Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 16.

1 13,185 26/10/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Mở đầu trang 98 KTPL 10: Em cùng các bạn tham gia trò chơi "Tiếp sức": Kể về các quyền và nghĩa vụ của học sinh.

Theo em, quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?

Trả lời:

Quyền của học sinh:

- Được học tập, sinh hoạt tại trường

- Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường.

- Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá, thể dục, thể thao.

- Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với Nhà trường về công tác đào tạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV.

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo chế độ, chính sách của Nhà nước.

- Được lên lớp, chứng nhận tốt nghiệp.

Nghĩa vụ của học sinh:

- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường.

- Tham gia các hoạt động của HSSV về học tập lý thuyết, thực hành, thực tập tại các bệnh viện, các trạm y tế xã và thực tế tại cộng đồng; các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động khác theo đúng nội quy, quy chế của Trường.

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, kính trọng các thầy cô giáo, cán bộ viên chức nhà trường và các cơ sở thực tập; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và nơi thực tập, thực tế, ngoài xã hội. Giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

- Đóng học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Trường.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.

=> Quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì mỗi học sinh đều là một công dân, được nhà nước bảo vệ. Vì vậy, quyền của học sinh là một phần của quyền công dân.

1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

Câu hỏi trang 99 KTPL 10:

1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.

2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Quyền con người, gồm:

+ Qsuyền bình đẳng, quyền sống;

+ Quyển bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm;

+ Quyển hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật;

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

+ Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;

+ Quyền bí mật thư tỉn, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;

+ Quyến bất khả xâm phạm về chỗ ở;

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào;

+ Quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khống cấm;

+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế;

+ Quyển nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó;

+ Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá;

+ Quyền được sống trong môi trường trong lành...

- Trong trường hợp 2, cô T đã phát hiện em bé bị bỏ rơi, đưa em đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, nhận em làm con nuôi và chăm sóc, nuôi dưỡng em. Việc làm của cố Tđã đảm bảo quyền sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ cho em bé.

- Trong trường hợp 3, gia đình H đã tới cơ quan công an trình báo và yêu cầu cơ quan công an can thiệp xử lí N vi N đã dùng vũ lực bắt và giam giữ H trái luật. Hành vi của N đã xâm phạm quyến bất khả xâm phạm về thân thể của H.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp:

- Quy định của Hiến pháp về quyền con người là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người, chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.

- Đồng thời, các quy định này cũng thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

2. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu hỏi trang 100 KTPL 10:

1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về các quyền chính trị, dân sự của công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Trong trường hợp 2, anh V đã được thực hiện quyền bầu cử của công dân khi đã tham gia bỏ phiếu bầu cử HĐND khi đủ 18 tuổi; đồng thời, anh hy vọng sau này có thể ứng cử để tham gia vào HĐND xã.

- Trong trường hợp 3, M đã thực hiện quyền tự do đi lại của công dân (kho đi du lịch) và quyền tự do báo chí (khi đăng bài chia sẻ cảm nhận của bản thân lên báo)

Yêu cầu số 2:

- Các quyền chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp thể hiện tính dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tạo cơ sở pháp lí và đảm bảo sự tham gia quản lí của nhà nước và xã hội, đảm bảo sụ tự do trong lĩnh vực chính trị, dân sự của công dân.

Câu hỏi trang 101 KTPL 10:

1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về những quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Trong thông tin 2, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo quyền học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục.

- Trong thông tin 3, Đảng và Nhà nước thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bằng việc tích cực đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Yêu cầu số 2: Các quyển về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình về mọi mặt.

Câu hỏi trang 101 KTPL 10:

1/ Em hãy nêu biểu hiện cụ thể về các nghĩa vụ công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Theo em, tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Trong trường hợp 2, anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vào quân đội, anh quyết tâm cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành nhiệm vụ, thực hiện tốt nghĩa vụ trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

- Trong trường hợp 3, anh N thực hiện nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Anh cũng thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bằng việc dành nhiều thời gian để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho HS trên địa bàn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Yêu cầu số 2: Công dân là chủ nhân của đất nước. Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình đối với đất nước và xã hội.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 102 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn.

b. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

c. Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013.

d. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Trả lời:

a. Sai. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phải được thực hiện ngay cả khi đất nước có chiến tranh lẫn hòa bình và bảo vệ đất nước là trách nhiệm của mỗi người dân. Mỗi người có sẽ những trách nhiệm riêng, hành động riêng để bảo vệ đất nước tùy vào khả năng và năng lực của bản thân.

b. Sai. Vì tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 nhưng chỉ công dân Việt Nam mới được hưởng các quyền công dân quy định trong Hiến pháp.

c. Đúng. Mọi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013.

d. Sai. Công dân Việt Nam trong đó có học sinh sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của bản thân bằng những hành vi, việc làm phù hợp với năng lực và độ tuổi.

Luyện tập 2 trang 102 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?

a. Hiên đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.

b. A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kĩ của M.

c. D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.

d. H chủ động đề nghị bố mẹ cho phép minh tự lựa chọn ngành nghề khi đăng ki thi đại học.

Trả lời:

- Trường hợp a. Hành vi của Hiên là sai khi không tôn trọng quyền cá nhân của chị gái.

- Trường hợp b. Hành vi của A là đúng khi đã tôn trọng quyền riêng tư của M.

- Trường hợp c. Hành động của D là đúng vì mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ mội trường (theo Điều 43 Hiến pháp 2013)

- Trường hợp d. Hành động của H là đúng. H đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân khi mọi công dân đều có quyền lựa chọn ngành nghề mình muốn học (theo Điều 35 Hiến pháp 2013).

Luyện tập 3 trang 102 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

- Tình huống a. Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại không biết mọi người có lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi không.

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật.

- Tình huống b. Vì hoàn cảnh khó khăn nên khi học xong lớp 9, bố mẹ muốn N phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. N rất buồn, muốn đi học tiếp nhưng không biết phải làm gì để thuyết phục bố mẹ thay đổi ý kiến.

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp N.

Trả lời:

- Tình huống a.

+ Theo Điều 25 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

+ Vì vậy, B dù nhỏ tuổi vẫn có quyền nêu ý kiến đánh giá của mình. B có thể đứng từ góc độ của một người nhỏ tuổi nêu vẫn đề khi xây dựng sân chơi cho trẻ em, vì nhỏ tuổi, gần lứa tuổi trểm nên dễ dàng hiểu tâm lí và nhu cầu của trẻ em. Mọi người tham gia bàn bạc đều lấy mục tiêu là xây dựng khu vui chơi cho trẻ em, khi đó họ sẽ tiếp nhận ý kiến của B.

- Tình huống b.

+ Theo Điều 39 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Như vậy, học tập không chỉ là quyền của công dân mà con là nghĩa vụ của công dân. Việc học đảm bảo cho N có một tương lai tốt hơn. Hiện nay, có rất nhiều chính sách hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con cái có thể học tốt. N có thể tìm hiểu và chia sẻ để bố mẹ cùng biết đến.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 102 KTPL 10: Em hãy liệt kê những hành vi học sinh nên làm và không nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

Trả lời:

Những việc nên làm:

- Học tập tốt, rèn luyện bản thân về kiến thức cũng như kĩ năng

- Thực hiện tốt những quy định trong Hiến pháp, luật, quy định và chia sẻ cho mọi người cùng thực hiện theo

- Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan đến Hiến pháp, pháp luật nhằm tăng sự hiểu biết của bản thân và tuyên truyền cho mọi người xung quang

- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào đóng góp ý kiến ở trường học và địa phương về những vẫn đề được phép tham gia

- Phê phán, không đồng tình với những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

Những việc không nên làm:

- Chểnh mảng học hành, không rèn luyện trau dồi kiến thức cho bản thân

- Thực hiện những điều trái pháp luật, trái với những quy định của Hiến pháp

- Đưa những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

- Không tham gia những hoạt động, phong trào đóng góp ý kiến ở trường học và địa phương

Vận dụng 2 trang 102 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn tìm hiểu việc thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại địa phương em. Viết báo cáo kết quả và chia sẻ lại với cả lớp.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Việc thực hiện các quyền con người ở Việt Nam

- Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước ước nhân quyền quốc tế chủ chốt như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ…

- Đặc biệt, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở khu vực châu Á tham gia Công ước quyền trẻ em; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Đến nay, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Những cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế đã được phản ánh trong các văn bản pháp luật trong nước.

- Trong 5 lần sửa đổi Hiến pháp, quyền con người ngày càng được Chính phủ Việt Nam quy định toàn diện, đầy đủ hơn. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã dành riêng một chương gồm 36 điều chế định trực tiếp và quy định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Từ đó đến nay, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến bảo đảm quyền con người, quyền công dân; trong đó có một số đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật trưng cầu ý dân 2015, Luật trẻ em 2016, Luật trợ giúp pháp lý 2017, Luật an ninh mạng 2018, Bộ luật Lao động sửa đổi 2019…

- Công tác cải cách chính sách hay là hoàn thiện các thể chế pháp luật của Việt Nam đều có nội dung liên quan đến các quyền con người và vấn đề phát triển con người, bởi lẽ Chính phủ Việt Nam luôn xác định con người chính là trung tâm của xã hội, trung tâm của sự phát triển, của nền kinh tế.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 13,185 26/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: