Hệ số lương cơ bản bác sĩ mới nhất 2025
Hệ số lương cơ bản bác sĩ mới nhất 2025

1. Hệ số lương cơ bản bác sĩ mới nhất 2025

1.1. Đối với bác sĩ là viên chức

Hệ số lương của bác sĩ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Mức lương cơ sở từ 01/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Do đó, bảng lương bác sĩ từ 01/7/2024 theo hệ số lương cụ thể như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Bậc

Hệ số

Trước 01/7/2024

Sau 01/7/2024

Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp

Bậc 1

6,2

11.160.000

14.508.000

Bậc 2

6,56

11.808.000

15.350.400

Bậc 3

6,92

12.456.000

16.192.800

Bậc 4

7,28

13.104.000

17.035.200

Bậc 5

7,64

13.752.000

17.877.600

Bậc 6

8,0

14.400.000

18.720.000

Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính

Bậc 1

4,4

7.920.000

10.296.000

Bậc 2

4,74

8.532.000

11.091.600

Bậc 3

5,08

9.144.000

11.887.200

Bậc 4

5,42

9.756.000

12.682.800

Bậc 5

5,76

10.368.000

13.478.400

Bậc 6

6,1

10.980.000

14.274.000

Bậc 7

6,44

11.592.000

15.069.600

Bậc 8

6,78

12.204.000

15.865.200

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng

Bậc 1

2,34

4.212.000

5.475.600

Bậc 2

2,67

4.806.000

6.247.800

Bậc 3

3,0

5.400.000

7.020.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

7.792.200

Bậc 5

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 6

3,99

7.182.000

9.336.600

Bậc 7

4,32

7.776.000

10.108.800

Bậc 8

4,65

8.370.000

10.881.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

11.653.200

Y sĩ

Bậc 1

1,86

3.348.000

4.352.400

Bậc 2

2,06

3.708.000

4.820.400

Bậc 3

2,26

4.068.000

5.288.400

Bậc 4

2,46

4.428.000

5.756.400

Bậc 5

2,66

4.788.000

6.224.400

Bậc 6

2,86

5.148.000

6.692.400

Bậc 7

3,06

5.508.000

7.160.400

Bậc 8

3,26

5.868.000

7.628.400

Bậc 9

3,46

6.228.000

8.096.400

Bậc 10

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 11

3,86

6.948.000

9.032.400

Bậc 12

4,06

7.308.000

9.500.400

Bậc

Hệ số

Trước 01/7/2024

Sau 01/7/2024

Bác sĩ y học dự phòng cao cấp

Bậc 1

6,2

11.160.000

14.508.000

Bậc 2

6,56

11.808.000

15.350.400

Bậc 3

6,92

12.456.000

16.192.800

Bậc 4

7,28

13.104.000

17.035.200

Bậc 5

7,64

13.752.000

17.877.600

Bậc 6

8,0

14.400.000

18.720.000

Bác sĩ y học dự phòng chính

Bậc 1

4,4

7.920.000

10.296.000

Bậc 2

4,74

8.532.000

11.091.600

Bậc 3

5,08

9.144.000

11.887.200

Bậc 4

5,42

9.756.000

12.682.800

Bậc 5

5,76

10.368.000

13.478.400

Bậc 6

6,1

10.980.000

14.274.000

Bậc 7

6,44

11.592.000

15.069.600

Bậc 8

6,78

12.204.000

15.865.200

Bác sĩ y học dự phòng

Bậc 1

2,34

4.212.000

5.475.600

Bậc 2

2,67

4.806.000

6.247.800

Bậc 3

3,0

5.400.000

7.020.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

7.792.200

Bậc 5

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 6

3,99

7.182.000

9.336.600

Bậc 7

4,32

7.776.000

10.108.800

Bậc 8

4,65

8.370.000

10.881.000

Bậc 9

4,98

8.964.000

11.653.200

Bậc

Hệ số

Trước 01/7/2024

Sau 01/7/2024

Y sĩ hạng IV

Bậc 1

1,86

3.348.000

4.352.400

Bậc 2

2,06

3.708.000

4.820.400

Bậc 3

2,26

4.068.000

5.288.400

Bậc 4

2,46

4.428.000

5.756.400

Bậc 5

2,66

4.788.000

6.224.400

Bậc 6

2,86

5.148.000

6.692.400

Bậc 7

3,06

5.508.000

7.160.400

Bậc 8

3,26

5.868.000

7.628.400

Bậc 9

3,46

6.228.000

8.096.400

Bậc 10

3,66

6.588.000

8.564.400

Bậc 11

3,86

6.948.000

9.032.400

Bậc 12

4,06

7.308.000

9.500.400

1.2. Đối với bác sĩ làm việc theo hợp đồng lao động

Căn cứ Nghị định 74/2024/NĐ-CP, khi ký hợp đồng lao động, bác sĩ, y sĩ sẽ được thỏa thuận mức lương với cơ sở y tế. Mức lương được nhận thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

2. Hệ số lương áp dụng để làm gì?

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định nào đưa ra khái niệm về hệ số lương. Có thể hiểu, hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương (lương cơ bản) và mức lương tối thiểu.

Hệ số lương là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép... cho người làm việc trong khu vực nhà nước.

Hệ số lương công việc khu vực nhà nước được pháp luật quy định cụ thể. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được xác định theo cách xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dựa trên bảng hệ số lương được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trong các đơn vị kinh doanh, hệ số lương thường không được áp dụng nhưng người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật.

3. Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho bác sĩ không?

Lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, vì tiền lương đóng BHXH còn phụ thuộc vào các khoản phụ cấp.

Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.

Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản. Trên thực tế, có thể hiểu rằng lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động. Lương cơ bản không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.

Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.

4. Bảng phụ cấp của bác sĩ mới nhất 2025

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề y tế được chia làm 06 mức như sau:

Vị trí công việc của viên chức y tế

Mức phụ cấp

Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc, vị trí sau:

- Làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới);

- Làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý: Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

100%

Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

- Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

70%

Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

- Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Kiểm dịch y tế biên giới.

60%

Viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

50%

Viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau:

- Làm chuyên môn y tế dự phòng;

- Xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh;

- Kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng;

- Giám định y khoa; y dược cổ truyền;

- Dược, mỹ phẩm;

- An toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế;

- Sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế ở mức 70%, 60% và 50%.

40%

- Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

30%

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Hệ số lương của bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu?

Bác sĩ mới ra trường, tốt nghiệp hệ đại học, thường được áp dụng hệ số lương khởi điểm là 2.34 theo ngạch bậc lương của Nhà nước.

5.2. Hệ số lương tăng như thế nào khi bác sĩ thâm niên tăng?

Hệ số lương tăng theo bậc thâm niên, với mỗi 2-3 năm công tác bác sĩ có thể được xét tăng bậc, từ đó hệ số lương cũng sẽ tăng lên.

5.3. Hệ số lương của bác sĩ chuyên khoa I và II có khác biệt không?

Có. Bác sĩ có chứng chỉ chuyên khoa I, chuyên khoa II sẽ có hệ số lương cao hơn so với bác sĩ không có chuyên khoa.

5.4. Bác sĩ công tác tại vùng sâu, vùng xa có hệ số lương riêng không?

Có. Bác sĩ công tác tại vùng khó khăn có thể nhận thêm phụ cấp và các khoản hỗ trợ khác, giúp tăng thu nhập thực tế.

5.5. Hệ số lương bác sĩ ảnh hưởng như thế nào đến lương thực tế?

Lương thực tế của bác sĩ được tính bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ bản (ví dụ mức lương cơ bản năm 2024 là 2.340.000 VND).