Chương IX Luật Bảo vệ môi trường 2005: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;
đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:
a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường;
b) Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;
c) Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng thuộc danh mục được pháp luật cho phép và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Động vật, thực vật, vi sinh vật nhập nội và quá cảnh phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, thực vật, vi sinh vật.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng hoặc có hoạt động khác liên quan đến hoá chất chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục, biện pháp an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng hóa chất và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, hoá chất, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật, động vật gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến hạt nhân và bức xạ gồm:
a) Thăm dò, khai thác, tinh chế chất phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên;
b) Tàng trữ, bảo quản, vận chuyển chất phóng xạ;
c) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nguyên liệu có chất phóng xạ, sản phẩm phóng xạ;
d) Sản xuất sản phẩm, xây dựng công trình gây bức xạ điện từ;
đ) Sử dụng công nghệ nguyên tử, hạt nhân, thiết bị chứa chất phóng xạ, thiết bị gây bức xạ điện từ;
e) Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, công nghệ có chất phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ.
3. An toàn hạt nhân, an toàn bức xạ phải nhằm các mục đích sau đây:
a) Không gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật;
b) Không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các thành phần môi trường;
c) Không gây sự cố, thảm họa môi trường.
4. Tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ điện từ là tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
b) Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;
c) Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;
d) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
2. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.
3. Việc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.
1. Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
2. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.
3. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
1. Việc điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm bao gồm các nội dung sau đây:
a) Phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm;
b) Mức độ ô nhiễm;
c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;
d) Các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
đ) Các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường.
2. Trách nhiệm điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
b) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
5. Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
ENVIRONMENTAL INCIDENT PREVENTION AND RESPONSE, POLLUTION REMEDY AND ENVIRONMENTAL REHABILITATION
SECTION 1. ENVIRONMENTAL INCIDENT PREVENTION AND RESPONSE
Article 86: Environmental Incident Prevention
1. Owners of production, business and service units, and of means of transport that are likely to cause environmental incidents must implement preventive measures as follows:
(a) Developing plans of environmental incident prevention and response;
(b) Installing and providing equipment, tools and facilities for environmental incident response;
(c) Training and arranging local forces for environmental incident preparedness and response;
(d) Complying with the rules on labor safety, and exercising regular inspection regimes;
(e) Being responsible for, or proposing the competent agencies to, taking measures timely to eliminate causes of environmental incidents when detecting their signs.
2. Contents of preventing environmental incidents caused by natural disasters include:
a) Capacity building for forecasting and warning risks of, and trends in, natural disasters of all types that may cause environmental incidents;
(b) Investigation, inventory and assessment of risks of natural disasters of all types that may occur nationally and regionally;
(c) Planning of the construction of structures for the purposes of preventing and reducing damages in areas where environmental incidents are likely to occur.
3. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and provincial level People’s Committees shall, within the extent of their duties and powers, implement the contents as stipulated in Paragraph 2 of this Article.
1. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities relating to genetic modified organisms and their products, must comply with the law on biological diversity, food hygiene and safety and varieties of crops and animals and the other provisions of the relevant law.
2. Organizations and individuals shall be only permitted to perform research, experiment, production, trade in, use, importation, exportation, storage and transportation of genetic modified organisms and their products that are included in the list established by the law, and must fully comply with all conditions and procedures required according to the provisions of the law.
3. Animals, plants and microorganisms that are imported and/or in transit must be subject to the permission by the competent State management agencies, and must be quarantined in accordance with the provisions of the law on the quarantine of animals, plants and microorganisms.
1. Organizations and individuals engaged in the production, trade in, transport, storage, use and other activities relating to chemicals shall be only permitted to operate if they fully comply with chemical safety conditions, procedures and measures in accordance with the provisions of the law on the management and use of chemicals and the other provisions of the relevant law.
2. Use of chemical fertilizer, chemicals, feeds, pesticides and veterinary medicines that are likely to cause environmental pollution, deterioration and biodiversity degradation, must be restricted.
Article 89: Nuclear Safety and Radiation Safety
1. Organizations and individuals engaged in nuclear and radiation related activities including:
(a) Prospecting, exploitation and refining of radioactive substances of natural origin;
(b) Storage, preservation and transport of radioactive substances;
(c) Production, trade in, and services of raw materials containing radioactive substances, and radioactive products;
(d) Production of products, and construction of structures, which induce electromagnetic radiation;
(e) Use of nuclear and atomic based technologies and equipment that contain radioactive substances and induce electromagnetic radiation;
(f) Export and import of raw materials containing radioactive substances, radioactive substance containers and radioactive substance based technologies.
2. Organizations and individuals engaged in the activities as stipulated in Paragraph 1 of this Article must comply with the provisions of the law on nuclear safety and electromagnetic radiation safety.
3. Nuclear safety and radiation safety must aim at the following purposes:
(a) Not inducing adverse effects on human beings and organisms;
(b) Not causing environmental pollution and adverse impacts to environmental components;
(c) Not causing environmental incidents and disasters.
4. Nuclear safety and electromagnetic safety standards are compulsorily national standards and shall be promulgated by the competent State agencies.
Article 90: Environmental Incident Response
1. Responsibilities for environmental incident response shall be defined as follows:
(a) Organizations and individuals that commit acts of environmental incidents shall have the responsibility to take emergency measures to ensure the safety of human beings and their properties; to organize the rescue of humans and their properties, and timely notify the local authorities or specialized agencies of environmental protection at places where the incidents occur;
(b) When environmental incidents occur at an establishment, a locality or wherever, head of such establishment or locality shall have the responsibility to mobilize urgently manpower, materials, and emergency equipment to respond to the incidents timely;
(c) When environmental incidents occur in the extent of multiple establishments and localities, heads of such establishments and localities shall have the responsibility for the coordination of responses to the incidents.
(d) In case the severity of environmental incidents is beyond the response of establishments and localities, which must be urgently reported to their directly superior agencies for mobilizing timely other establishments and localities in response to environmental incidents; mobilized establishments and localities must, within the extent of their abilities, take emergency measures to respond to environmental incidents.
2. Costs of the mobilized manpower, materials and emergency equipment incurred in the response to environmental incidents shall be indemnified in accordance with the provisions of the law.
3. The response to extremely serious environmental incidents shall be performed in the compliance with the law on the state of emergency.
4. Obligations to the compensation for damages caused by the environmental incidents shall be fulfilled in accordance with the provisions set forth in Section 2, Chapter XIV of this Law, the Civil Code and the other provisions of the relevant law.
Article 91: Building of Forces for Environmental Incident Response
1. The State shall have the responsibility to build forces, and provide facilities and equipment for the forecast and warning of natural disasters, weather and environmental incidents.
2. Production, business and services units shall have the responsibility to build capacity to prevent and respond to natural disaster and environmental incidents.
SECTION 2. POLLUTION REMEDY AND ENVIRONMENTAL REHABILITATION
Article 92: Rationales to Identify Polluted Environment Areas
1. The environment shall be identified to be polluted in case that the content of one or more pollutants present in the environment exceeds the environmental quality standards;
2. The environment shall be identified to be seriously polluted in case that the content of one or more chemicals and/or heavy metals exceeds threefold or more the environmental quality standards, or the content of one or more other pollutants exceeds fivefold or more the environmental quality standards.
3. The environment shall be identified to be extremely seriously polluted in case that the content of one or more chemicals and/or heavy metals exceeds threefold or more the environmental quality standards, or the content of one or more other pollutants exceeds tenfold or more the environmental quality standards.
Article 93: Pollution Remedy and Environmental Rehabilitation
1. The investigation and identification of polluted environment areas shall include the following contents:
(a) The extent and boundaries of polluted environment areas;
(b) Levels of pollution;
(c) Causes and responsibilities of concerned parties;
(d) Works required to remedy pollution and rehabilitate the environment;
(e) Environmental damages to serve as basis for making request for compensation by parties that cause environmental pollution and degradation;
2. Responsibilities for the investigation and identification of polluted environment areas shall be defined as follows:
(a) Provincial level People’s Committees shall organize the investigation and identification of polluted environment areas in their localities;
(b) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall direct the coordination of provincial level People’s Committees in organizing the investigation and identification of polluted environment areas covering two or more provinces and cities directly under the Central Government.
Investigation results including the identified causes, levels and extent of environmental pollution and damages must be publicized.
3. Organizations and individuals committed environmental pollution shall have the following responsibilities to:
(a) Comply with the requirements of the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article during the investigation and identification of the extent, boundaries, levels and causes of environmental pollution taken place, and measures of environmental pollution remedy and rehabilitation;
(b) Immediately take measures to confine environmental pollution to, and prevent it from spreading beyond the sources, affecting the health and life of local people;
(c) Take measures to remedy pollution and rehabilitate the environment at the request of the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article.
(d) Compensate for damages in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
In case environmental pollution is caused by multiple organizations and individuals, the State management agencies of environmental protection as stipulated in Paragraph 2 of this Article, shall, in collaboration with concerned parties, have the responsibility to determine responsibilities of each party for pollution remedy and environmental rehabilitation.
4. In case environmental pollution is caused by natural disasters or unknown causes, ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall, within the extent of their duties and powers, have the responsibility to mobilize all necessary resources for organizing pollution remedy and environmental rehabilitation.
5. In case a polluted area covers two or more provinces and/or cities directly under the Central Government, the performance of pollution remedy and environmental rehabilitation shall be directed by the Prime Minister of the Government.