Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 15.

1 9,445 26/10/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị

Mở đầu trang 93 KTPL 10: Em hãy chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

(*) Chia sẻ hiểu biết của em:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Đảng Cộng sản Việt Namgắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 94 KTPL 10:

1/ Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể của nước Việt Nam là gì?

2/ Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hiến pháp năm 2013 quy định chính thể của nước Việt Nam là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Yêu cầu số 2:

- Chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

Điều 1: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đắt liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời

Điều 11: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bắt khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị".

- Ví dụ:

+ Trình báo cơ quan công an khi phát hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

+ Từ chối xem, chia sẻ các thông tin tiêu cực, xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

+ Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam

Câu hỏi trang 95 KTPL 10:

1/ Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì? Em hiểu bản chất đó như thế nào?

2/ Tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định thế nào? Em hãy nêu ví dụ việc thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện đúng bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Điều đó có nghĩa là:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

+ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Yêu cầu số 2:

- Hiến pháp năm 2013 quy định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể của tổ chức.

- Ví dụ việc thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện đúng bản chất nhà nước Việt Nam: Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ nhà nước. Khi phát hiện sai phạm, nhân dân có thể khiếu nại, tố cáo để các cơ quan nhà nước điều chỉnh những hoạt động chưa phù hợp, xử lí các cá nhân vi phạm.

3. Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 96 KTPL 10:

1/ Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? Trong quá trình thực hiện đường lối đổi ngoại đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?

2/ Theo em, đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đổi với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Đường lối đối ngoại: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

- Thành tựu: năm 2021, Việt Nam thiết lập được quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn; có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia và 13 đối tác toàn diện.

Yêu cầu số 2: ý nghĩa của hoạt động đối ngoại

- Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hoa bình, ổn định.

- Góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài đề phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng, phát triển đời sống xã hội một cách toàn diện.

Câu hỏi trang 96 KTPL 10: Theo em, vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

Trả lời:

- Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô vì đây là những nội dung cơ bản, quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của đất nước. Đồng thời, đây cũng là nội dung thể hiện biểu tượng, đặc trưng của mỗi quốc gia trên thế giới.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 97 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên nhân dân có thể tự ý quyết định làm bất cứ việc gì mà mình muốn.

b. Học sinh có thể thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc bằng cách không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

c. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.

d. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.

Trả lời:

a. Sai. Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân khi nhân dân được bàn bạc, quyết định, đóng góp ý kiến để xây dựng hiến pháp. Tuy nhiên, mọi hoạt động của nhân dân đều phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, không được làm trái những quy định của Hiến pháp và pháp luật.

b. Đúng. Việc không chia sẻ những thông tin có nội dung sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cũng là một trong những cách thể hiện nghĩa vụ với tổ quốc.

c. Đúng. Điều này có ghi trong Hiến pháp, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần quan tâm, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy quyền làm chủ đối với đất nước.

d. Sai. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luyện tập 2 trang 97 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền
giảm sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.

b.Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.

c. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.

Trả lời:

- Trường hợp a. Hành động của ông A cần phải được phát huy bởi đây là hành động thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát, đóng góp ý kiến với các hoạt động của cơ quan, tỏ chức nhà nước.

- Trường hợp b. Anh H đã tự bỏ đi quyền được làm chủ của mình trong việc đóng góp, xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.

- Trường hợp c. Hành vi của cán bộ xã B là hoàn toàn sai. Cán bộ xã là người dẫn dắt, hướng dẫn người dân, vì vậy khi gặp sai phạm, cán bộ xã cũng phải chịu trách nhiệm.

Luyện tập 3 trang 97 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

- Tình huống a. P và nhóm bạn của mình có sở thích sưu tầm hình ảnh, tư liệu, hiện vật về biển, đảo Việt Nam. Sau một thời gian tích cục tìm kiếm, cả nhóm đã sưu tầm được một số tư liệu quý về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các thế hệ đi trước. P muốn gửi các tư liệu đó lên thư viện trưởng để làm tài liệu tham khảo cho mọi người nhưng chưa biết nên thuyết phục như thế nào để các bạn trong nhóm đồng ý với mình.

Nếu là P, em sẽ thuyết phục các bạn như thế nào?

- Tình huống b. Có dịp lên thăm một tỉnh miền núi, T được biết nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện được học tập ở trường dân tộc nội trú. T thắc mắc: Tại sao học sinh dân tộc miền núi lại được Nhà nước quan tâm như vậy?

Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho bạn như thế nào?

Trả lời:

- Tình huống a. Nếu em là P, em sẽ thuyết phục các bạn rằng: Những tư liệu này sẽ có vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo cho các thế hệ sau. Chúng ta nên chia sẽ rộng rãi những tư liệu này để mọi người cùng biết đến thay vì giữ riêng cho bản thân mình.

- Tình huống b. Giải thích cho T: Học sinh dân tộc miền núi được Nhà nước quan tâm như vậy vì đây là nơi có địa hình, điều kiện kinh tế khó khăn, khó tiếp cận tới. Điều này được ghi rõ trong Điều 63, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 97 KTPL 10: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền người thân thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

- Tranh 1: Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân

Kinh tế 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tranh 2: Mỗi lá phiếu gửi gắm niềm tin và hy vọng

Kinh tế 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 97 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ sản phẩm với các bạn trong lớp.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo:

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(1). Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.

Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 9,445 26/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: