Hệ số lương giảng viên đại học mới nhất 2025
Hệ số lương giảng viên đại học mới nhất 2025

1. Hệ số lương giảng viên đại học mới nhất 2025

1.1. Đối với giảng viên đại học là viên chức

Căn cứ Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT, hệ số và mức lương giảng viên đại học mới nhất như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Bậc lương

Hệ số

Mức lương

Đến 30/6/2024

Từ 01/7/2024

Giảng viên đại học cao cấp

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

Bậc 1

6.2

11.160.000

14.508.000

Bậc 2

6.56

11.808.000

15.350.400

Bậc 3

6.92

12.456.000

16.192.800

Bậc 4

7.28

13.104.000

17.035.200

Bậc 5

7.64

13.752.000

17.877.600

Bậc 6

8.0

14.400.000

18.720.000

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

Giảng viên đại học chính

Bậc 1

4.4

7.920.000

10.296.000

Bậc 2

4.74

8.532.000

11.091.600

Bậc 3

5.08

9.144.000

11.887.200

Bậc 4

5.42

9.756.000

12.682.800

Bậc 5

5.76

10.368.000

13.478.400

Bậc 6

6.1

10.980.000

14.274.000

Bậc 7

6.44

11.592.000

15.069.600

Bậc 8

6.78

12.204.000

15.865.200

Giảng viên cao đẳng sư phạm

Giảng viên đại học

Trợ giảng

Bậc 1

2.34

4.212.000

5.475.600

Bậc 2

2.67

4.806.000

6.247.800

Bậc 3

3.0

5.400.000

7.020.000

Bậc 4

3.33

5.994.000

7.792.200

Bậc 5

3.66

6.588.000

8.564.400

Bậc 6

3.99

7.182.000

9.336.600

Bậc 7

4.32

7.776.000

10.108.800

Bậc 8

4.65

8.370.000

10.881.000

Bậc 9

4.98

8.964.000

11.653.200

1.2. Đối với giảng viên đại học là người lao động theo hợp đồng

Đối với giảng viên là người lao động, mức lương được căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng, không căn cứ theo hệ số. Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cụ thể như sau:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.960.000 đồng/tháng

Vùng II

4.410.000 đồng/tháng

Vùng III

3.860.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.450.000 đồng/tháng

2. Hệ số lương áp dụng để làm gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào đưa ra khái niệm về hệ số lương. Có thể hiểu, hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương (lương cơ bản) và mức lương tối thiểu.

Hệ số lương là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép... cho người làm việc trong khu vực nhà nước.

Hệ số lương công việc khu vực nhà nước được pháp luật quy định cụ thể. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xác định theo cách xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dựa trên bảng hệ số lương được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trong các đơn vị kinh doanh, hệ số lương thường không được áp dụng nhưng người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật.

3. Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho giảng viên đại học không?

Lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, vì tiền lương đóng BHXH còn phụ thuộc vào các khoản phụ cấp.

Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.

Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản. Trên thực tế, có thể hiểu rằng lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động. Lương cơ bản không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.

Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

4. Mức phụ cấp ưu đãi của giảng viên đại học là bao nhiêu?

Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 25%.

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học, cao đẳng.

Riêng đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 45%.

Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
...
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Mức phụ cấp ưu đãi của giảng viên đại học là bao nhiêu?
Mức phụ cấp ưu đãi của giảng viên đại học là bao nhiêu?

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Hệ số lương của giảng viên đại học được tính dựa trên các yếu tố nào?

Hệ số lương của giảng viên đại học được tính dựa trên chức danh (giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư), cấp bậc, và thâm niên công tác.

5.2. Làm thế nào để xác định mức lương cơ bản của giảng viên dựa trên hệ số lương?

Mức lương cơ bản được tính bằng cách nhân hệ số lương với mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

5.3. Hệ số lương có ảnh hưởng đến các khoản phụ cấp khác không?

Có, hệ số lương là căn cứ để tính nhiều khoản phụ cấp bổ sung khác, như phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức danh khoa học, hoặc phụ cấp trách nhiệm.

5.4. Hệ số lương của giảng viên có được điều chỉnh định kỳ không?

Hệ số lương có thể được điều chỉnh khi có chính sách mới từ nhà nước, nhưng hiện tại năm 2025 không có điều chỉnh mới.