;
3. Reducing, collecting, recycling and reuse of wastes;
4. Developing and utilizing clean and renewable energies; reducing the emission of gases that cause greenhouse effects and deplete ozone layer
5. Adopting the registration of environmental standard certification and environmentally friendly product certification.
6. Carrying out the scientific research, transfer and deployment of waste treatment, recycling and environmentally friendly technologies;
7. Investing in the construction of facilities for manufacturing environmental protection equipment and instruments; engaging in the production and business of environmentally friendly products; and providing services for environmental protection;
8. Conserving and developing indigenous genetic resources; and breeding and importing genetic resources of economic values and environmental benefits;
9. Building up environmentally friendly hamlets, villages, communes, offices, enterprises and production and business units;
10. Developing forms of self-governing organizations in, and organizing, the provisions of sanitary services in residential communities;
11. Building up the lifestyle and habits of environmental sanitation, and eliminating degenerate customs that harm the environment;
12. Contributing knowledge, energies and financial resources to environmental protection;
Article 7: Acts to Be Strictly Prohibited
1. Destroying and illegally exploiting forests and other natural resources;
2. Exploiting, fishing and harvesting biological resources with destructive means, tools and methods, in the off season and at yields that are exceeding the permissible levels as stipulated by the law;
3. Exploiting, trading in, consuming, and use of rare and precious species of flora and fauna included in lists of protected species established by the State competent authorities;
4. Burying and dumping any of toxic, radioactive and other hazardous substances and wastes at places that are not designated and with technically improper environmental protection procedures;
5. Discharging wastes without treatment to meet the environmental standards; and toxic, radioactive, and other hazardous substances into soil and water resources;
6. Emitting smokes, dusts and gases containing toxic substances and noxious odors into the atmosphere; and releasing radiation, radioactivity and ionized substances at levels exceeding the permissible environmental standards;
7. Generating noise and vibration at levels exceeding the permissible standards;
8. Importing machinery, equipment and means that are not meeting environmental standards;
9. Importing, exporting, and transiting wastes under any form;
10. Importing and transiting animals and plants without being quarantined; and microorganisms that are not included into the established list.
11. Producing and trading products that harm human beings, living organisms and ecosystems; and producing and using building raw materials containing toxic substances at levels exceeding the permissible environmental standards.
12. Intruding into natural heritage and natural reserves;
13. Intruding into environmental protection works and facilities;
14. Illegally operating and living within areas identified by the competent State agencies
as restricted areas that may cause especially environmental dangers to human health and life;
15. Concealing acts of causing damages to the environment, obstructing environmental protection activities and distorting information causing bad consequences to the environment;
16. Other acts that are strictly prohibited in environmental protection according to the provisions of the law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực