Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Số hiệu: | 58/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tổng hợp điểm nổi bật các Luật và Nghị quyết mới của QH
Trong tuần qua (từ ngày 08 – 13/12/2014), THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cập nhật thêm 15 Luật, 9 Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 – QH khóa XIII và nhiều văn bản quan trọng khác.
Theo đó, có những điểm mới nổi bật đáng chú ý sau:
1. Chế độ thai sản đối với nam
Từ ngày 01/01/2016, Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc với trường hợp sinh thường;
+ 07 ngày làm việc với trường hợp sinh phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên cứ thêm mỗi con thì nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
+ Trong trường hợp sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Nội dung trên được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
2. Quyền tự quyết về con dấu doanh nghiệ
Luật doanh nghiệp 2014 ra đời với những quy định mới sẽ tạo ra được những thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động của mình, một số quy định mới nổi bật như sau:
- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
3. Thẻ căn cước sẽ thay thế chứng minh nhân dân
Đây là quy định quan trọng trong Luật Căn cước công dân được Quốc Hội thông qua vào ngày 20/11/2014.
Theo đó, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
4. Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Đơn cử như sau:
- Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 70% (65% ở quy định cũ).
- Bia, Rượu từ 20 độ trở lên: 55% (50% ở quy định cũ)
- Dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng: 35% (30% ở quy định cũ).
Nội dung trên được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.
5. Quy định thời hạn sử dụng của nhà chung cư
Thời hạn sử dụng của nhà chung cư được xác định dựa vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc bị hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng và xử lý như sau:
- Nếu nhà vẫn còn sử dụng được và bảo đảm an toàn thì cho tiếp tục sử dụng theo thời hạn trong kết quả kiểm định.
- Nếu nhà bị hư hỏng nặng, không bảo đảm an toàn thì phải báo cáo lên UBND cấp tỉnh để thông báo cho chủ sở hữu.
Trong trường hợp này chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Nội dung nêu trên được quy định tại Luật nhà ở 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.
6. Điều chỉnh tăng lương cho một số đối tượng từ 01/01/2015
Từ 01/01/2015, thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.
Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
7. Quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Từ 01/07/2015, Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm dựa trên các căn cứ gồm:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín; trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
8. Tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu
Theo quy định tại thông tư 185/2014/TT-BTC, tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 như sau:
- Xăng động cơ: RON 97 và cao hơn, loại có pha chì và không pha chì; RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97, loại có pha chì và không pha chì và các loại khác tăng từ 18% lên thành 27%;
- Nhiên liệu diesel cho ô tô và nhiên liệu diesel khác tăng từ 14% lên thành 23%;
- Dầu nhiên liệu tăng từ 15% lên thành 24%.
Thông tư 185 có hiệu lực từ ngày 06/12/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.
1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.
1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE
Section 1. RETIREMENT BENEFITS
Article 72. Coverage of the retirement benefits
The retirement benefits for voluntary social insurance participants covers employees defined in Clause 4, Article 2 of this Law.
Article 73. Conditions for pension enjoyment
1. Employees are entitled to pension when fully satisfying the following conditions:
a/ Being full 60 years old, for men, or full 55 years old, for women;
b/ Having paid social insurance premiums for at least full 20 years.
2. Employees who satisfy the age requirement specified at Point a, Clause 1 of this Article but have paid social insurance premiums for under 20 years may continue paying social insurance premiums until the payment period reaches full 20 years in order to enjoy pension.
Article 74. Levels of monthly pension
1. From the effective date of this Law to January 1, 2018, the level of monthly pension for employees who fully satisfy the conditions specified in Article 73 of this Law must equal 45% of the average monthly income on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 79 of this Law, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall then be added with 2% for men and 3% for women for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.
2. Since January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 73 of this Law must equal 45% of the average monthly income on which social insurance premium are based as provided in Article 79 of this Law, and correspond to the following number of years of social insurance premium payment:
a/ For male employees who retire in 2018, 2019, 2020 and 2021 and in 2022 and afterward, it is 16 years, 17, years, 18 years, 19 years and 20 years, respectively;
b/ For female employees who retire in 2018 and afterward, it is 15 years. Then, for employees defined at Points a and b of this Clause, the monthly pension shall be added with 2% for every additional year, but must not exceed 75%.
3. The adjustment of pension must comply with Article 57 of this Law.
Article 75. Lump-sum allowance upon retirement
1. Employees who have a period of social insurance premium payment longer than the number of years corresponding to the 75% pension rate are entitled to not only pension but also a lump-sum allowance upon retirement.
2. The lump-sum allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment in excess of the number of years corresponding to the 75% pension enjoyment rate, with half of the average monthly income on which social insurance premiums are based for each of these years.
Article 76. Time for pension enjoyment
1. The subjects defined in Article 72 of this Law are entitled to receive pension from the month following the month when they fully satisfy the conditions for pension enjoyment specified in Article 73 of this Law.
2. The Minister of Labor, Invalids, and Social Affairs shall detail this Article.
Article 77. Lump-sum social insurance allowance
1. Employees defined in Clause 4, Article 2 of this Law are entitled to a lump-sum social insurance allowance upon request if they fall in one of the following cases:
a/ They satisfy the age requirement specified at Point a, Clause 1, Article 73 of this Law but have paid social insurance premiums for under 20 years and do not continue paying social insurance premiums;
b/ They settle abroad;
c/ They suffer a fatal disease, such as cancer, poliomyelitis, dropsy cirrhosis, leprosy, serious tuberculosis, HIV infection progressing into AIDS, or other diseases as prescribed by the Ministry of Health.
2. The lump-sum social insurance allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment they are entitled to:
a/ 1.5 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment prior to 2014;
b/ 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014;
c/ In case the period of social insurance premium payment is under 1 year, the social insurance allowance must equal the paid premium amount but must not exceed 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based.
3. The lump-sum social insurance allowance for the subjects eligible for the State’s support under Clause 2 of this Article is exclusive of the State’s monetary support for payment of voluntary social insurance premiums, except the case specified at Point c, Clause 1 of this Article.
4. The time for enjoying the lump-sum social insurance allowance is the time stated in decisions of social insurance agencies.
5. The social insurance benefits for employees covered by voluntary social insurance and currently on pension who settle abroad shall be implemented under Clauses 1 and 2, Article 65 of this Law.
Article 78. Reservation of the period of social insurance premium payment, suspension from or continuation of pension enjoyment
1. Employees who stop paying voluntary social insurance premiums without fully satisfying the conditions for pension enjoyment as provided in Article 73 or without receiving a lump-sum social insurance allowance under Article 77 of this Law are entitled to have their period of social insurance premium payment reserved.
2. The suspension from or continuation of pension enjoyment for employees covered by voluntary social insurance premiums must comply with Article 64 of this Law.
Article 79. Average monthly income on which social insurance premiums are based
1. The average monthly income on which social insurance premiums are based is the average of monthly incomes on which social insurance premiums are based in the entire period of premium payment.
2. Monthly incomes for which social insurance premiums have been paid used as a basis for calculating the average monthly income on which social insurance premiums are based for employees shall be adjusted based on the consumer price index in each period under the Government’s regulations.
Section 2. SURVIVORSHIP ALLOWANCE BENEFITS
1. When the following persons die, the persons who take charge of their funeral are entitled to a funeral allowance:
a/ Employees who have paid social insurance premiums for at least full 60 months;
b/ Pensioners.
2. The funeral allowance must equal 10 times the statutory pay rate of the month in which the persons defined in Clause 1 of this Article die.
3. When the persons defined in Clause 1 of this Article are declared dead by the court, their relatives are entitled to the allowance specified in Clause 2 of this Article.
Article 81. Survivorship allowance
1. When employees who are paying social insurance premiums, employees who have their period of social insurance premium payment reserved, or persons who are on pension die, their relatives are entitled to a lump-sum survivorship allowance.
2. The lump-sum survivorship allowance for relatives of employees who are paying social insurance premiums or of employees who have their period of social insurance premium payment reserved shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment, these relatives are entitled to 1.5 times the average monthly income on which social insurance premiums are based as provided in Article 79 of this Law, for the years of payment prior 2014, or 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014.
For employees who have paid social insurance premiums for under 1 year, the lump-sum survivorship allowance must equal the paid premium amount but not exceed 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based; for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums, the lump-sum survivorship allowance must equal at least 3 times the average monthly salary and income on which social insurance premiums are based.
3. The lump-sum survivorship allowance for relatives of persons who die while on pension shall be calculated based on these persons' period of pension enjoyment; if they die within the first 2 months of pension enjoyment, such allowance must equal 48 months’ current pension; if they die in subsequent months, the allowance shall be reduced by half the monthly pension for each additional month of pension enjoyment.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng