Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 (Kết nối tri thức): Dịch vụ tín dụng
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9.
Giải KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Video giải KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Mở đầu trang 52 KTPL 10: Em hãy chia sẻ suy nghĩ về việc phải có trách nhiệm khi vay tiền.
Trả lời:
- Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi có lúc cần một số tiền để chi cho một việc cần thiết mà bản thân không có hoặc không đủ tiền, do đó phải vay mượn người khác. Nếu được người nào đó cho vay, chúng ta cần cảm ơn họ và chi tiêu số tiền vay đúng mục đích đồng thời phải tìm cách trả lại số tiền đó đúng như đã hẹn.
1. Tín dụng ngân hàng
1/ Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện như thế nào.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện là người đi vay khi nhận những khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đồng thời là người cho vay khi cung cấp vốn cho người vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng...
Yêu cầu số 2:
- Tín dụng ngân hàng D đang bị nhiều doanh nghiệp là đối tác sử dụng vốn vay không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn nên ngân hàng D đã gia hạn trả nợ thêm 6 tháng.
- Nếu nhiều người vay không trả nợ, ngân hàng sẽ bị thua lỗ và phá sản.
1/ Vì sao ngân hàng chấp nhận cho anh S vay tiền mà không cần tài sản bảo đảm?
2/ Anh S có trách nhiệm gì khi vay tín chấp ở ngân hàng?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ngân hàng cho anh S vay tiền mà không cần tài sản thế chấp vì anh là công chức nhà nước,có thu nhập ổn định, có lịch sử tín dụng tốt và nhu cầu vay vốn nhỏ.
Yêu cầu số 2: Khi vay tín chấp, anh S có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác về thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.
1/ Ngân hàng yêu cầu chị N phải đáp ứng những điều kiện gì để được vay thể chấp?
2/ Theo em, chị N có trách nhiệm gì khi thực hiện vay thể chấp của ngân hàng?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ngân hàng yêu cầu chị N phải có tài sản thế chấp như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng kí xe ô tô,... có giá trị tương đương với lượng tiền cấn vay để trong trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng chị sẽ phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó để ngân hàng thanh lí thu hồi vốn.
Yêu cầu số 2: Khi vay thế chấp, chị N có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn.
1/ Ngân hàng đã tiến hành cho anh H vay trả góp như thế nào?
2/ Theo em, anh H có trách nhiệm gì khi vay trả góp của ngân hàng?
3/ Hãy so sánh sự chênh lệch giữa thanh toán một lần và mua trả góp.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ngân hàng yêu cầu anh H sẽ trả dần theo các kì, thường sẽ là gốc cộng với lãi hằng tháng. Số tiền trả gốc mỗi tháng được thoả thuận sẽ chia đều theo số tháng vay, mức lãi 1,5%/tháng, thời hạn vay 12 tháng.
Yêu cầu số 2: Khi vay trả góp, anh H có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.
Yêu cầu số 3: So với việc thanh toán hết một lần, việc mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hằng tháng. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.
2. Tín dụng thương mại
2/ Tiện ích dịch vụ tín dụng thương mại mang lại cho người sử dụng là gi?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Chủ thể tham gia dịch vụ tín dụng thương mại là các doanh nghiệp có quan hệ hiểu biết lẫn nhau, đối tượng giao dịch là hàng hoá, dịch vụ.
Yêu cầu số 2: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bản dưới hình thức tiền tệ.
3. Tín dụng tiêu dùng
Trả lời:
- Tín dụng tiêu dùng là khái niệm chỉ quan hệ kinh tế giữa người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hoá, dịch vụ).
- Đặc điểm: mục đích vay để tiêu dùng, nguốn trả nợ là thu nhập của người vay, người vay là cá nhân, hộ gia đình, người cho vay là ngân hàng, công ty tài chính,... lượng tiền cho vay thưởng nhỏ, lãi suất thường cao.
2/ Hãy nêu đặc điểm của dịch vụ tín dụng này.
3/ Theo em, chị Y có trách nhiệm gì trong việc vay trả góp của công ty tài chính để mua xe?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Chị Y đã thương lượng với nhân viên tư vấn trả trước 40% số tiền mua xe, phần còn lại thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng để trả góp.
Yêu cầu số 2: Đặc điểm của cho vay trả góp là:
+ Hằng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc;
+ Tuy nhiên, quy định về thời gian trả hằng tháng và mức phạt cao nếu không trả đúng hạn nên người vay cần cân nhắc;
+ Tuỳ trường hợp cụ thể, công ty tài chính sẽ cho vay dưới hình thức tín chấp hoặc thể chấp.
Yêu cầu số 3: Khi vay trả góp, chị Y có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.
Yêu cấu số 4: So với hình thức thanh toán hết một lần, việc mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hằng tháng chưa kể chi phí phát sinh nếu không thực hiện đúng thời hạn thanh toán hay trả hết tiền vay trước thời hạn. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.
1/ Ngân hàng đã tiến hành cho vay thông qua việc cấp thẻ tín dụng cho chị C như
thế nào?
2/ Nhờ thanh toán qua thẻ tín dụng, chị C được hưởng lợi gì so với sử dụng tiền mặt?
3/ Theo em, chị C có trách nhiệm gì khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Ngân hàng đã cung cấp thẻ tín dụng chỉ tiêu trước, trả sau cho chị C căn cứ vào mức lương hằng tháng của chị
- Thẻ tín dụng ngân hàng (Credit Card) là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành. Căn cứ vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thẻ, ngân hàng cấp một số tiền cho chủ thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ và quy định hạn quyết toán cho khoản tiến đã chi trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn quyết toán, chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã chỉ cho ngân hàng, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng phải chịu lãi
Yêu cầu số 2: Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội:
+ Với cá nhân chị C: có cơ hội được ưu đãi về lãi suất khi vay tiền ngân hàng nhờ có lịch sử tín dụng tốt đồng thời còn được hoàn lại một khoản tiền nhỏ theo giá trị hoá đơn mỗi khi mua sắm trong khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ không có được, hạn chế được những rủi ro từ việc giữ tiền mặt, thực hiện thanh toán nhanh gọn, an toàn.
+ Với xã hội: việc nhiều cá nhân thực hiện thanh toán qua thẻ sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt cần phát hành trong lưu thông, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử, thanh toán hoá đơn điện tử,
Yêu cầu số 3: Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chị C có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chi qua thẻ đúng kì hạn. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
4. Tín dụng nhà nước
Trả lời:
- Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với các tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động Nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước để xây dựng Tổ quốc và Nhà nước cho vay thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triển xã hội bền vững.
- Đặc điểm: cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước; lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.
Trả lời:
- Trong hoạt động bán trái phiếu chính phủ: Nhà nước là người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ; chủ thể cho vay là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Mục đích vay là để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng, thiết yếu, thực hiện những chương trình, dự án phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất cho đất nước.
- Quyền lợi của người mua trái phiếu chính phủ là được hưởng lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.
1/ Vì sao A có thể vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội?
2/ Để được ngân hàng cho vay tiền, A cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: A là đối tượng được vay theo quy định của các chương trình ưu đãi của Nhà nước.
Yêu cầu số 2: Để được ngân hàng cho vay tiền, A phải có người đại diện trong gia đình đứng ra, chịu trách nhiệm trả nợ; có nơi cư trú rõ ràng là thành viên của tổ tiết kiệm và được tổ chức này lập danh sách đề nghị vay vốn ở ngân hàng có giấy báo nhập học của trường học...
Luyện tập
Trả lời:
- Trường hợp a. Đúng. Vì: khi làm thủ tục vay trả góp ngân hàng yêu cầu người vay để lại giấy chứng nhận quyền sở hữu sản phẩm mua như vật thế chấp.
- Trường hợp b. Đúng. Vì: khi làm thủ tục vay, đại diện gia đình phải đứng ra vay và chịu trách nhiệm với ngân hàng về khoản tiền vay.
- Trường hợp c. Đúng. Vì: số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp lớn sẽ khiến chủ doanh nghiệp trách nhiệm hơn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chứng tỏ được khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp.
- Trường hợp d. Sai. Vì: việc đánh giá điểm tín dụng của người sử dụng tín dụng được đánh giá trên toàn hệ thống chứ không phải chỉ thực hiện với một số ngân hàng lớn.
Luyện tập 2 trang 60 KTPL 10: Phân biệt các dịch vụ tín dụng
b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tin dụng ngân hàng và tin dụng thương mại.
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Cho vay tín chấp là việc cho vay dựa trên uy tín của người vay không cần có tài sản bảo đảm. Chỉ được vay số tiền ít, lãi suất cao hơn so với vay thế chấp. Vay tín chấp khi cần vay số tiền ít, nhanh chóng.
- Vay thế chấp cần có tài sản bảo đảm, phải làm nhiều thủ tục, được vay số tiền lớn, lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp.
=> Trong trường hợp người vay vay với số tiền ít, chấp nhận mức lãi suất cao với thời hạn cho vay ngắn thì nên vay tín chấp trong khi đó người vay vay số tiền tương đối lớn và có tài sản thế chấp thì nên lựa chọn cho vay thế chấp.
Yêu cầu b) Điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại:
- Chủ thể:
+ Tín dụng ngân hàng phải có một bên là ngân hàng
+ Tín dụng thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Đối tượng giao dịch:
+ Tín dụng ngân hàng đó là tiến.
- Tín dụng thương mại đó là hàng hoá.
Trả lời:
- Trường hợp a. Hiện nay, trên thực tế các ngân hàng có mức lãi suất huy động tiết kiệm khác nhau nhưng ngân hàng có lãi suất thấp hơn vẫn có người mang tiến đến gửi xuất phát từ đặc điểm của tín dụng ngân hàng đó là sự tin tưởng, tín nhiệm, tiện lợi. Ngân hàng có lãi suất cao nhất không có nghĩa đây là nơi gửi tiền an toàn nhất so với các ngân hàng khác, vì vậy N cần cân nhắc.
- Trường hợp b. Khi thoả thuận với ngân hàng vay trả góp để mua nhà, vợ chồng chị Y muốn kéo dài thời gian trả góp để không có sức ép phải lo khoản tiền lớn để trả nợ hằng tháng. Điều này là sai lầm, càng kéo dài thời gian trả góp càng bất lợi vì giai đoạn cuối ngân hàng thường quy định mức lãi suất cao.
- Trường hợp c. Mặc dù có đủ tiền để mua nhà nhưng vợ chồng chị Y vẫn chọn hình thức mua trả góp để dành ra một khoản tiền để kinh doanh. Đây là tình huống mở. Nếu việc kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn so với khoản tiền lãi phải trả góp thì có thể chọn phương án này.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 60 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn tham gia trải nghiệm tìm hiểu thủ tục mua trả góp một mặt hàng nào đó (ví dụ: điện thoại, xe máy, máy vi tính,...) và cho biết các thủ tục cần có để thực hiện mua trả góp mặt hàng đó.
Trả lời:
(*) Hướng dẫn mua điện thoại trả góp online
- Bước 1: Lựa chọn sản phẩm đặt mua
- Bước 2: Lựa chọn thêm các tiêu chí khác của sản phẩm: màu sắc, dung lượng… sau đó chọn nút “TRẢ GÓP …. %” (hiển thị đối với các sản phẩm đang áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất ……….. %, các sản phẩm không nằm trong chương trình ưu đãi sẽ hiện “TRẢ GÓP”)
- Bước 3: Tham khảo các thông tin trả góp qua công ty tài chính: số tiền trả trước, số tiền đóng mỗi tháng, kì hạn, chênh lệch so với mua trả thẳng, giấy tờ cần cung cấp…
- Bước 4: Xem lại thông tin về trả góp, nhập các thông tin cá nhân, chọn cửa hàng muốn đến nhận sản phẩm
- Bước 5: Nhấn nút “ĐĂNG KÝ TRẢ GÓP” là bạn đã đặt hàng và gửi hồ sơ xét duyệt trực tuyến thành công
Vận dụng 2 trang 60 KTPL 10: Em hãy tìm hiệu, viết bài giới thiệu ý nghĩa của một loại công trái hoặc trái phiếu chính phủ mà em biết trong đời sống xã hội.
Trả lời:
- Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 mang tên Công trái giáo dục nhằm huy động nguồn vốn hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu không còn phòng học 3 ca, không còn phòng học tranh tre, nứa lá, kiên cố hoá trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức