Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10.
Giải KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Mở đầu trang 61 KTPL 10: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.
Trả lời:
- Chi tiêu có kế hoạch là một việc làm thông minh. Việc này sẽ giúp chúng ta chi tiêu hợp lí, tiết kiệm chi phí và để dành được tiền cho các sự việc phát sinh ngoài ý muốn, đầu tư sinh lời,…
- Chi tiêu không hợp lí sẽ khiến tiền bạc cạn dần dù kiếm được nhiều đến bao nhiêu. Và dần đến một lúc nào đó, khi một việc phát sinh xảy ra mà yêu cầu cần tiền để giải quyết sẽ không thể làm được.
1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân
1/ Những vấn đề tải chính cá nhân H phải giải quyết là gì?
2/ H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là:
+ Làm thế nào để cân đối thu chi với khoản tiền bố mẹ chu cấp?
+ Làm thế nào để có thể tiết kiệm được một số tiền để thực hiện những mục tiêu của cá nhân?
Yêu cầu số 2: H có kế hoạch tài chính như: học tốt để có được học bổng, làm thêm, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời:
- Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm mục tiêu tiết kiệm tiền để mua bộ vợt cầu lông làm món quà tặng em trai.
- Thời gian M thực hiện là 20 ngày.
- M thực hiện bằng cách tiết kiệm từ khoản tiền tiêu vặt mẹ cho và mỗi ngày phải tiết kiệm được 10.000 đồng.
Trả lời:
- Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu về thăm gia đình.
- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạc tài chính cá nhân ngắn hạn.
- Cách thực hiện của H là ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết đồng thời nhận thêm công việc làm thêm theo giờ.
Trả lời:
- Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu tiết kiệm 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong dịp hè.
- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và gồm nhiều mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
- M thực hiện bằng cách thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, tiết kiệm tiền từ các khoản mẹ cho hàng tháng. Ngoài ra M thực hiện mục tiêu trung hạn là nuôi 5 con gà xin được từ mẹ trong vòng 4 tháng.
3. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
2/ Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống: chi tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không thâm hụt, nợ nần mà còn có tiền tiết kiệm.
- H đã tự chủ trong cuộc sống: tự tính toán, cân nhắc chi phí thiết; nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chỉnh cho phù hợp,…
- H đã được Q nể phục và noi theo việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Yêu cầu số 2: Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí và phải hỏi vay tiền của H.
4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Trong thời gian một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện:
- Cân đối thu chi từng tháng sao cho không vượt quá số tiền cho phép.
- Tiết kiệm trong 3 tháng được 400.000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ.
- Tiết kiệm trong 9 tháng được 800.000 đồng để mua xe đạp mới khi kết thúc năm học.
Yêu cầu số 2: Việc xác định các mục tiêu tài chính giúp cho M có động lực và định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
1/ M đã làm thể nào để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: M đã theo dõi và kiểm soát thu chi tài chính của mình bằng cách ghi chép lại đầy đủ các khoản thu chi và đặc biệt là các khoản chi tiêu. M đã tách ra những khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
- Yêu cầu số 2: Việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò đối với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân là: Đây là căn cứ để xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đề ra.
1/ M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân là 80/13/7 thu nhập hàng tháng.
+ Dùng 80% vào các khoản chi thiết yếu hàng tháng (2.400 000đ)
+ Dùng 13% dành cho chi phí phát sinh (390 000đ)
+ Dùng 7% còn lại để tiết kiệm (210 000đ).
- Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân đối với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân: Giúp thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đề ra, có hướng đi chính xác và phù hợp nhất để đạt được mục tiêu.
1/ M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
2/ Theo em việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đẻ ra có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: M thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân:
- Đầu tiên, M quyết tâm làm theo kế hoạch đề ra.
- Cập nhập và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.
Yêu cầu số 2: Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa: đạt được mục tiêu đề ra, trở thành người sống tiết kiệm và có nguyên tắc hơn,…
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 68 KTPL 10: Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân đề có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.
Trả lời:
- Ý kiến a. Sai, vì mục tiêu lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết là cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.
- Ý kiến b. Sai, vì lập kế hoạch tài chính cá nhân nhiều khi không đặt ra mục tiêu tăng thu nhập mà chủ yếu là cân đối thu chi và tiết kiệm.
- Ý kiến c. Đúng, vì nếu có thói quen lập kế hoạch tài chính cá nhân thì sẽ rèn luyện được thói quen chỉ tiêu đúng mức, có phương án tiết kiệm để dự phòng cho tương lai.
- Ý kiến d. Đúng, vị lập kế hoạch tài chính cá nhân nghĩa là luôn có phương án cân đối thu chi, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm, đó là những biện pháp bảo vệ tài chính của mỗi người.
b. Y là người nhiều lần đề ra kế hoạch tài chính nhưng chẳng mấy khi thực hiện được.
Trả lời:
- Trường hợp a. Việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của K là chưa đúng, vi phạm nguyên tắc chỉ tiêu vị cắt giảm những khoản chi tiêu thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Trường hợp b. Đây là một biểu hiện tiêu cực vì không chỉ lập kế hoạch mà quan trọng hơn là phải thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân.
- Trường hợp c. Đây là một thói quen tốt vì làm như vậy sẽ xác định chính xác những thứ cần mua, tránh được việc chi tiêu tuỳ tiện, vừa tiết kiệm thời gian mua sắm.
- Trường hợp d. Đây là thói quen tốt, luôn lên kế hoạch cho mọi khoản chỉ tiêu sẽ kiểm soát tài chính tốt.
Luyện tập 3 trang 69 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ đề sau:
a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm tốt cuộc sống.
b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân.
Trả lời:
- Chủ đề a. Để có thể tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo tốt cuộc sống thì ta cần lên kế hoạch tài chính cá nhân thật tỉ mỉ với các khoản riêng, nên tiết kiệm một khoản để đầu tư từ đó có thêm một khoản thu nhập hàng tháng, từ đó có thể khiến chất lượng cuộc sống đi lên, sống thoải mái hơn.
- Chủ đề b. Ta nên thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân. Nên tiêu dùng những mặt hàng cần thiết, phù hợp với mức sống của gia đình, cá nhân.
Luyện tập 4 trang 69 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:
Nếu là X, em sẽ giải thích với V thế nào?
Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?
Trả lời:
- Tình huống a. Em sẽ nói với V về việc học sinh có kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện kế hoạch này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn giúp mình rèn luyện được thói quen chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, làm chủ được tài chính của mình, rất có lợi không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì càng cần phải rèn luyện kĩ năng này để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bố mẹ, người thân.
- Tình huống b. Ngay lập tức, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cho 6 ngày tiếp theo với số tiền còn lại là 500 000 đồng. Như vậy mỗi ngày hai anh em chỉ được chi 84 000 đồng. Cần đưa ra các phương án chỉ tiêu khác nhau với số tiền này để duy trì mức sinh hoạt cần thiết cho cả hai anh em. Ví dụ: mỗi anh em ăn sáng hết 10.000 đồng, đi chợ mua thức ăn về tự nấu cơm ở nhà mất 50.000 đồng,... còn lại 14.000 đồng để chi cho những khoản khác.
Vận dụng
Trả lời:
- Câu truyện: T có hoàn cảnh gia đình thuận lợi hơn nên ít quan tâm đến việc chi tiêu có kế hoạch. Trong khi P có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch; thì T lại thoải mái mua sắm những thủ mình mong muốn, có khi còn tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí, phải hỏi vay tiên P. Thấy P duy trì việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nân, lại còn có tiền tiết kiệm T rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.
- Bài học rút ra: cần phải xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Trả lời:
- Mục tiêu: tiết kiệm 200.000 đồng/ tháng
- Các biện pháp có thể thực hiện:
+ Tái sử dụng đồ dùng học tập và SGK cũ
+ Sử dụng sách miễn phí tại thư viện
+ Hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt,các hoạt động giải trí
+ Sử dụng xe buýt để di chuyển
+ Tăng thu nhập cho bản thân bằng các hoạt động: them gia làm CTV viết bài cho các trang web học tập; làm bánh/ sinh tố để bán; làm thiệp để bán…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức