Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5 (Kết nối tri thức): Ngân sách nhà nước
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 5.
Giải KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Video giải KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Mở đầu trang 26 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tĩnh miền núi như thế nào?
2/ Hãy chia sẽ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ngân sách nhà nước giúp các tỉnh miền núi:
+ Tu bổ và nâng cấp các tuyến đường giao thông;
+ Kéo điện lưới quốc gia về các bản vùng sâu;
+ Xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế
+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng....
=> Nhờ đó, các tỉnh miền núi đã từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhâ dân.
Yêu cầu số 2: Theo Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 của Việt Nam định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước
1/ Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?
2/ Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Ngân sách nhà nước có những khoản thu chi khác nhau được liệt kê trong Báo cáo thu chi ngân sách hàng năm của Bộ tại chính.
- Theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
+ Các khoản viện trợ;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi ngân sách nhà nước gồm:
+ Chi đầu tư phát triển.
+ Chi dự phòng ngân sách nhà nước.
+ Chi quỹ dự trữ tàu chính
+ Chi cải cách tiền lương, tinh giảm biên chế.
+ Chi thường xuyên cho các lĩnh vực.
+ Chi viện trợ.
+ Chi trả nợ lãi.
Yêu cầu số 2: các cơ quan nhà nước có quyền quyết định các khoản thu - chi ngân sách nhà nước.
1/ Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
2/ Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẽ hiểu biết của em về quỹ đó.
3/ Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không ? Vì sao?
Trả lời
1/ Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia nên phải được đảm bảo về mặt pháp lí. => Thu, chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động mua bán, trao đổi,…. trong nước và ngoài nước được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho dất nước phát triển, giải quyết các lợi ích chung trong xã hội.
Yêu cầu số 2:
- Một số quỹ ngân sách nhà nước: Quỹ cứu trợ; Quỹ an ninh quốc phòng; Quỹ chữ thập đỏ; Quỹ người cao tuổi; Quỹ bảo vệ môi trường; Quỹ bảo vệ phát triển rừng…
- Ví dụ: Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
+ Nguồn thu của Quỹ, gồm: kinh phí từ UBND tỉnh cấp từ nguồn ngân sách nhà nước; vận động sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ Quỹ….
+ Nội dung chi của Quỹ: Hỗ trợ một phần kinh phí tiền ăn điều trị nội trú; tiền xăng xe, đi lại tự túc cho bệnh nhân khám, chữa bệnh; Kinh phí hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân tử vong, bệnh nhân tiên lượng không qua khỏi về nhà theo nguyện vọng gia đình cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật, người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và người mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư, chạy thận nhân tạo…)…
2. Vai trò của ngân sách nhà nước
1/ Trong sơ đồ 2, khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Trong sơ đồ 2, khoản chi dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước : Chi thường xuyên. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Yêu cầu số 2: Ngân sách nhà nước góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện chính sách ưu đãi như miễn thuế đất, cho vay vốn tỉn dụng đầu tư của Nhà nước.... cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các chủ thể kinh tế vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu vực tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bản.
Yêu cầu số 3: Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỉ đồng, cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh,…
- Yêu cầu số 4: Gia đình anh A được nhà nước hỗ trợ nhiều mặt: Các con anh đều được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước. hỗ trợ kinh phí, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí..... Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.
3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu số 2: Ngư dân xã Q rất phấn khởi vì được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đề đóng tàu kiến cố vươn khơi đánh cá. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. => Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 31 KTPL 10: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng hoặc không đúng. Vì sao?
a. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một năm.
b. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
c. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
Trả lời:
a. Sai. Theo điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Sai. Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. => Nguồn thu ngân sách nhà nước không chỉ là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia, mà còn là khoản thu từ các lĩnh vực buôn bán với nước ngoài, các khoản cho vay,…. Mặt khác, có những khoản thu của người dân không phải nộp vào ngân sách nhà nước.
c. Đúng. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước, cụ thể là Chi thường xuyên
d. Sai. Đối với ngân sách nhà nước, nhân dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật và được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Luyện tập 2 trang 31, 32 KTPL 10: Theo em, trong các tình huống sau, ai thực hiện đúng, ai vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước? Vì sao?
Trả lời:
- Tình huống a.
+ Ông M vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước, ông N đã thực hiện đúng pháp luật ngân sách nhà nước.
+ Vì: ông M đã để ông N - người không đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ vào danh sách. Ông N biết mình không đủ tiêu chuẩn nên đã xin rút để nhường chỗ cho người thích hợp.
- Tình huống b.
+ Cán bộ xã xai khi: bắt người dân phải nộp nhiều khoản không đúng thei quy ddingj của pháp luật và không giải trình công khai các khoản chi
+ Người dân đúng khi quan tâm đến vấn đề thu - chi ngân sách nhà nước và có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình.
- Tình huống c. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đã có các việc làm đúng, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
Luyện tập 3 trang 32 KTPL 10: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống sau:
Trả lời:
- Tình huống a. Nhà nước lấy tiền từ Ngân sách nhà nước để trợ cấp cho người cao tuổi. Ngân sách nhà nước được thu từ các nguồn, như:
+ Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
+ Các khoản viện trợ;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Tình huống b. Đường cao tốc được xây dựng có thể từ Ngân sách nhà nước, cũng có thể từ nguồn vốn nước ngoài. Việc trả phí khi đi qua các trạm thu phí có thể dùng để trả cho khoản vay từ nước ngoài, để trả cho phí sửa chữa, bảo trì đường, … và để bù phần nào vào phần ngân sách nhà nước đã chi ra.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 32 KTPL 10: Viết về một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình đó.
Trả lời:
- Giới thiệu: Ngày 24/3/2022, đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Phạm Minh Tuấn làm trưởng đoàn đã đến trao nhà tình nghĩa cho hộ gia đình ông Đinh Văn Thảo, thương binh 2/4; ông Đinh Văn Huệ, thương binh 2/4 và hộ gia đình ông Đoàn Thái Sơn, Đồn Biên phòng Bản Giàng cùng ở xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là 3 trong số 10 hộ được TP hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương trong Chương trình “Nghĩa tình biên cương” năm 2022.
- Ý nghĩa: là nguồn động viên to lớn giúp các hộ gia đình trên cố gắng vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vận dụng 2 trang 32 KTPL 10: Gia đình em đã thực hiện nghĩa vụ gì và được hưởng những quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước? Hãy thống kê theo mẫu sau:
Trả lời:
Nghĩa vụ |
1. Nộp thuế 2. Trả phí khi qua các đường cao tốc 3. Chịu phạt khi vi phạm pháp luật (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,…) |
Quyền lợi |
1. Sử dụng dịch vụ công 2. Được nhà nước hỗ trợ tiền học phí cấp tiểu học và THCS 3. Được cung cấp thông tin về Ngân sách nhà nước (qua báo cáo ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính) 4. Được tiêm Vác-xin Covid miễn phí |
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức