Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 - Kết nối tri thức: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 17.

1 11,109 19/10/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Mở đầu trang 103 KTPL 10: Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?

Trả lời:

- Khẩu hiệu trong giáo dục:

+ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

+ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm

+ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Khẩu hiệu trong kinh tế

+ Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

+ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước !

+ Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc gia !

+ Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm !

+ Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững !

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp và sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

- Khẩu hiệu trong văn hóa - xã hội

+ Tuyến đường "sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh".

+ Chung tay xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh.

+ Xây dựng đường phố văn minh là trách nhiệm của mọi người.

+ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh !

+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội

+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc !

+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh !

- Khẩu hiệu trong khoa học - công nghệ

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa!

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước !

- Khẩu hiệu trong môi trường

+ Phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường!

+ Kiên quyết bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư

+ Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững!

+ Mỗi người dân là một người thực hiện và giám sát bảo vệ môi trường

+ Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên!

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế

Câu hỏi trang 104 KTPL 10:

1/ Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1.

2/ Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Câu nói của nhân vật anh trong cuộc hội thoại 1 có thấy anh là người có tìm hiểu về thị trường về các nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, binh đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Yêu cầu số 2: Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.

- Quyền sở hữu đất là quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

- Quyền sử dụng đất là quyển của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể có quyền thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,... Hiến pháp năm 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyển sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

2. Nội dunng của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội

Câu hỏi trang 105 KTPL 10:

1/ Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh hoạ cho nội dung trong thông tin trên.

2/ Theo em, nội dung về văn hoá, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội như: các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ quan, tổ chức, cá nhân dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật; các địa phương thực hiện bảo tồn, giữ gìn các di sản văn hoá như: quần thể di tích Cố đô Huế, không gian văn hoá cổng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh,..

Yêu cầu số 2: Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như:

+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiễn bộ, hài hoà và ổn định;

+ Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội;

+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoà nhân loại....

+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc;

+ Xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân;…

3. Nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục

Câu hỏi trang 105 KTPL 10:

1/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.

2/ Theo em, vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Một số quy định của Hiến pháp 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong xã hội, như:

+ Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

+ Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường học tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo..

+ Tặng học bổng cho học sinh – sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Yêu cầu số 2: Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. 

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

4. Nội dung Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ

Câu hỏi trang 106 KTPL 10:

1/ Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thể nào trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

2/ O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?

3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp:

+ Thúc đẩy các sảng kiến Công nghệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước;

+ Góp phần thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển;

+ Thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn;

+ Góp phần thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu các dự án, ý tưởng khởi nghiệp để đầu tư hoặc mua ý tưởng kinh doanh đó;

+ Tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,...

Yêu cầu số 2: Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén và D là công nghệ điện cát (sản xuất điện từ cát).

Yêu cầu số 3: Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ:

+ Khẳng định vai trò thenchốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước;

+ Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước;

+ Tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân;

+ Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội),...

5. Nội dung Hiến pháp năm 2013 về môi trường

Câu hỏi trang 107 KTPL 10:

1/ Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường ?

2/ Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.

3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Suy giảm môi trường là một vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường là vẫn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tinh xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoà binh và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Nên trong Hiến pháp 2013 đã có những nội dung về môi trường nhằm bảo vệ môi trường không chỉ Việt Nam mà còn của Trái Đât

Yêu cầu số 2: ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường

- Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển

- Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc

- Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất…

Yêu cầu số 3: Nội dung của Hiến pháp quy định về môi trường đã:

+ Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ môi trường;

+ Tạo Cơ sở, nền tảng pháp lí cho việc bảo vệ môi trường sống của con người;

+ Gìn giữ, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

+ Góp phần gìn giữ môi trường trong sạch, lành mạnh, bảo vệ sức khoẻ của người dân;

+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường bên vững;

+ Tạo điều kiện để phát triển đất nước một cách bền vững...

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 107 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.

b. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.

c. Tất cả mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện hưởng thụ lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ.

d. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.

Trả lời:

a. Sai. Vì công dân Việt Nam chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b. Sai, vì tài nguyên thiên nhiên là sở hữu của toàn dân nhưng do Nhà nước quản lí. Khi sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, người dân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Việc sử dụng phải kết hợp với bảo tồn và phát triển để tránh tình trạng suy kiệt tài nguyền.

c. Đúng, vì Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và Công nghệ (khoản 3 Điều 62).

d. Sai, vì Hiến pháp năm 2013 quy định, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Luyện tập 2 trang 107, 108 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?

a. Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.

b. Bà H nhập hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bản cho người dân.

c. Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường đề phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.

d. Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học công nghệ của thành phố.

Trả lời:

- Tình huống a. Hành vi của ông S và con trai gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái sông, gây ô nhiễm nước sông khi có nhiều động vật chết do bị kích điện, đồng thời có thể gây nguy hiểm đến những người đang ở trên sông

- Tình huống b. Bà H làm sai quy định của nhà nước về kinh doanh khi buôn bán những mặt hành kém chất lượng, ảnh hưởng đến thị trường hành hóa và sức khỏe của những người tiêu dùng sản phẩm

- Tình huống c. Hành động của ông M không chỉ bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh

- Tình huống d. Trường T đã giúp cho học sinh mở mang kiến thức về công nghệ để có thể ứng dụng vào học tập cũng như giảng dạy.

Luyện tập 3 trang 108 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

- Tình huống a. Thôn của Q nằm cạnh một con sông lớn. Trong thôn có địa điểm thu gom rác thải đề xử lí nhưng nhiều người vẫn có thói quen vứt rác, xác vật nuôi, túi nilon... xuống lòng sông vì cho rằng dòng sông lớn nên vứt một vài túi rác xuống cũng không ảnh hưởng gỉ. Q cho rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật nhưng không biết nên làm gì để mọi người chấm dứt hành vi đó.

Nếu là Q, em sẽ làm gì?

- Tình huống b. H (15 tuổi) rất thích nghiên cứu, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ. Gần đây, H muốn tham dự một cuộc thi chế tạo robot nhưng bố mẹ không đồng ý vi lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.

Nếu là H, em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho tham dự cuộc thi?

Trả lời:

- Tình huống a. Nếu là Q em sẽ báo lên chính quyền địa phương vì hành động xả rác ra sông không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong thôn mà còn cả những nơi dòng sông chảy qua. Hơn nữa, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng là trách nhiệm của mỗi người dân, vì vậy, nếu Q không trình báo và để mặ thì Q cũng đang góp phần gây ô nhiễm môi trường.

- Tình huống b. Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ cho mình tham gia cuộc thi vì đây là ước mơ, sở thích và là quyền của em. Em sẽ hứa không làm việc tham gia cuộc thi ảnh hưởng đến việc học để bố mẹ không lo lắng và đồng ý cho em đi thi. Đồng thời, em cũng nố lực học tâp cũng như chế tạo để chứng minh cho bố mẹ thấy, em vừa có thể học tốt mà vẫn tham gia được cuộc thi.

Luyện tập 4 trang 108 KTPL 10: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ.

Trả lời:

- Những việc nên làm:

+ Tích cực học tập tốt, trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng

+ Sáng tạo, tìm tòi trong học tập cũng như trong cuộc sống

+ Tích cực tham gia những cuộc thi về sang táo, chế tạo đẻ học hỏi kinh nghiệm

+ Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào đóng góp ý kiến ở trường học và địa phương về những vẫn đề được phép tham gia

+ Phê phán, không đồng tình với những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

- Những việc không nên làm

+ Chểnh mảng học hành, không rèn luyện trau dồi kiến thức cho bản thân

+ Thực hiện những điều trái pháp luật, trái với những quy định của Hiến pháp

+ Chia sẻ những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 108 KTPL 10: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh cổ động nhằm tuyên truyền các nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, giáo dục.

Pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 108 KTPL 10: Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ lại sản phẩm với cả lớp.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội

Thế kỉ chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển. Con người vội vã chạy đua với thời gian, mà rồi nhiều khi lãng quên đi những thứ xung quanh mình. Sự phát triển kèm theo đó là nhiều hệ luỵ, đơn giản nhất đó chính là những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Nói một cách dễ hiểu hơn, gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn hay không chính là nhờ vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.

Chúng ta đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Nhưng hiện trạng cho thấy ngày nay đang đánh một hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Các bạn để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.... Đó là các vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, không có quy hoạch. Con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Chặt cây, đốn rừng bừa bãi khiến cho nhiều đồi trọc, rừng đầu nguồn bị phá hoại nặng nề, gây nên nhiều lũ lụt lớn. Hay như năm 2014 với quyết định của thành phố Hà Nội đã đốn hàng loạt cây cổ thụ bóng mát vì lợi ích xây dựng nhà cao tầng, mở đường xá, nhưng họ quên mất đi giá trị bóng mát, giúp môi trường trong sạch. Nhiều công ty sản xuất vì lợi nhuận trước mắt mà đi “đường tắt” xả thải trực tiếp ra sông ngòi hoá chất, rác thải khiến môi trường sông ngòi bị ô nhiễm nặng nề. Sông Tô Lịch Hà Nội rác trôi nổi, bốc mùi khó chịu. Công ty Fomosa thải tấn nước thải khiến cá chết hàng, một vùng biển bị ô nhiễm gây cản trở việc đánh bắt sinh hoạt của người dân…

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà chúng ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều thiên tai, " bệnh lạ" , con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.

Vì thế chúng ta phải bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta. Không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24-3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường. Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi từ các loại xe sử dụng xăng. Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường.

Trái đất ngày càng nóng lên, các loại động vật quý hiếm liên tục bị tuyệt chủng, tầng ozon ngày càng bị phá hủy, băng ở bắc cực tan nhanh hơn... và gây ra nhiều hệ lụy.Việc bảo vệ môi trường không chỉ trên sách vở hay của riêng ai, tổ chức hay đất nước nào mà của toàn thế giới. Bạn hãy chung tay bảo vệ môi trường sống bằng cách vứt rác đúng chỗ, phân loại rác, hạn chế sử dụng các sản phẩm khó phân hủy. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1 11,109 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: