Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Thực hiện pháp luật

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 13.

1 11,455 26/10/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Mở đầu trang 83 KTPL 10: Em hãy cùng bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng": Kể về các hành vi đúng pháp luật và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.

Theo em, việc thực hiện pháp luật giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

Trả lời:

* Một số hành vi đúng luật giao thông đường bộ

- Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện xe máy,mô tô, xe đạp điện

- Thực hiện chấp hành đèn tín hiệu, các chỉ dẫn giao thông

- Dừng lại đúng vạch

- Đi đúng làm đường

- Dừng lại khi có đèn đỏ, đi chậm khi có đèn vàng.

* Một số hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

- Vượt đèn đỏ

- Chở quá số người quy định

- Không đội mũ bảo hiển khi điều khiển xe máy, mô tô, xe đạp điện

- Điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái xe.

- Tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia , chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh.

- Bỏ trốn tránh trách nhiệm khi gây thương tích cho người khác.

* Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ:

- Mọi người tham gia giao thông đều được bảo vệ an toàn về sức khỏe và tài sản

- Đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 84 KTPL 10:

Kinh tế 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1/ Em hãy nhận xét việc làm các nhân vật trong tranh. Đó có phải là nghĩa vụ của họ không? Vì sao?

2/ Thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn đời sống?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Những nhân vật trong tranh đang dọn rác ở bải biển.

- Đây là nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Con người xả rác bừa bãi, làm ảnh hưởng không chỉ đến cảnh quan mà còn cả cuộc cống của con người và nhiều loài động thực vật khác. Vì vậy, việc dọn rác là nghĩa vụ của tất cả mọi người trong xã hội. Hơn nữa, trong luật Bảo vệ môi trường cũng có những quy định về bảo vệ môi trường.

Yêu cầu số 2: Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống thực tiễn:

- Người dân được thực hiện, tham gia những hoạt động pháp luật cho phép làm.

- Có tác dụng trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội văn hóa

- Giúp xã hội vận hành một cách ổn định, có trật tự, có tổ chức

- Quản lí xã hội dễ dàng hơn

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 84 KTPL 10:

1/ Theo em, những người tham gia giao thông đã làm gì để tuân thủ Luật Giao thông đường bộ?

2/ Vì sao dù rất thích chiếc xe đã chọn nhưng H lại đồng ý với ý kiến của bố?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Những người tham gia giao thông đã chấp hành lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ: dừng lại đúng vạch, không vượt qua ngã ba, ngã tư có tín hiệu đèn, đi đúng làn đường, …..

Yêu cầu số 2: Dù thích chiếc xe máy màu mận chín, nhưng H đã nghe lời bố vì chiếc xe H thích có dung tích 100cm3 và theo luật thì H chưa đủ tuổi để điều khiển xe đó. Vì vậy H đã nghe lời khuyên của bố chọn chiếc xe dưới 50c m3.

Câu hỏi trang 85 KTPL 10:

1/ Các thanh niên trong tranh đã làm gì để thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự?

2/ Vì sao Cơ sở sản xuất kinh doanh K được chính quyền địa phương khen thưởng?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Các thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ đã đi nhập ngũ, họ đã thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự.

Yêu cầu số 2: Cơ sở kinh doanh K được chính quyền khen thưởng vì đã chủ động xây dựng hệ thống thu gom, xử lí các chất thải trong quá trình sản xuấ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Câu hỏi trang 85 KTPL 10:

1/ Trong bức tranh trên, người phụ nữ đã sử dụng pháp luật như thế nào để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình?

Kinh tế 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2/ Ông T đã sử dụng quyền gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mình ?

3/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho hình thức sử dụng pháp luật.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình, tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Chị H đã nộp đơn đăng lí thành lập doanh nghiệp đúng với những gì luật pháp cho phép.

Yêu cầu số 2:

- Công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Ông T đã khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện vì đã ra quyết định thu hồi đất của gia đình ông trái pháp luật khi chưa thống nhất về giá đền bù thiệt hại. Ông T đã thực hiện đúng những gì luật pháp cho phép làm.

Yêu cầu số 3: ví dụ minh hoạ cho hình thức sử dụng pháp luật

- Ví dụ 1: Khi đủ 18 tuổi, anh A đã hăng hái đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Ví dụ 2: Chị C đang mang thai và bị công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị C đã khởi kiện công ty X vì công ty X đã vi phạm luật Lao động.

- Ví dụ 3: anh T tự giác đóng góp đầy đủ thuế thu nhập cá nhân.

Câu hỏi trang 85 KTPL 10:

1/ Theo em, căn cứ nào để Hội đồng xét xử tuyên một bản án?

Kinh tế 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2/ Việc xử phạt của cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? Căn cứ để họ thực hiện nhiệm vụ đó?

3/ Theo em, chủ thể nào có quyền áp dụng pháp luật?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Theo em, Hội đồng căn cứ vào các điều luật để xác định trách nhiệm pháp lí của cá nhân, tổ chức và tuyên một bản án

Yêu cầu số 2:

- Việc xử phạt của cảnh sát nhằm điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông; buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình.

- Cảnh sát giao thông căn cứ vào các điều luật để xác định trách nhiệm pháp lí, từ đó đưa ra những mức phạt phù hợp đối với người vi phạm trong những trường hợp khác nhau.

3/ Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật là các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào luật để ra những quyết định xử phạt. Ví dụ: Cảnh sát giao thông, Tòa án, ….

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 86 KTPL 10: Em hãy cho biết chủ thể nào trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?

a. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.

c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.

d.Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đổi với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.

Trả lời:

- Trường hợp a.

+ Thanh tra thuế đã thực hiện đúng khi xử phạt doanh nghiệp vì họ được trao quyền xử phạt, doanh nghiệp X sai khi đã vi phạm khi chậm nộp thuế thu nhập. Thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật.

+ Doanh nghiệp X chưa thực hiện đúng pháp luật vì nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp b. Ông B đã sử dụng pháp luật đúng trường hợp còn Ủy ban nhân dân huyện A đã làm sai khi thu đồi đất trái pháp luật

- Trường hợp c. Anh D đã sử dụng pháp luật khi mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.

- Trường hợp d. Người sử dụng lao động không được đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đổi với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể. Điều này được ghi rõ trong Luật lao động cũng như trong các Hợp đồng lao động.

Luyện tập 2 trang 87 KTPL 10: Em hãy cho biết chủ thể nào tự giác, chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?

a. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.

b. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đúng kì hạn.

c. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị nhắc nhờ việc chậm nộp thuế.

d. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.

Trả lời:

a. A đã tự giác Thi hành pháp luật khi chủ động đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.

b. Gia đình T đã chủ động Tuân thủ pháp luật khi chủ động nộp thuế đúng kì hạn.

c. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc chưa Tuân thủ pháp luật khi thường chậm nộp thuế.

d. K đã chủ động sử dụng pháp luật khi báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.

Luyện tập 3 trang 87 KTPL 10: Em hãy chỉ ra hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong thông tin sau:

a. Chị T khiếu nại chủ tịch uỷ ban nhân dân phường vì không cấp giấy khai sinh cho con chị với lí do chị là mẹ đơn thân.

b.Chủ tịch uỷ ban nhân dân quận N ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh D vi hành vi lấn chiếm đất công.

c. Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi

trường trong sản xuất, kinh doanh.

d. H từ chối sử dụng ma tuý khi bị bạn bè rủ rê.

Trả lời:

- Trường hợp a. Việc chị T khiếu nại chủ tịch uỷ ban nhân dân phường vì không cấp giấy khai sinh cho con chị với lí do chị là mẹ đơn thân => Chị T Sử dụng pháp luật

- Trường hợp b. Chủ tịch uỷ ban nhân dân quận N ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh D vi hành vi lấn chiếm đất công. => Chủ tịch ủy ban nhân dân N đã Áp dụng pháp luật

- Trường hợp c. Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. => Công ty của anh P đã tuân thủ pháp luật

- Trường hợp d. H từ chối sử dụng ma tuý khi bị bạn bè rủ rê. => H đã Tuân thủ pháp luật

Luyện tập 4 trang 87 KTPL 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn để làm rõ điểm khác nhau về mặt chủ thể khi thực hiện pháp luật theo các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,áp dụng pháp luật.

Trả lời:

 

Tuân thủ

Pháp luật

Thi hành

Pháp luật

Sử dụng

Pháp luật

Áp dụng

Pháp luật

Chủ thể

thực hiện

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân,

tổ chức

Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền hoặc được nhà nước trao quyền

Yêu cầu

đối với

chủ thể

Bắt buộc phải thực hiện

Tự do ý chí

Theo quy định pháp luật

Biện pháp

xử lí

Theo quy định pháp luật, trên cơ sở hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra

Không bị

xử lí

Theo quy định pháp luật, trên cơ sở hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra

Luyện tập 5 trang 87 KTPL 10: Em sẽ làm gì nếu gặp các tình huống sau?

a. Khi tham quan khu di tích lịch sử, một bạn trong lớp đề xuất cả nhóm sẽ khắc tên mình lên phiến đá ở cổng khu di tích để lưu lại kì niệm khi đến đây.

b.Trên đường đi học về, em gặp một nhóm học sinh đang đua xe máy trên đường, trong đó có một người là bạn em.

c. Đang trên xe buýt, em phát hiện một thanh niên đang lấy trộm điện thoại của một phụ nữ trên xe buýt.

Trả lời:

- Tình huống a. Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy vì việc viết tên lên phiến đá ở khu di tích sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và quyền lợi của những người đến tha, quan sau.

- Tình huống b. Các bạn đang có hành vi vi phạm pháp luật khi đua xe máy trên đường, hành vi của các bạn gây ảnh hưởng đến an toàn sức khở của chính các bạn và những người tham gia giao thông khác nên em sẽ khuyên các bạn dừng lại.

- Tình huống c. Em sẽ nói với người phụ nữ, quay lại chứng cứ và tố cáo hành vi của thanh niên đó vối cơ quan chức năng.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 87 KTPL 10: Hãy viết bài luận và chia sẻ với các bạn về bài học rút ra từ việc thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật mà em biết.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Sử dụng pháp luật là hình thức các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Đây cũng là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật. Do hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật.

Ví dụ: việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không khởi kiện vụ án dân sự của các cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; quyền chứng minh mình vô tội hay quyền không chứng minh mình vô tội trong tố tụng hình sự v.v… Chủ thể thực hiện hình thức sử dụng pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.

Em đã sử dụng pháp luật khi đi làm lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp căn cứ theo Luật Căn cước công dân, Thông tư 59/2021/TT-BCA, Thông tư 60/2021/TT-BCA. Việc này đảm bảo quyền lợi của cá nhân em cũng như không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

Vận dụng 2 trang 87 KTPL 10: Em hãy vẽ tranh tuyên truyền về việc thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Kinh tế 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 11,455 26/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: