Chương VIII Luật Bảo vệ môi trường 2005: Quản lý chất thải
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ.
2. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Pin, ắc quy;
c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;
d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;
đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;
e) Phương tiện giao thông;
g) Săm, lốp;
h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử l?ý các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế chất thải, sản phẩm quy định tại Điều 67 được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải.
1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
2. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.
4. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển.
3. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
4. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
5. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.
1. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
b) Đã đăng ký danh mục chất thải nguy hại được xử lý;
c) Đã đăng ký và được thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
d) Có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất;
đ) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
e) Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường;
g) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra xác nhận;
h) Chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;
i) Bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
1. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;
b) Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
c) Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;
d) Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
2. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận khu chôn lấp chất thải nguy hại.
1. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại;
b) Xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại;
c) Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại;
d) Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
1. Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính sau đây:
a) Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;
b) Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.
2. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.
Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.
3. Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác.
1. Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt;
b) Không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất;
c) Được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường;
d) Có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường;
đ) Sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.
1. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;
b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;
c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải;
d) Lựa chọn công nghệ thích hợp;
đ) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn.
4. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
1. Đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Khu, cụm công nghiệp làng nghề;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
đ) Vận hành thường xuyên.
3. Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.
3. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ô zôn theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
3. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
SECTION 1. GENERAL PROVISIONS OF WASTE MANAGEMENT
Article 66: Waste Management Responsibilities
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate wastes, shall have the responsibility to reduce, recycle and reuse wastes so as to minimize the volumes of wastes required to be discharged and disposed of.
2. Wastes must be identified in terms of their sources, volumes and characteristics in order that appropriate treatment methods and procedures shall be applied in accordance with specific categories of waste.
3. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities shall be granted the environmental standard compliance certificate if waste management is well performed.
4. Waste management shall be performed in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
Article 67: Take-Back and Treatment of Expired or Discarded Products
1. Owners of production, business and service establishments shall have the responsibility to take back the following expired or discarded products:
(a) Radioactive sources used in production, business and service activities;
(b) Batteries and accumulators;
(c) Home and industrial electronic and electric equipment;
(d) Greases, lubricants and packaging materials that are naturally persistent degradable;
(e) Medicine products and chemicals used in industry, agriculture, fisheries, and medicines for disease treatment in humans;
(f) Means of transport;
(g) Tubes and tires;
(h) Other products in accordance with the regulations of the Prime Minister of the Government.
2. The Prime Minister of the Government shall regulate the take-back and treatment of products as stipulated in Paragraph 1 of this Article.
1. Wastes must be segregated at source into categories according to the purposes of recycling, treatment, disposal of, and land- filling.
2. Organizations and individuals engaged in the recycling of wastes and products as stipulated in Article 67, shall be entitled to preferential policies in accordance with the provisions of this Law and the other provisions of the relevant law.
3. Organizations and individuals that invest in the construction of waste recycling facilities shall be entitled to preferential treatment of tax, financial support and land use given by the State for constructing waste recycling facilities.
Article 69: Waste Management Responsibilities of People’s Committees at all Levels
1. Planning and providing spaces for the storage of domestic solid wastes, and constructing centered domestic wastewater treatment systems and landfills.
2. Making investments in, constructing and operating public works to serve waste management within the extent of their management.
3. Inspecting and evaluating projects on waste management implemented by organizations and individuals prior to operation.
4. Promulgating and implementing preferential and support policies for waste management activities in accordance with the provisions of the law.
SECTION 2. HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT
Article 70: Hazardous Waste Management Dossiers Compilation, Registration, Licensing and Code Numbers
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate hazardous wastes, or parties engaged in hazardous waste management, must compile dossiers
of hazardous waste management and register with specialized agencies of environmental protection at provincial level.
2. Organizations and individuals that are eligible to hazardous waste management shall be granted operational licenses and code numbers for operating hazardous waste management.
3. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall stipulate terms and conditions of the qualification, and provide the guidance for compiling dossiers, registering, and licensing and granting code numbers for operating hazardous waste management.
Article 71: Hazardous Waste Segregation, Collection and Temporary Storage
1. Organizations and individuals engaged in activities that generate hazardous wastes must organize the segregation and collection of hazardous wastes or make contracts for the transfer of hazardous waste management with parties that receive hazardous waste management to collect hazardous wastes.
2. Hazardous wastes must be temporarily stored with specialized equipment to ensure the avoidance of their leakage, spillage and release into the environment.
3. Organizations and individuals must develop plans of, and provide facilities for, the prevention and control of incidents caused by hazardous wastes; and must avoid the mixture of hazardous and general wastes.
Article 72: Transport of Hazardous Wastes
1. Hazardous wastes must be transported with appropriately specialized equipment and by specialized means of transport, along assigned routes and on schedules stipulated by competent traffic management authorities.
2. Only organizations and individuals that hold the license of hazardous waste transport may participate in the transport.
3. Means of transport of hazardous wastes must be provided with facilities to prevent and control the leakage and spillage of, and incidents caused by, hazardous wastes.
4. Organizations and individuals engaged in the transport of hazardous wastes shall be responsible for the occurrence of hazardous waste leakages, spillages and environmental incidents during transport, loading and/or unloading processes.
Article 73: Treatment of Hazardous Wastes
1. Hazardous wastes must be treated by methods, technologies and equipment that are in accordance with chemical, physical and biological characteristics of specific hazardous waste categories in order to ensure the compliance with the environmental standards; in case there is no such treatment technologies and equipment available in the country, hazardous wastes must be stored in accordance with the regulations of the law and the guidance of the State management agencies of environmental protection until the treatment of hazardous wastes is taken place.
2. Only organizations and individuals that are granted licenses and code numbers for operating hazardous waste management may participate in the treatment of hazardous wastes.
3. Organizations and individuals that make investments in the construction of hazardous waste facilities must prepare environmental impact assessment reports and comply with the requirements for environmental protection.
4. The transfer of hazardous waste treatment responsibilities between owners of activities that generate hazardous wastes and parties that receive hazardous waste treatment shall be performed under contracts that are certified by specialized agencies of environmental protection at provincial level.
5. A contract for the transfer of hazardous waste treatment responsibilities must clearly specify the origins, compositions, categories, technologies of treatment and measures of land-filling waste residues upon the treatment.
Article 74: Hazardous Waste Treatment Facilities
1. Hazardous waste treatment facilities must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Being consistent with the approved planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling;
(b) Having lists of hazardous wastes for treatment registered;
(c) Having hazardous waste treatment technologies registered and reviewed;
(d) Being located at an environmentally safe distance from residential areas, nature reserves, surface and ground water resources;
(e) Having plans developed, and facilities provided for environmental incident prevention and response;
(f) Having been designed and constructed in compliance with technical specifications and technology processes to ensure that hazardous waste treatment meet the environmental standards;
(g) Having been inspected and certified by the competent State management agencies of environmental protection prior to operation;
(h) Hazardous wastes that must be stored with specialized equipment appropriate to specific hazardous waste categories before and after the treatment taken place;
(i) Ensuring the safety for the health and life of workers working in hazardous waste treatment facilities in accordance with the law on labor.
2. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify hazardous waste treatment facilities.
Article 75: Hazardous Waste Landfill Sites
1. Hazardous waste landfill sites must comply with the following requirements for environmental protection:
(a) Being located in accordance with the planning of, and designed according to technical requirements for, hazardous waste landfill sites; and at an environmentally safe distance from residential areas, nature reserves, surface and groundwater resources for the purpose of domestic consumption; and having fences and warning signs installed.
(b) Having plans developed, and facilities provided for environmental incident prevention and response;
(c) Ensuring environmentally sanitary conditions and avoiding the release of toxic gases into the ambient environment;
(d) Having been inspected and certified to comply with technical requirements for the receipt and land-filling of hazardous wastes by the competent State management agencies.
2. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify the hazardous waste landfill sites.
Article 76: Planning of Hazardous Waste Collection, Treatment and Land-filling
1. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment and provincial level People’s Committees have the primary responsibility to develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling for approval.
2. Contents of the national master planning of hazardous waste collection, treatment and land-filling include:
(a) Inventory, assessment and prediction of hazardous waste sources, categories and quantities;
(b) Location of hazardous waste treatment facilities and landfill sites;
(c) Establishment of procedures for hazardous waste collection, transport routes, locations, scales, categories and storages; and identification of technologies for hazardous waste treatment, recycling, disposal and land-filling;
(d) Identification of plans and resources required to ensure that hazardous wastes of all categories are fully inventoried and thoroughly treated.
3. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to provide spaces for the construction of hazardous waste landfill sites in accordance with the approved planning.
SECTION 3. MANAGEMENT OF GENERAL SOLID WASTES
Article 77: Classification of General Solid Wastes
1. General solid wastes are classified into two major categories as follows:
(a) Solid wastes that can be reusable and recyclable;
(b) Solid wastes that are subject to the disposal and land-filling.
2. Organizations and individuals that generate general solid wastes shall have the responsibility to exercise the segregation of solid wastes at source in order to improve the efficiency of waste management.
Article 78: General Solid Waste Collection and Transport
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas, centered residential areas and public places must adequately provide proper collection facilities to receive solid wastes in accordance with procedures for waste segregation at source.
2. General solid wastes must be transported according to categories of wastes segregated at source and with appropriately specialized equipment to ensure the avoidance of their leakage and spillage and odor dispersion during the transport.
The transport of wastes within urban centers and residential areas must be only performed along routes designated by the competent traffic authorities.
3. General solid wastes shall be made use to the maximum for the purposes of recycling and reuse; and disposal of general solid wastes that are of values for the purposes of recycling and other uses shall be restricted.
Article 79: General Solid Waste Recycling and Disposal Facilities and Landfill Sites
1. General solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites must comply with the following requirements:
(a) Being in accordance with the approved planning of general solid waste collection, recycling, disposal and land-filling;
(b) Not being located adjacent to residential areas, surface water bodies and locations where groundwater aquifers are likely to be contaminated;
(c) Having been designed, constructed and operated properly to ensure that the treatment be performed thoroughly, economically and efficiently without causing environmental pollution;
(d) Having sub-zones constructed for the treatment of leachate leaching from general solid wastes;
(e) Having been inspected and certified by the State management agencies of environmental protection upon the construction, the receipt of wastes and the operation of waste recycling, treatment or disposal facilities shall be allowed.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to direct the construction and management of general solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites in localities.
3. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to stipulate technical criteria, provide guidance of, inspect and certify the general solid waste recycling, disposal and landfill sites.
Article 80: Planning of General Solid Waste Collection, Recycling, Disposal and Land-filling
1. The planning of general solid waste collection, recycling, disposal and land- filling shall consist of the following contents:
(a) Inventory, assessment and prediction of sources of wastes and total quantities of wastes generated;
(b) Assessment of capacities for segregating wastes at source and recycling;
(c) Identification of sites and scales of collection points and waste recycling, disposal and landfill facilities;
(d) Selection of appropriate technologies;
(e) Identification of schedules and resources for performance.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to provide spaces, organize the construction and management of general solid waste recycling and disposal facilities and landfill sites in localities in accordance with the approved planning.
3. The Ministry of Construction shall, in collaboration with the Ministry of Natural Resources and the Environment, have the primary responsibility to develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master plan of general solid waste collection, recycling, disposal and land-filling for approval.
SECTION 4. WASTEWATER MANAGEMENT
Article 81: Wastewater Collection and Treatment
1. Urban centers and residential areas must be provided with separate storm water and wastewater collection systems; domestic wastewater effluents must be treated to comply with the environmental standards before discharging into the environment.
2. Wastewater effluents discharged from production, business and service units and their centered areas must be collected and treated to comply with the environmental standards.
3. Sludge from wastewater treatment systems must be managed in accordance with the regulations on solid waste management.
4. Wastewater and their sludge containing hazardous factors must be managed in accordance with the regulations on hazardous waste management.
Article 82: Wastewater Treatment Systems
1. The following objects must be subject to the installation of wastewater treatment systems:
(a) Centered production, business and service areas;
(b) Craft village industrial areas and clusters;
(c) Production, business and service units that are not connected to centered wastewater treatment systems;
2. Wastewater treatment systems must comply with the following requirements:
(a) Having technology processes applied to be appropriate to specific categories of wastewater for treatment;
(b) Having sufficient capacity built to provide efficient treatment services for specific volumes of wastewater discharged;
(c) Having wastewater treatment performed to comply with the environmental standards;
(d) Having treated wastewater outlets connecting to drainage systems constructed in places that are accessible to inspection and monitoring activities.
(e) Operating on a routine basis.
3. Owners in charge of the management of wastewater treatment systems must periodically perform the monitoring of wastewater quality before and after the treatment. Monitoring data shall be recorded to serve as basis for inspecting and monitoring the performance of wastewater treatment systems.
SECTION 5. MANAGEMENT AND CONTROL OF DUSTS, AIR EMISSIONS, NOISE, VIBRATION, LIGHT AND RADIATION
Article 83: Dust and Air Emission Management and Control
1. Organizations and individuals engaged in production, business and service activities that emit dusts and gaseous wastes shall have the responsibility to control and treat dusts and air emissions to comply with the environmental standards.
2. The consumption of fuels and raw materials and the operation of equipment and facilities that release toxic gases into the environment must be restricted.
3. Means of transport, machinery, equipment and construction works that release dusts and gaseous wastes must be provided with filters and devices that reduce gaseous wastes, and with coverings or other measures to minimize dusts to comply with the environmental standards.
4. Dusts and gaseous wastes containing toxic factors must be managed according to the regulations on hazardous waste management.
Article 84: Management of Gases that Cause Greenhouse Effects and Deplete the Ozone Layer
1. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall have the responsibility to inventorize greenhouse gas emissions nationwide in order to comply with the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
2. The transfer of, and trade in, greenhouse gas emissions quotas between Viet Nam and other foreign countries shall be stipulated by the Prime Minister of the Government.
3. The State shall encourage production, business and service establishments to reduce greenhouse gas emissions.
4. The production, import and use of compounds that deplete the ozone layer must be prohibited in accordance with the international treaties to which the Socialist Republic of Viet Nam is a Contracting Party.
Article 85: Reduction in Noise, Vibration, Light and Radiation Levels
1. Organizations and individuals that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the environmental standards shall have the responsibility to control and treat to comply with the environmental standards.
2. Production, business and service units located within residential areas that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the permissible standards must take mitigation and improvement measures to avoid causing effects on the life and health of local residential communities.
3. Roads of highly dense traffics, and construction works that generate noise, vibration, light and radiation at levels higher than the permissible standards must take mitigation and improvement measures to comply with the environmental standards.
4. The production, import, transport, trade in, and use of firecrackers must be prohibited. The production, import, transport, trade in, and use of fireworks shall be implemented in accordance with the regulations of the Prime Minister of the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực