Chương X Luật Bảo vệ môi trường 2005: Quan trắc và thông tin về môi trường
Số hiệu: | 52/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 20/02/2006 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây:
a) Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;
c) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Trách nhiệm quan trắc môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địa phương;
d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.
1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:
a) Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường;
b) Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường.
2. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, bảo đảm yêu cầu quan trắc nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật được tham gia hoạt động quan trắc môi trường.
1. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các nội dung sau:
a) Điều tra, nghiên cứu xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập phục vụ mục đích bảo vệ môi trường;
b) Xác định mật độ, quy mô, tính năng của hệ thống các trạm lấy mẫu quan trắc môi trường;
c) Bố trí hệ thống thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường;
d) Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện;
đ) Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường.
2. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh lập quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
c) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi quản lý.
1. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
2. Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen.
3. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường;
b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải;
c) Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường.
1. Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường của quốc gia để áp dụng trong cả nước.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất;
b) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước;
c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí;
d) Hiện trạng và diễn biến số lượng, trạng thái, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
đ) Hiện trạng và diễn biến chất lượng, trạng thái các hệ sinh thái; số lượng, thành phần các loài sinh vật và nguồn gen;
e) Hiện trạng môi trường các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và làng nghề;
g) Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
h) Các vấn đề môi trường búc xúc và nguyên nhân chính;
i) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện môi trường;
k) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của địa phương;
l) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đối với môi trường;
b) Hiện trạng, diễn biến, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải theo ngành, lĩnh vực;
c) Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý;
d) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực;
đ) Dự báo các thách thức đối với môi trường;
e) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Báo cáo môi trường quốc gia gồm có các nội dung sau đây:
a) Các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực;
b) Diễn biến môi trường quốc gia và các vấn đề môi trường búc xúc;
c) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường;
d) Dự báo các thách thức đối với môi trường;
đ) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Định kỳ năm năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường.
1. Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2. Việc thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương;
d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của mình.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.
3. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
1. Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký;
c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường;
d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động;
b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết.
2. Trong các trường hợp sau đây thì phải tổ chức đối thoại về môi trường:
a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại;
b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp;
c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trách nhiệm giải trình, đối thoại về môi trường được quy định như sau:
a) Bên yêu cầu đối thoại phải gửi cho bên được yêu cầu đối thoại các vấn đề cần giải thích hoặc đối thoại;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chuẩn bị các nội dung trả lời, giải thích, đối thoại;
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu tổ chức đối thoại thì các bên có liên quan thực hiện theo quy định của cơ quan đã yêu cầu.
4. Việc đối thoại về môi trường được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.
5. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
ENVIRONMENTAL MONITORING AND INFORMATION
Article 94: Environmental Monitoring
1. The current state of the environment and environmental impacts are monitored through the following environmental monitoring programmes:
(a) Monitoring of the current state of the environment at national level;
(b) Monitoring of environmental impacts caused by activities of sectors and areas;
(c) Monitoring of current state of the environment at provincial level;
(d) Monitoring of environmental impacts caused by activities of production, business and service units and their centered areas;
2. Responsibilities of environmental monitoring shall be defined as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall organize the monitoring of the current state of the environment at national level;
(b) Ministries, ministerial level agencies and other Government bodies shall organize the monitoring of environmental impacts caused by activities of sectors and areas under their management;
(c) Provincial level People’s Committees shall organize the monitoring of the current state of the environment at provincial level;
(d) Managers and operators of production, business and service units and their centered areas shall have the responsibility to perform the monitoring of environmental impacts caused by their activities.
Article 95: Environmental Monitoring Systems
1. The systems of environmental monitoring shall include:
(a) Sampling and measuring stations for performing environmental monitoring;
(b) Laboratories and centers for sample analysis and environmental monitoring data processing and management;
2. Systems of environmental monitoring must be planned and established in a well matched manner to comply with the monitoring requirements in order to generate and provide information for environmental management and protection.
3. Organizations and individuals that are qualified in terms of their professional capacity and technical facilities shall be eligible to participate in environmental monitoring activities.
Article 96: Planning of Environmental Monitoring Systems
1. The planning of environmental monitoring systems shall include the following contents:
(a) Investigation and research to identify monitoring objects and data required to be collected for the purpose of environmental protection;
(b) Identification of the density, size and performance of sampling stations of environmental monitoring systems.
(c) Arrangement of equipment systems employed during environmental monitoring;
(d) Identification of monitoring schedules and resources;
(e) Training of human resources to be adequately capable of performing environmental monitoring tasks.
2. Responsibilities for the development and approval of environmental monitoring system planning shall be defined as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall develop and submit to the Prime Minister of the Government a national master planning of environmental monitoring system for approval; and direct the establishment and management of environmental monitoring data in a standardized manner;
(b) Specialized agencies of environmental protection at provincial level shall develop and submit to the People’s Committees of the same level the local planning of environmental monitoring systems for approval;
(c) Organizations and individuals that manage centered production, business and service areas shall, within the extent of their management, organize the establishment and management of environmental monitoring networks.
Article 97: Environmental Monitoring Programmes
1. Environmental monitoring programmes include a programme on monitoring the current state of the environment and a programme on monitoring environmental impacts caused by socio-economic activities. Environmental monitoring programmes must be performed in a standardized and well matched manner.
2. The programme on monitoring the current state of the environment shall consist of the following activities:
(a) Periodical collection of analytical samples and prediction of changes in the quality of soil, water and air;
(b) Surveillance of changes in the quantity, composition and the state of natural resources;
(d) Surveillance of changes in the quality, quantity, composition and the state of ecosystems, species of organisms and genetic resources.
3. The programme on monitoring environmental impacts shall consist of the following activities:
(a) Surveillance of the quantity and the current state of, and changes in sources that cause adverse impacts on the environment;
(b) Surveillance of changes in the quantity, composition and hazardous levels of solid, gaseous and liquid wastes;
(e) Identification and assessment of transboundary impacts on the environment of the country.
4. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall provide guidance for planning, and organize the implementation, of environmental monitoring programmes.
Article 98: Environmental Indicators
1. Environmental indicators are basic parameters that reflect characteristics of the environment, and are used to serve the assessment and surveillance of changes in the quality of the environment, and the preparation of reports on the state of the environment.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall promulgate a set of national environmental standards for application nationwide.
Article 99: The State of the Environment Report at Provincial Level
1. The State of the Environment Report at provincial level shall consist of the following contents:
(a) The state and changes in the quality of soil environments;
(b) The state and changes in the quality of water environments;
(c) The state and changes in the quality of air environments;
(d) The state and changes in the quantity and quality, of natural resources;
(e) The state and changes in the quality of ecosystems; and the quantity and composition of organism species and genetic resources;
(f) The state of the environment in urban centers, centered residential areas, centered production, business and service areas and craft villages;
(g) Polluted and degraded environment areas and lists of establishments that seriously pollute the environment;
(h) Urgent environmental issues and their major causes;
(i) Measures for environmental pollution and degradation remedy and environmental improvement;
(j) Evaluation of local environmental protection performance;
(k) Plans, programmes and measures required to comply with environmental protection requirements.
2. Provincial level People’s Committees shall have the responsibility to publish, every five years, reports on the state of the environment in accordance with the term of provincial socio-economic development planning to submit to the People’s Councils of the same level and report to the Ministry of Natural Resources and the Environment.
Article 100: Reports on Environmental Impacts by Sectors and Areas
1. The reports on environmental impacts by sectors and areas shall consist of the following contents:
(a) The state and quantity of, and changes in sources that cause adverse impacts on the environment;
(b) The current state of, changes in, composition, and hazardous levels of wastes by sectors and areas;
(c) Lists of establishments that seriously pollute the environment and their dealing with;
(d) Evaluation of environmental protection performance by sectors and areas;
(e) Prediction of environmental challenges;
(f) Plans, programmes, and measures required to comply with environmental protection requirements;
2. Ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall, every five years, prepare and submit to the Ministry of Natural Resources and the Environment reports on environmental impacts of sectors and areas under their management in accordance with the five year planning term.
Article 101: National Environmental Reports
1. The national environmental reports shall include the following contents:
(a) Environmental impacts by sectors and areas;
(b) Changes in the quality of the environment nationwide and other urgent environmental issues;
(c) Evaluation of the performance of environmental protection policies, laws, management arrangements and measures;
(d) Prediction of environmental challenges;
(g) Plans, programmes and measures required to comply with environmental protection requirements.
2. The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, every five years, prepare and submit to the Government national environmental reports in accordance with the term of national socio-economic development planning for submittal to the National Assembly; and prepare annually thematic environmental reports.
Article 102: Environmental Statistics, Data and Information Collection and Archive
1. Environmental data obtained from environmental monitoring programmes shall be archived to serve environmental management and protection;
2. The collection and archive of environmental data shall be specified as follows:
(a) The Ministry of Natural Resources and the Environment shall, in collaboration with the State management agencies of statistics at central level, establish national environmental databases;
(b) Ministries, ministerial level agencies and Government bodies shall, within the competence of their management, collect and archive environmental data by sectors and areas;
(c) People’s Committees at all levels shall collect and archive environmental data in their localities;
(e) Managers and operators of the production, business and service units or their centered areas shall have the responsibility to collect and archive data on environmental impacts, discharge sources and wastes from their activities.
3. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall have the responsibility to collect, process, synthesize, and archive environmental data, and to apply information technology to the collection and archive of environmental statistics.
Article 103: Publication and Provision of Environmental Information
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas and owners of production, business and service units that are subject to the preparation of environmental impact assessment reports, shall, within the extent of their management, have the responsibility to report environmental information to specialized agencies of environmental protection at provincial level.
2. Production, business and service units that are not falling under Paragraph 1 of this Article shall have the responsibility to provide environmental information relating to their activities for specialized agencies of environmental protection at district level or officials in charge of environmental protection at communal level where their establishments operate, and publicize environmental information.
3. Specialized agencies of environmental protection at all levels shall have the responsibility to report local environmental information to their directly superior agencies, and publish major information on the environment periodically or on request.
4. Ministries, ministerial level agencies, Government bodies and People’s Committees at all levels shall, on periodical basis, have the responsibility to provide the Ministry of Natural Resources and the Environment and the State management agencies of statistics at central level with environmental information relating to sectors and areas within the extent of their management.
Article 104: Disclosure of Environmental Information and Data
1. The following environmental information and data must, except those that are included to the list of national secretes, be disclosed:
(a) Environmental impact assessment reports and decisions on their approval and plans to comply with requirements of which;
(b) Registered commitments to environmental protection;
(c) Lists of, and information on, waste discharge sources and categories that are likely to harm human and environmental health;
(d) Seriously and extremely seriously polluted and degraded environment areas and areas where environmental incidents potentially occur.
(e) Planning of waste collection, recycling and treatment.
(f) Reports on national environment, provincial level current state of the environment and sectoral environmental impacts;
2. Formalities of the disclosure must ensure the accessibility to environmental information for users.
3. Organizations that disclose environmental information shall be responsible for the accuracy, truthfulness and objectivity of disclosed information.
Article 105: Performance of Grassroots Democracy in Environmental Protection
1. Organizations and individuals engaged in the management of centered production, business and service areas, owners of production, business and service units, specialized agencies of environmental protection and officials in charge of environmental protection shall have the responsibility for the disclosure among local people and laborers of their production, business and service units, of information on local environmental situations and measures for adverse impact prevention and restriction and environmental pollution and degradation remedy by taking one of the following forms:
(a) Convening meetings to disseminate information among local people and laborers;
(b) Providing local people and laborers with notices and written announcements;
2. Environmental dialogues must be convened in the following cases:
(a) At the request of parties;
(b) At the request of the State management agencies of environmental protection at all levels;
(c) On the request of the complaints, denunciations and lawsuits of concerned organizations and individuals.
3. Responsibilities for environmental justifications and dialogues shall be specified as follows:
(a) The party of request shall notify, in writing, the requested party of dialogue issues that need to be justified and communicated.
(b) The requested party shall, within five days from the date of receipt of the request, prepare answers, justifications and dialogues;
(c) In case the State management agencies of environmental protection make a request to convene a dialogue, the concerned parties must comply with the provisions set forth by the agencies of request.
4. Environmental dialogues shall be performed in accordance with the provisions of the law and under the chairmanship of the People’s Committees or specialized agencies of environmental protection.
5. Results from the dialogues must be recorded in minutes acknowledging comments and agreements that serve as basis for the compliance with by the responsible parties concerned, for the examination and dealing with infringements of the law on environmental protection or for the compensation for environmental damages.