TOP 10 Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bộ Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,219 22/08/2023
Tải về


TOP 10 Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng  

A.  “Chính sách mới”.             

B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP). 

C. “Kế hoạch Mácsan”.           

D.  “Láng giềng thân thiện”.

Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1920 - 1921) để

A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.

B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.

C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.

Câu 3. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?

A. Kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới thành lập liên minh chống phát xít.

B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

C. Hợp tác với Anh, Pháp, Liên Xô để thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

D. Ủng hộ thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.

Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?

A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941?

A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lênin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?

Câu 2 (3,0 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 - A

2 - C

3 - B

4 - D

5 - D

6 - A

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1:

Câu 1:

Đáp án A

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng “Chính sách mới” do Tổng thống Ru-dơ-ven đề xướng (SGK – trang 72).

Câu 2:

Đáp án C

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1920 - 1921) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi (SGK – trang  59).

Câu 3:

Đáp án B

Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ (SGK – trang 73).

Câu 4:

Đáp án D

Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng: 4 năm chiến tranh đế quốc (1914) và 3 năm chiến tranh vệ quốc (1918 – 1920) đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Nga. Tới năm 1921, sản lượng nông nghiệp của Nga chỉ bằng 1/2, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7 so với năm 1914.

Câu 5:

Đáp án D

- Đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản:

+ Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

+ Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

+ Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: ở Nhật Bản, chế độ chính trị là quân chủ lập hiến, do Thiên hoàng đứng đầu.

Câu 6:

Đáp án A

- Những hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

+ Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

- Nội dung đáp án A không phù hợp,vì: trong những năm 1925 – 1941, ở Liên Xô không thực hiện việc đa nguyên, đa đảng; chỉ duy nhất Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo đất nước.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm)

a. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

- Đối với nước Nga:

+ Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

b. Vai trò của Lênin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười

- Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai, Lênin đã soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối và phương pháp đấu tranh để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời => thúc đẩy cách mạng Nga tiếp tục phát triển đi lên.

- Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định táo bạo, kịp thời chuyển cách mạng Nga từ giai đoạn đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động.

- Lênin trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân lao động Nga để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

=> Sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Cách mạng tháng Mười.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước.

- Chính trị - xã hội: hàng triệu người thất nghiệp; Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, Italia, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện.

b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đến Việt Nam

- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm.

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do.              

B. Đảng Xã hội.

C. Đảng Dân chủ.                        

D. Đảng Cộng sản.

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX?

A. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

B. Chế độ Mạc phủ Tokugaoa bị lật đổ.

C. Nhật Bản tham gia khối trục phát xít.

D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Phi-lip-pin.

C. Xiêm.

D.Việt Nam.

Câu 4. Từ thế kỉ XV – XVII, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào?

A. Anh, Pháp.                  

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Anh, Đức.                   

D. Mĩ, Pháp.

Câu 5. Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi thất bại là

A. vũ khí còn lạc hậu, thô sơ.

B. trình độ thấp, lực lượng chênh lệch.

C. các phong trào diến ra lẻ tẻ.

D. quân sự các nước thực dân quá mạnh.

Câu 6. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ.

B. Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Bảo thủ.

D. Đảng Quốc đại.

Câu 7. Cuộc đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ (1918 – 1939) diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, ngoại trừ

A. biểu tình hòa bình.                       

B. tẩy chay hàng hóa Anh.

C. bãi khóa ở trường học.       

D. biểu tình có vũ trang tự vệ.

Câu 8. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là gì?

A. Trật tự hai cực Ianta.

B. Trật tự đa cực.

C. Hệ thống Vecxai – Oa sinh tơn.

D. Trật tự đơn cực.

Câu 9. Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B. Tấn công vào các đại sứ quán nước ngoài ở Trung Quốc.

C. Đánh đổ đế quốc là chủ yếu, đánh đổ phong kiến Mãn Thanh.

D. Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày.

Câu 10. Điểm giống nhau trong cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc với cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là

A. đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

B. đều có nền tảng kinh tế tư bản tiến hành cải cách.

C. đều được tiến hành bởi những vị vua anh minh sáng suốt.

D. đều được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 11. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì

A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 12. Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại trong những năm 1885 – 1905 là

A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị.

C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện cải cách.

D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh.

Câu 13. Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh

A. Tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.

B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.

C. Biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

D. Biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc của các nước Mĩ là tinh với các nước châu Phi là gì?

A. Có đường lối chủ trương rõ ràng hơn.

B. Nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

C. Có sự liên kết chặt chẽ với thế giới.

D. Sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân.

Câu 15. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do mâu thuẫn giữa

A. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

B. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

C. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

D. phe Trục phát xít và phe Đồng minh.

Câu 16. Cách mạng tháng Mười (1917) thành công đã

A. đánh dấu sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. đưa nhân dân Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh cuộc đời mình.

C. đưa nước Nga Xô xiết đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Câu 17. Cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. xã hội chủ nghĩa.

C. dân chủ tư sản kiểu mới.

D. văn hóa, tư tưởng.

Câu 18. Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga Xô viết thực hiện trong những năm 1921 – 1925 là gì?

A. Nhà nước chỉ kiểm soát công nghiệp, không kiểm soát nông nghiệp.

B. Tăng cường sự quản lí, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.

D. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều tiết.

Câu 19. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là

A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.

B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.

D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Lào và Campuchia (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) chưa giành được thắng lợi?

A. Diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

B. Tương quan lực lượng chênh lệch.

C. Hạn chế về lực lượng lãnh đạo.

D. Không được nhân dân ủng hộ.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Thông qua nội dung của cuộc duy tân Minh Trị, hãy chứng minh đây là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Câu 2 (2,0 điểm). Nêu nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới của Lênin. Tính chất nền kinh tế theo Chính sách kinh tế mới là gì?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - D

2 - D

3 - C

4 - B

5 - B

6 - D

 7 - D

8 - C

9 - D

10 - A

11 - C

12 - C

13 - D

14 - D

15 - C

16 - B

17 - C

18 - B

19 - B

20 - D

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1.

Đáp án D

Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX (SGK – trang 78)

Câu 2.

Đáp án D

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản xuất hiện nhiều tổ chức độc quyền, có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chĩnh trị => đây là một trong những biểu hiện cho thấy Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (SGK – trang 6).

Câu 3.

Đáp án D

Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ Xiêm (Thái Lan).

Câu 4.

Đáp án B

Từ thế kỉ XV – XVII, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (SGK – trang 28).

Câu 5.

Đáp án B

Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi thất bại là trình độ thấp, lực lượng chênh lệch 9SGK – trang 28).

Câu 6.

Đáp án D

Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Câu 7.

Đáp án D

Cuộc đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ (1918 – 1939) diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, như: biểu tình hòa bình, bãi thị ở các chợ; bãi khóa ở trường học, tẩy chay hàng hóa của Anh…

Câu 8.

Đáp án C

Hệ thống Vecxai – Oasinhtơn là trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (SGK ptrang 49).

Câu 8.

Đáp án D

Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc và chia ruộng đất cho dân cày (SGK – trang 15).

Câu 10.

Đáp án A

- Điểm giống nhau trong cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc với cải cách Minh Trị ở Nhật Bản là đều mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Trước khi tiến hành cải cách,kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản đều trong tình trạng lạc hậu, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã xuất hiện nhưng không phát triển mạnh.

+ Trong cuộc Duy tân Mậu Tuất, vua Quang Tự tuy ủng hộ lực lượng duy tân nhưng lại không nắm thực quyền.

+ Cuộc Duy tân Mậu Tuất chủ yếu phát triển trong tầng lớp quan lại,sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, không dựa vào quần chúng nhân dân.

Câu 11.

Đáp án C

Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển (SGK – trang 25).

Câu 12.

Đáp án C

Trong 20 năm đầu mới thành lập, Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân thực hiện một số cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực (SGK – trang 10).

Câu 13.

Đáp án D

Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh là: biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình (SGK – trang 30).

Câu 14.

Đáp án D

So với phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh có điểm khác biệt là: sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (tới đầu thế kỉ XIX, hầu hết các nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập).

Câu 15.

Đáp án C

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa:

+ Các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp): suy giảm vị thế kinh tế nhưng sở hữu hệ thống thuộc địa rộng lớn.

+ Các nước đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ…): có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhu cầu lớn về thị trường tiêu thụ nhưng có rất ít thuộc địa.

Câu 16.

Đáp án B

Cách mạng tháng Mười (1917) thành công đã đưa nhân dân Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh cuộc đời mình (SGK – trang 52).

 

 

Câu 17.

Đáp án C

Cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (thực hiện mục tiêu: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, nhưng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản).

Câu 18.

Đáp án B

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước => bản chất của chính sách này là: tăng cường sự quản lí, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

Câu 19.

Đáp án B

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh (SGK – trang 68).

Câu 20.

Đáp án D

- Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển trong phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:

+ Diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa hình thành một phong trào đấu tranh rộng khắp cả nước.

+ Chênh lệch tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Lào, Campuchia (vũ khí của nhân dân Lào, Campuchia thô sơ,lạc hậu; lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân – chưa được đào tạo về quân sự…).

+ Những hạn chế nhất định của lực lượng lãnh đạo.

=> Nội dung đáp án D không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước ở Lào, Campuchia…

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ :

+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học -  kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

* Cải cách có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, nhưng chưa triệt để, vì:

- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng tư sản, gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến; tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á; Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững được độc lập chủ quyền.

- Tuy nhiên, cuộc Duy tân Minh Trị còn nhiều hạn chế:

+ Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.

+ Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn. Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân bị bần cùng hoá.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich Nga đề ra Chính sách Kinh tế mới do Lênin đề xướng.

- Nội dung chủ yếu:

+ Nông nghiệp: thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

+ Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, cho tư nhân thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản tư nhân và tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga…. Chuyển các xí nghiệp sang tự hạch toán kinh tế….

+ Thương nghiệp: cho phép tự do buôn bán và trao đổi hàng hóa…. Phát hành tiền Rup…

- Tính chất nền kinh tế theo chính sách Kinh tế mới: nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút


I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Sau cách mạng năm 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.      

B. quân chủ chuyên chế.     

C. cộng hòa.     

D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Nhân dân Nga có thái độ như thế nào khi Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ.      

B. Biểu tình đòi Nga hoàng phải thoái vị.

C. Kêu gọi các nước đế quốc khác cùng phối hợp lật đổ Nga hoàng.

D. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 3. Sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng vì

A. chính quyền hoàn toàn nằm trong tay giai cấp tư sản.

B. nước Nga đang bị quân đội 14 nước đế quốc tấn công.

C. các thế lực phản động trong nước chống phá cách mạng

D. chính quyền chưa hoàn toàn nằm trong tay giai cấp vô sản.

Câu 4. Ngày 25/10 (7/11) trở thành ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười vì

A. các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được vị trí then chốt ở thủ đô.

B. diễn ra cuộc biểu tình của 2 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát.

C. chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.

D. Cung điện Mùa Đông bị đánh chiếm, toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.

Câu 5. Hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai đó là

A. chính phủ Nga hoàng và Chính phủ tư sản lâm thời.

B. chính phủ Nga hoàng và Xô viết đại biểu công nông binh.

C. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nông binh.

D. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền của các nước đế quốc.

Câu 6. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu mới.

B. dân chủ tư sản kiểu cũ.   

C. văn hóa, tư tưởng.

D. xã hội chủ nghĩa.            

Câu 7. Đối với nước Nga, Cách tháng Mười (1917) đã

A. kết thúc sự thống trị của 14 nước đế quốc.

B. làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

C. xóa bỏ những tàn tích phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 8. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm

A. tìm cách đối phó chống lại Liên Xô.

B. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.

C. tìm giải pháp nhằm phát triển kinh tế ở Châu Âu.

D. liên kết, hợp tác về quân sự.

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)?

A. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.

B. Cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

C. Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

D. Đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ lĩnh vực

A. công nghiệp nặng.                    

B. tài chính ngân hàng.

C. sản xuất hàng hoá.                    

D. nông nghiệp.

Câu 11. Văn kiện lịch sử quan trọng của Lênin được Đảng Bôn-sê-vích thông qua trước khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười là

A. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.                

B. Sắc lệnh Hòa bình.         

C. Sắc lệnh ruộng đất.                              

D. Luận cương Tháng tư.

Câu 12. Ý nào không phản ánh đúng chủ trương của người đứng đầu Đảng Quốc xã Đức những năm 1929 - 1939?

A. Chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.

B. Ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài.

D. Liên kết với Đảng Cộng sản để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

Câu 13. Nét nổi bật về tình hình kinh tế của nước Nga trước cách mạng tháng Mười là gì?

A. Kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi.

B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển rất nhanh.

C. Đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.

D. Đứng đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp.

Câu 14. Với các hoạt động tăng cường chuẩn bị chiến tranh của Hít-le, đến năm 1938 nước Đức được ví như

A. công xưởng của thế giới.                    

B. đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn.

C. một trại lính khổng lồ.                            

D. đế quốc bất khả chiến bại.           

Câu 15. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh (Trung Quốc) bị lật đổ sau thắng lợi của

A. Cách mạng Tân Hợi.

B. Phong trào Ngũ tứ.

C. Chiến tranh Bắc phạt.

D. Vạn lí trường chinh.

Câu 16. Cách mạng tháng Mười Nga để lại bài học quý cho cách mạng Việt Nam vì

A. nó làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu người Việt Nam.

B. phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất.

C. qua cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới dân tộc.

D. cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.    

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày những nét khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Vì sao để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội?

Câu 2 (3,0 điểm). Khái quát tình hình nước Đức trong những năm 1933 – 1939. Đánh giá về những điểm tích cực và hạn chế của Hitle trong thời gian này?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - B

2 - D

3 - D

4 - D

5 - C

6 - D

7 - B

8 - B

9 - D

10 - B

11 - D

12 - D

13 - A

14 - C

15 - A

16 - C

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1.

Đáp án B

- Sau cách mạng năm 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II (SGK – trang 48).

Câu 2.

Đáp án D

- Năm 1914, Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Mõi nỗi khổ đè nặng lên vao nhân dân, đặc biệt là nông dân và công nhân Nga... Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước (SGK – trang 48).

Câu 3.

Đáp án D

Sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng vì chính quyền chưa hoàn toàn nằm trong tay giai cấp vô sản (SGK – trang 50).

Câu 4.

Đáp án D

Đêm 25/10 (tức 7/11/1917), quân kn chiếm được Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Ngày 25/10 (7/11) trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (SGK – trang 50).

Câu 5.

Đáp án C

Sau Cách mạng tháng Hai, một cục diện chính trị đặc biệt xuất hiện ở Nga, đó là tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết các đại biểu công nhân – nông dân – binh lính (SGK – trang 50).

Câu 6.

Đáp án D

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (SGK – trang 50).

Câu 7.

Đáp án B

Đối với nước Nga, Cách tháng Mười (1917) đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga (SGK – trang 52).

Câu 8.

Đáp án B

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi (SGK – trang  59)

Câu 9.

Đáp án D

- Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười:

+ Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

+Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

- Nội dung đáp án D phản ánh ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười đối với nước Nga.

Câu 10.

Đáp án B

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng (SGK – trang 70).

Câu 11.

Đáp án D

Văn kiện lịch sử quan trọng của Lênin được Đảng Bôn-sê-vích thông qua trước khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười là Luận cương Tháng Tư (SGK – trang 50).

Câu 12.

- Trong những năm 1929 – 1939, những người đứng đầu Đảng Quốc xã Đức đã thực hiện chủ trương:

+ Chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.

+ Ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.

+  Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì Đảng Quốc xã luôn muốn thu hẹp ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đức, đặt Đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật.

Câu 13.

Đáp án A

Nét nổi bật về tình hình kinh tế của nước Nga trước cách mạng là: suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi (SGK – trang 48).

Câu 14.

Đáp án C

Với các hoạt động tăng cường chuẩn bị chiến tranh của Hít-le, đến năm 1938 nước Đức được ví như: một tại lính khổng lồ (SGK – trang 68).

Câu 15.

Đáp án A

Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 16.

Đáp án C

Cách mạng tháng Mười Nga để lại bài học quý cho cách mạng Việt Nam vì: qua cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới dân tộc Việt Nam – con đường Cách mạng vô sản.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

- Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => cung vượt quá cầu. Ngày 10/1929 bùng nổ ở Mĩ rồi nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản.

- Hậu quả:

+ Kinh tế: bị tàn phá nặng nề, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân túng quẫn.

+ Chính trị - xã hội: hông ổn định, những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục...

+ Quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp.

- Biện pháp:

+ Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế, xã hội đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất.

+ Đức, Italia, Nhật: thiết lập các chế độ độc tài phát xít.  

=> 2 khối đế quốc mâu thuẫn nhau, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

* Các nước Mĩ, Anh, Pháp lại tìm cách thoát khỏi khủng hoảng...

+ Nhiều thuộc địa, giàu tài  nguyên, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Thỏa mãn với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

+ Truyền thống dân chủ lâu đời.

Câu 2 (3,0 điểm)

* Nước Đức trong những năm 1933 – 1939

- Chính trị:

+ Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản.

+ Thủ tiêu nền cộng hoà Vaima.

- Kinh tế:

+ Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

+ Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải phục hồi đặc biệt công nghiệp quân sự.

=> Kết quả: kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

- Đối ngoại:

+ Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập quân đội thường trực, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

* Đánh giá Hitle trong thời gian này?

- Điểm tích cực: đưa ra những chính sách góp phần giúp nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đứng đầu châu Âu...

- Điểm hạn chế: gieo rắc chủ nghĩa cực đoan, kích động dân tộc, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học:...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút


Phần I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga về

A. phương pháp cách mạng.                        

B. lãnh đạo cách mạng.

C. lực lượng cách mạng.                              

D. đối tượng cách mạng.

Câu 2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là           

A. đế quốc cho vay lãi.                                        

B. đế quốc thực dân mới.

C. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 3. Trước cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga là nước    

A. cộng hòa tư sản.

B. quân chủ lập hiến.

C. quân chủ chuyên chế.                             

D. cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a?

A. Hà Lan.           

B. Pháp.              

C. Bồ Đào Nha.            

D. Tây Ban Nha.

Câu 5. Sự ra đời Đảng Quốc Đại (1885)

A. đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. đã mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang đòi độc lập ở Ấn Độ.

C. đánh dấu giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

D. diễn ra đồng thời với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Ấn Độ.

Câu 6. Đâu là sự kiện mở đầu quá trình Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Chiến tranh thuộc phiện bùng nổ.           

B. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết.

C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn kết thúc.

D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thất bại.     

Câu 7. Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là

A. xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.

B. xóa bỏ hoàn toàn thuế ruộng đất.

C. ban hành hiến pháp mới quy định chế độ cộng hòa.

D. nhà nước nắm độc quyền đối với tất cả các ngành kinh tế.

Câu 8. Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp nào ở Ấn Độ?

A. Công nhân.            

B. Nông dân.             

C. Địa chủ.                  

D. Tư sản.

Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Mĩ.            

B. Anh.                    

C. Pháp.                                       

D. Đức.

Câu 10. Nội dung nào không phải là hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

A. Đưa các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.

B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

D. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trên cả nước.

Câu 11. Quốc gia nào ở châu Phi giữ được độc lập dân tộc trước sự xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân phương Tây?

A. An-giê-ri.        

B. Ai Cập.           

C. Nam Phi.                  

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 12. Kết thúc giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang thế

A. phòng ngự.       

B. cầm cự.           

C. phản công.         

D. tiến công.

Câu 13. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là

A. Mô-da.             

B. Sô-panh.      

C. Bét-thô-ven.                 

D. Trai-cốp-xki.

Câu 14. Dấu hiệu cơ bản chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.                 

B. sự xuất hiện của các công ti độc quyền.            

C. các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế kéo dài.

D. các nước phương Tây bắt đầu tìm kiếm thị trường ở phương Đông.

Câu 15. Nhận xét nào không đúng về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Mang tính lẻ tẻ, tự phát.

B. Có một tổ chức thống nhất lãnh đạo.

C. Hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu.

D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương.

Câu 16. Trong những năm 1933 - 1939, chính quyền phát xít Đức tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng

A. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

B. ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ.

C. chỉ tập trung phát triển nông nghiệp.

D. thả nổi nền kinh tế cho thị trường điều tiết.

Câu 17. Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất  ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Được tiến hành “từ dưới lên”, dựa vào quần chúng nhân dân.

B. Được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

C. Góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa.

D. Diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu 18. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về thuộc địa, thị trường.

B. Mâu thuẫn gay gắt giữa hai hệ thống xã hội đối lập trên thế giới.

C. Một số đế quốc bất mãn với trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.

D. Các nước Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít.

Câu 19. Nội dung chủ yếu trong các tác phẩm văn học ở các nước phương Đông cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là: phản ánh mâu thuẫn giữa

A. gia cấp vô sản và tư sản.

B. nông dân và địa chủ phong kiến.

C. nhân dân thuộc địa với chính quốc.

D. tư sản dân tộc và chính quyền thực dân.

Câu 20. Trong chính sách Kinh tế mới ở nước Nga Xô viết, nhà nước

A. nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

B. bãi bỏ chế độ thuế lương thực.

C. nắm độc quyền tất cả các ngành kinh tế.

D. tập trung khôi phục công nghiệp nhẹ.

Câu 21. Biến động lịch sử nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa thế giới buổi đầu thời cận đại (thế kỉ XVI - XVIII)?

A. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bùng nổ và giành thắng lợi.

B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa .

C. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng.

D. Chế độ phong kiến Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt.

Câu 22. Nhận xét nào đúng về hình thái của cuộc khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. kết hợp khởi nghĩa đồng thời ở trung ương và địa phương.

B. Bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị

C. Kết hợp khởi nghĩa đồng thời ở thành thị và nông thôn.

D. Bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.

Câu 23. Cuộc đấu tranh chống chế độ quân phiệt của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. làm lực lượng quân phiệt Nhật suy yếu căn bản. 

B. góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.

C. làm thất bại âm mưu nắm quyền của giới quân phiệt Nhật Bản.

D. buộc giới cầm quyền Nhật Bản phải thi hành nhiều cải cách dân chủ.

Câu 24. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phản ánh sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

B. Phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

C. Chịu sự chi phối của một số nước xã hội chủ nghĩa.

D. Đảm bảo quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 25. Việc một số nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô trong những năm 1922 - 1933 chứng tỏ

A. Liên Xô xác lập được vị thế trong hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-tơn.

B. Chủ nghĩa xã hội vượt phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới.

C. Liên Xô đã làm phá sản chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc.

D. Liên Xô từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc.

Câu 26. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Mĩ Rudơven đề ra là

A. nhà nước thực hiện chính sách độc quyền đối với toàn bộ nền kinh tế.

B. xóa bỏ sự can thiệp của nhà nước đối với tất cả các ngành kinh tế.

C. nhà nước nới lỏng độc quyền đối với nền kinh tế.

D. Nhà nước tăng cường vai trò điều tiết nền kinh tế.

Câu 27. Trước nguy cơ phát xít hóa bộ máy chính quyền, Đảng cộng sản ở Đức đã

A. từ chối hợp tác với Đảng xã hội dân chủ.

B. nhanh chóng thỏa hiệp với Đảng Quốc xã.

C. tiến hành đảo chính, lật đổ nền cộng hòa Vai-ma.

D. vận động thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

Câu 28. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ có tác động nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?

A. Thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác giữa hai khối đế quốc.

B. Làm gia tăng tình trạng đối đầu hai cực, hai phe trên thế giới.

C. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.

D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây chiến tranh thế giới.

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Tóm tắt chính sách của Mĩ đối với các nước châu Á và khu vực Mĩ Latinh thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX rồi rút ra nhận xét.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - D

2 - D

3 - C

4 - A

5 - A

6 - B

7 - A

8 - D

9 - A

10 - D

11 - D

12 - A

13 - A

14 - B

15 - B

16 - A

17 - D

18 - A

19 - C

20 - A

21 - A

22 - D

23 - B

24 - B

25 - D

26 - D

27 - D

28 - D

 

 

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

* Chính sách của Mĩ:

- Đối với các nước châu Á. buộc chính quyền Mạc phủ (Nhật Bản) kí hiệp ước bất bình đẳng; đề ra chính sách “mở cửa” để xâm nhập vào Trung Quốc; gây chiến với Tây Ban Nha để chiếm Phi-lip-pin...

- Đối với các nước Mĩ Latinh âm mưu độc chiếm khu vực này, biến nơi đây thành “sân sau”:

+ Thế kỉ XIX, đưa ra học thuyết Mơn-rô (1823): “Châu Mĩ của người châu Mĩ”; thành lập tổ chức Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ (gọi tắt là Liên Mĩ, 1889); gây chiến tranh với Tây Ban Nha chiếm Haoai, Cuba, Pu-éc-tô-ri-cô (1898).

+ Đầu thế kỉ XX, áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” để biến các quốc gia độc lập trẻ tuổi ở Mĩ Latinh thành các nước lệ thuộc Mĩ như Pa-na-ma, Ni-ca-ra-goa, Hai-i-ti…

* Nhận xét:

+ Phản ánh tham vọng bành trướng, xâm lược thuộc địa của đế quốc Mĩ.

+ Trọng tâm chính sách đối ngoại của Mĩ thời kỳ này tập trung ở khu vực Mĩ Latinh.

+ Kết hợp sử dụng sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế để đạt mục tiêu.

+ Đã xác lập được ảnh hưởng ở nhiều khu vực. khống chế, biến Mĩ Latinh thành “sân sau”; chiếm Phi-lip-pin...

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

   A. Pháp.

   B. Đức.

   C. Anh.

   D. Mĩ.

Câu 2. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, nước Nga vẫn là một nước

   A. quân chủ chuyên chế.

   B. quân chủ lập hiến.

   C. cộng hòa đại nghị.

   D. cộng hòa quý tộc.

Câu 3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào tháng

   A. 10/1922.

   B. 11/1922.

   C. 12/1922.

   D. 1/1924.

Câu 4. Ngành kinh tế nào của Nhật chịu tác động nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

   A. Nông nghiệp.

   B. Công nghiệp quân sự.

   C. Tài chính ngân hàng.

   D. Kinh doanh buôn bán.

Câu 5. Trong những năm 1918 - 1939, các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức đã tập trung lại trong tổ chức nào?

   A. Đảng Quốc xã.

   B. Đảng Cộng sản Đức.

   C. Đảng Xã hội dân chủ Đức.

   D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 6. Theo lịch Nga, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga là

   A. 24/10/1917.

   B. 20/10/1917.

   C. 7/10/1917.

   D. 25/10/1917.

Câu 7. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo nào đã có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng?

    A. Mô-da.

   B. Bét-tô-ven.

   C. Trai-cốp-xki.

   D. Béc-tơn Brếch.

Câu 8. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi cho mình, đầu năm 1920, các nước tư bản đã thành lập

   A. Liên hợp quốc.

   B. Hội Quốc liên.

   C. Hội nghị Viên.

   D. Hội liên hiệp quốc tế.

Câu 9. Chính sách đối ngoại nào được Mĩ áp dụng ở khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1934 - 1939?

   A. “Ngoại giao láng giềng”.

   B. “Cam kết và mở rộng”.

   C. “Láng giềng thân thiện”.

   D. “Trỗi dậy hòa bình”.

Câu 10. Ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm

   A. 1929.

   B. 1930.

   C. 1931.

   D. 1932.

Câu 11. Báo cáo của V.I.Lê-nin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4/1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang

   A. cuộc nội chiến cách mạng.

   B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

   C. cách mạng tư sản kiểu mới.

   D. tư sản dân quyền cách mạng.

Câu 12. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là

    A. G.Oa-sinh-tơn.

   B. F.Ru-dơ-ven.

   C. B.Clin-tơn.

   D. A.Lin-côn.

Câu 13. Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc

   A. làm cầu nối để mở rộng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.

   B. đề cao các giá trị, giáo lí của Kitô giáo, bảo vệ trật tự phong kiến chuyên chế.

   C. tấn công vào hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, bảo vệ ý thức hệ phong kiến.

   D. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến; hình thành tư tưởng của giai cấp tư sản.

Câu 14. Trong những năm 1921 – 1941, việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

   A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.

   B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.

   C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

   D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.

Câu 15. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?

   A. Sự hình thành của liên minh phát xít (phe Trục).

   B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.

   C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.

   D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.

Câu 16. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

   A. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

   B. tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.

   C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết triệt để.

   D. các nước tư bản sản xuất ồ ạt dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.

Câu 17. Yếu tố nào chi phối mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

   A. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa.

   B. Sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn.

   C. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

   D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 18. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

   A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

   B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

   C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

   D. nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 19. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã

   A. thực hiện các cải cách kinh tế: đổi mới quá trình sản xuất, tổ chức quản lý,...

   B. thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

   C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

   D. tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa tư sản đại nghị.

Câu 20. Chính phủ Hít-le công khai khủng bố Đảng Cộng sản Đức, vì Đảng Cộng sản

   A. là chính đảng lớn nhất nước Đức.

   B. kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

   C. chống lại nền Cộng hòa Vaima.

   D. công khai phá hoại chế độ cộng hòa tư sản.

Câu 21. Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là gì?

   A. Đầu tư để phát triển đồng bộ tất cả các ngành công nghiệp.

   B. Tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp.

   C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là: công nghiệp chế tạo máy, nông cụ...

   D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác.

Câu 22. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933 - 1939 là

   A. công nghiệp quân sự.

   B. công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ.

   C. công nghiệp nhẹ.

   D. công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

Câu 23. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn để

   A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.

   B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.

   C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

   D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.

Câu 24. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Nhật Bản, vì

   A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.

   B. là ngành kinh tế chủ chốt.

   C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

   D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Câu 25. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ là

   A. Đạo luật ngân hàng.

   B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

   C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

   D. Đạo luật cứu tế xã hội.

Câu 26. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?

   A. Hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.

   B. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.

   C. Sức mua của nhân dân giảm sút.

   D. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.

Câu 27. Cách mạng tháng Mười Nga là

   A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

   B. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

   C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.v

   D. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.

Câu 28. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống F.Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là

   A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

   B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lí nền kinh tế.

   C. nhà nước nắm vai trò điều tiết toàn bộ nền kinh tế.

   D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

Câu 29. Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

   A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.

   B. Cải cách chính trị, tăng cường quyền lực của nhà nước.

   C. Cải cách kinh tế - xã hội.

   D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Câu 30. Nội dung nào không phản ánh đúng những thành tựu mà Liên Xô đạt được trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 – 1941)?

   A. Thanh toán nạn mù chữ.

   B. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.

   C. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

   D. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học.

Câu 31. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

   A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

   B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

   C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

   D. Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp.

Câu 32. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

   A. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

   B. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

   C. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.

   D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.

Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

   A. Hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

   B. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

   C. Chi phí các nước đế quốc sử dụng cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

   D. Hơn 60 triệu người chết, trên 90 triệu người bị thương.

Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941?

   A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

   B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

   C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

   D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 35. Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

   A. Có thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.

   B. Không có hoặc có rất ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hẹp.

   C. Ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

   D. Phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân các nước Đức, Italia, Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ.

Câu 36. Điểm tương đồng Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 là gì?

   A. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

   B. Đưa đất nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

   C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga.

   D. Cách mạng thắng lợi, đưa nước Nga đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 37. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?

   A. Vích-to Huy-gô.

   B. An-be Anh-xtanh.

   C. A.Nôben.

   D. Lô-mô-nô-xốp.

Câu 38. Trên tờ báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?

   A. Ph.Ăng-ghen.

   B. C.Mác.

   C. V.I.Lê-nin.

   D. Mao Trạch Đông.

Câu 39. Từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

   A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.

   B. Khuyến khích tư nhân nước ngoài đầu tư, kinh doanh.

   C. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng.

   D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Câu 40. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?

   A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước lớn.

   B. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, phản động, cực đoan.

   C. Thực hiện chính sách hữu nghị, hòa bình giữa các quốc gia.

   D. Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới, xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

Đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (Đề 1) | Đề kiểm tra Lịch Sử 11 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là

   A. trật tự hai cực Ianta.

   B. trật tự Viên.

   C. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

   D. trật tự thế giới đa cực.

Câu 2. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là

   A. Việt Nam.

   B. Triều Tiên.

   C. Mông Cổ.

   D. Trung Quốc.

Câu 3. Năm 1934, sau khi Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tự xưng là

   A. Tổng thống.

   B. Quốc trưởng.

   C. Thủ tướng.

   D. Thống soái.

Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) bùng nổ đầu tiên tại

   A. Nhật Bản.

   B. Liên Xô.

   C. Mĩ.

   D. Anh.

Câu 5. Ngày 29/10/1929 đã đi vào lịch sử nước Mĩ với tên gọi

   A. “ngày thứ sáu đen tối”.

   B. “ngày thứ ba đen tối”.

   C. “ngày chủ nhật đẫm máu”.

   D. “ngày thứ hai đen tối”.

Câu 6. Theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, các nước tư bản giành được nhiều quyền lợi nhất là

   A. Mĩ, Anh, Đức, Italia.

   B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.

   C. Anh, Mĩ, Trung Quốc.

   D. Anh, Pháp, Nga, Italia.

Câu 7. Ở Mĩ, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), bắt đầu từ lĩnh vực

   A. công nghiệp quốc phòng.

   B. công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

   C. tài chính ngân hàng.

   D. nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 8. Ở Đức, trong những năm 1933 - 1939, ngành kinh tế nào được tăng cường đầu tư để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự?

   A. Công nghiệp quốc phòng.

   B. Công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

   C. Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

   D. Công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ.

Câu 9. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp

   A. vô sản Trung Quốc.

   B. nông dân Trung Quốc.

   C. tiểu tư sảnTrung Quốc.

   D. tư sản Trung Quốc.

Câu 10. Để khủng bố, đàn áp Đảng Cộng sản Đức chính phủ Hít-le đã vu cáo những người cộng sản

   A. đốt cháy nhà Quốc hội.

   B. tổ chức ám sát Tổng thống Hin-đen-bua.

   C. tổ chức ám sát Thủ tướng Hít-le.

   D. kích động nhân dân chống chính quyền.

Câu 11. Động lực chính trong cuộc Cách mạng 1905 – 1907, Cách mạng tháng Hai (1917) và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là

   A. giai cấp tư sản, nông dân.

   B. nông dân, bình dân thành thị.

   C. công nhân, nông dân, binh lính.

   D. giai cấp tư sản, công nhân.

Câu 12. Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?

   A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

    B. Áp dụng “Chính sách mới”.

   C. Tăng lương cho người lao động.

   D. Hỗ trợ người nghèo và dân chủ hóa lao động.

Câu 13. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V.I.Lênin đề ra trong

   A. “Chính sách cộng sản thời chiến”.

   B. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”.

   C. “Chính sách kinh tế mới”.

   D. “Luận cương tháng Tư”.

Câu 14. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) là

   A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.

   B. phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

   C. phát triển công nghiệp quốc phòng.

   D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 15. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

   A. Áp dụng “Chính sách mới”.

   B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

   C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.

   D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 16. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?

   A. Các nước đế quốc bao vây, cô lập Nga.

   B. Quân đội các nước đế quốc mở cuộc tấn công vũ trang vào Nga.

   C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

   D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Câu 17. Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “Láng giềng thân thiện” đối với khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích

   A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh, củng cố vị trí của Mĩ ở đây.

   B. thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước Mĩ Latinh.

   C. thiết lập quan hệ hợp tác cùng phát triển kinh tế với các nước Mĩ Latinh.

   D. giúp đỡ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 18. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

   A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

   B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

   C. làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.

   D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

Câu 19. Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

   A. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga xô viết ra đời.

   B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.

   C. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.

   D. chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Câu 20. Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do Tổng thống F.Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là

   A. đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).

   B. đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

   C. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.

   D. tạo nền móng để nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 21. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

   A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

   B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

   C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

   D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 22. Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 - 1941), thành tựu to lớn nhất Liên Xô đạt được trên lĩnh vực kinh tế là

   A. hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

   B. hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp.

   C. nền nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.

   D. trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Câu 23. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi là

   A. Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).

   B. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).

   C. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).

   D. Cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia (1945).

Câu 24. Bao trùm trong xã hội các nước châu Phi ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

   A. giai cấp nông dân với địa chủ.

   B. giai cấp tư sản bản địa với chính quyền thực dân.

   C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

   D. nhân dân các nước châu Phi với thực dân phương Tây.

Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?

   A. Không thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.

   B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

   C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

   D. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 26. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga mang tính chất của một cuộc

   A. cách mạng vô sản.

   B. chiến tranh giải phóng dân tộc.

   C. cách mạng tư sản.

   D. cách mạng tư sản kiểu mới.

Câu 27. Quan hệ quốc tế trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không tồn tại mâu thuẫn giữa

   A. các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.

   B. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

   C. các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

   D. các nước tư bản thắng trận vì những bất đồng về quyền lợi.

Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng những nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn học của các nước phương Đông vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

   A. Thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

   B. Ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm đấu tranh cho độc lập, tự do.

    C. Phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến.

   D. Ca ngợi tiến bộ của văn minh phương Tây và hành động “khai hóa” của các nước đế quốc.

Câu 29. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm nổi bật của tình hình sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô trong những năm 1925 - 1941?

   A. Nền nông nghiệp tập thể hóa.

   B. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.

   C. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.

   D. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Câu 30. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

   A. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.

   B. Là cuộc khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

   C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.

   D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.

Câu 31. Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đến Nhật Bản?

   A. Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

   B. Số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

   C. Mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết liệt.

   D. Đe dọa sự tồn tại của nền quân chủ chuyên chế ở Nhật Bản.

Câu 32. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?

   A. Kêu gọi các nước Anh, Pháp, Liên Xô thành lập liên minh chống phát xít.

   B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

   C. Hợp tác với Anh, Pháp để thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít.

   D. Ủng hộ, hợp tác với thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.

Câu 33. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu của Liên Xô trên lĩnh vực ngoại giao trong những năm 1925 - 1941?

   A. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

   B. Đầu năm 1925, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia.

   C. Liên Xô là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

   D. Liên Xô trở thành thành viên chính thức của Hội Quốc liên.

Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?

   A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

   B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

   C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

   D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

Câu 35. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh?

   A. Thiếu thống nhất trong đấu tranh chống phát xít giữa Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ.

   B. Đảng Quốc xã có ảnh hưởng lớn trong quần chúng nhân dân Đức.

   C. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.

   D. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.

Câu 36. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”?

   A. Rút-xô.

   B. Vôn-te.

   C. Mông-te-xki-ơ.

   D. Mê-li-ê.

Câu 37. Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?

   A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

   B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

   C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

   D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Câu 38. Điểm giống nhau cơ bản giữa hai khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản là gì?

   A. Cải cách kinh tế - xã hội để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

   B. Mong muốn duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai – Oasinhtơn có lợi cho mình.

   C. Thống nhất trong âm mưu chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

   D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

Câu 39. Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể bị ngăn chặn không? Tại sao?

   A. Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh.

   B. Có thể ngăn chặn, nếu như Tổng thống Hin-đen-bua không chỉ định Hít-le làm Thủ tướng Đức.

    C. Không thể ngăn chặn, do đây là sự phát triển tất yếu của nước Đức.

   D. Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ Đức đoàn kết đấu tranh.

Câu 40. “Giống như mặt trời chói lọi … chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12, trang 300). Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến cuộc cách mạng nào?

    A. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII).

   B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

   C. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).

   D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).

Đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (Đề 2) | Đề kiểm tra Lịch Sử 11 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng

   A. “Chính sách mới”.

   B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

   C. “Kế hoạch Mácsan”.

   D. “Láng giềng thân thiện”.

Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1920 – 1921) để

   A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.

   B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.

   C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

    D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.

Câu 3. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?

   A. Kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới thành lập liên minh chống phát xít.

   B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

    C. Hợp tác với Anh, Pháp, Liên Xô để thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

   D. Ủng hộ, hợp tác với thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.

Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

    A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

   B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

   C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

   D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?

    A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

   B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

   C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

   D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941?

   A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

   B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

   C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

   D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?

Câu 2 (3 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (Đề 3) | Đề kiểm tra Lịch Sử 11 có đáp án

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười? 4

a. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

- Đối với nước Nga:

+ Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. 0.25

+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. 0.25

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. 0.25

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. 0.25

b. Vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười

- Lê-nin là người đứng đầu Đảng Bôn-sê-vish Nga, sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Cách mạng tháng Mười. 0.5

- Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai, Lê-nin đã soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối và phương pháp đấu tranh để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. 1

- “Luận cương tháng Tư” của Lê-nin đã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng, thúc đẩy cách mạng Nga tiếp tục phát triển đi lên.

- Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lê-nin đã quyết định táo bạo, mau lẹ, kịp thời chuyển cách mạng Nga từ giai đoạn đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. => Quyết định táo bạo, kịp thời chớp thời của Lê-nin là một trong những yếu tố đảm bảo sự toàn thắng của Cách mạng tháng Mười. 0.5

- Lê-nin trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân lao động Nga để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản. 0.5

=> Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga gắn liền với tên tuổi và sự chỉ đạo sáng suất của Lê-nin. 0.5

Câu 2 Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam? 3 a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.5

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 0.5

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 0.5

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 0.5

b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam

- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp): 0.5

+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm. 0.25

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. 0.25

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V.I. Lênin đề ra trong

   A. Chính sách cộng sản thời chiến.

   B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

   C. Chính sách kinh tế mới (NEP).

   D. Luận cương tháng Tư.

Câu 2. Người đề xướng việc thực hiện “Chính sách mới” ở Mĩ là Tổng thống

   A. G.Oa-sinh-tơn.

   B. F.Ru-dơ-ven.

   C. B.Clin-tơn.

   D. A.Lin-côn.

Câu 3. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga?

   A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.

   B. Sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

   C. Sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

   D. Các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga.

Câu 4. Sự kiện nào được xem như đã “mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức”?

   A. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ (năm 1934).

   B. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng nước Đức (tháng 1/1933).

   C. Đảng Cộng sản Đức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật (tháng 3/1933).

   D. Hít-le ban hành lệnh tổng động viên và triển khai các hành động quân sự ở châu Âu.

Câu 5. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

   A. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.

   B. Là cuộc khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

   C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.

   D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.

Câu 6. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

   A. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

   B. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

   C. góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.

   D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Trình bày những nét lớn về: hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu, kết quả và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết.

Câu 2 (4 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (Đề 4) | Đề kiểm tra Lịch Sử 11 có đáp án

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Trình bày những nét lớn về: hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu, kết quả và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết. 3

* Hoàn cảnh ra đời:

- Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng: năm 1920, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nhiều địa phương lâm vào bệnh dịch, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi. 0.25

- Khó khăn về chính trị - xã hội: 0.25

+ Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, xúi giục nhân dân nổi dậy chống chính quyền, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Chưa có quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Nga Xô viết.

- Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng, nhằm mục đích: nhanh chóng khắc phục tình trạng khủng hoảng trong nước; hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và ổn định đời sống chính trị - xã hội. 0.25

* Nội dung chủ yếu

- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, thuế lương thực được thu bằng hiện vật. 0.25

- Công nghiệp: 0.75

+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Thương nghiệp và tiền tệ: thực hiện tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn; năm 1924, phát hành đồng rúp mới. 0.25

=> Bản chất của Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. 0.25

* Kết quả, ý nghĩa

- Kết quả: đến năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp của Liên Xô cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh. 0.25

- Ý nghĩa:

+ Nhân dân xô viết đã vượt qua được cuộc khủng hoảng: kinh tế được phục hồi, chính trị - xã hội dần được ổn định. 0.25

+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước. 0.25

Câu 2 Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó? 4

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.5

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 0.5

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 0.5

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 0.5

b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng. 0.5

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị. 0.5

c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách. 0.25

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách. 0.25

- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:

+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 0.25

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 0.25

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ thực hiện đối với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là

A. “Trung lập”.               

B. “Xoay trục”.     

C. “Láng giềng thân thiện”.      

D. “Định hướng Đại Tây Dương”.

Câu 2: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven?

A. Đạo luật cứu tế xã hội.                    

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.             

D. Đạo luật phát triển thương nghiệp.

Câu 3: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ, ngoại trừ việc

A. sức mua của nhân dân giảm sút.

B. hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.

C. giá than đá thế giới sụt giảm nghiêm trọng.

D. giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng

A. thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.

B. thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

C. thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.

D. đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.

Câu 5: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Nga Xô viết trong những năm 1921 - 1925 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.  

B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 6: Trước nguy cơ phát xít hóa bộ máy chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã

A. từ chối hợp tác với Đảng xã hội dân chủ.

B. nhanh chóng thỏa hiệp với Đảng Quốc xã.

C. tiến hành đảo chính, lật đổ nền cộng hòa Vai-ma.

D. vận động thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

Câu 7: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

C. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền quân chủ lập hiến.

D. tiến hành cải cách, tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí kinh tế.

Câu 8: Trong những năm 1919 - 1929, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật?

A. Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Gồm nhiều biện pháp để giải quyết thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế.

B. Bản chất Chính sách mới là thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự điều chỉnh.

C. Chính sách mới đã giúp nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì nền dân chủ tư sản.

D. Bản chất Chính sách mới là tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế.

Câu 10: Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều lựa chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là 

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. tăng cường gây chiến tranh để xâm chiến thuộc địa, thị trường.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 11: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

D. Tạo điều kiện để Đảng Cộng sản mở rộng ảnh hưởng trong chính phủ.

Câu 12: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là

A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

B. theo đuổi lập trường chống Liên Xô, đàn áp cách mạng thế giới.

C. tiến hành chiến tranh xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.

D. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là do

A. ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt trong lịch sử.

B. bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế.

C. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. chính phủ tư sản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

Câu 14: Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Cho phép tư bản nước ngoài nắm các ngành kinh tế then chốt.

C. Tập trung mọi nguồn lực đất nước vào việc phát triển công nghiệp nặng.

D. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước.

Câu 15: Một trong những nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi, vươn lên phát triển.

B. Anh vươn lên giành lại vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới.

C. các nước tư bản bước vào thời kì ổn định, phát triển phồn vinh.

D. nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo - Hung.

Câu 16: Mặc dù có sự đối lập nhưng cả khối tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) và khối phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản) đều có điểm chung là

A. coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.

B. thực hiện đường lối thỏa hiệp với Liên Xô.

C. thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.

D. có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi sau:

a. Nhân vật trong bức tranh là ai? Em biết gì về nhân vật này?

b. Nhân vật trong bức tranh có hành động gì? Hành động đó nói lên điều gì?

Câu 2 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định : “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong những năm 1918 - 1939 chỉ là tạm thời mong manh.”

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Bảng đáp án:

1 - C

2 - B

3 - C

4 - B

5 - D

6 - D

7 - C

8 - C

9 - B

10 - D

11 - C

12 - A

13 - C

14 - D

15 - D

16 - A

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: 

Đáp án C

Trong những năm 1929 - 1939, chính phủ Mĩ thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với Mĩ Latinh (SGK - trang 73).

Câu 2: 

Đáp án B

Đạo luật phục hưng công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven (SGK - trang 72)

Câu 3:

Đáp án C

Những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ là: giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận => tình trạng “cung” vượt quá “cầu” => hàng hóa dư thừa,sức mua của nhân dân giảm sút.

Câu 4:

Đáp án B

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:

+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khủng hoảng là do: các nước tư bản sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá trong những năm 1924 - 1929 => tình trạng cung vượt quá cầu.

+ Cuộc khủng hoảng đã để lại hậu quả nặng nề trên các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - xã hội, trong đó, nguy hiểm nhất là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

Câu 5: 

Đáp án D

Năm 1921, mước Nga Xô viết buớc vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng: năm 1921, sản lượng nông nghiệp của Ng Xô viết chỉ còn 1/2 so với năm 1914. Sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7 so với năm 1914.

=> Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Nga Xô viết trong những năm 1921 - 1925 là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 6: 

- Trước nguy cơ phát xít hóa bộ máy chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kêu gọi nhân dân đấu tranh để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít (SGK - trang 66).

Câu 7: 

Đáp án B

- Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. Nhật Bản lựa chọn con đường phát triển này là do:

+ Nhật Bản có ít thị trường, thuộc địa => khó có thể thoát khỏi khủng hoảng thông quan việc tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội => cần một biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

+ Nhật Bản bất mãn với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

+ Chủ nghĩa quân phiệt tồn tại lâu dài ở Nhật Bản => giới cầm quyền Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết các mâu thuẫn, khó khăn bằng con đường bạo lực.

Câu 8: 

- Trong những năm 1919 - 1929, Mĩ trở thành trung tâm tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế (SGK - trang 70)

Câu 9: 

Đáp án B

- Chính sách mới của Tổng thống Ph. Rudơven bao gồm nhiều biện pháp để giải quyết nạn thất nghiệp, phục hội lại các ngành kinh tế; bản chất của chính sách này là việc nhà nước tư sản tăng cường vai trò của mình trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế. Việc thực hiện Chính sách kinh tế mới đã giúp Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, góp phần quan trọng giúp nước Mĩ duy trì được nền dân chủ tư sản.

- Nội dung đáp án B không phù hợp, vì: với chính sách mới, nhà nước tư sản Mĩ đã tham gia tích cực trong việc quản lí, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ví dụ: trong Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp: nhà nước Mĩ thông qua Cục điều chỉnh nông nghiệp để điều chỉnh mức sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường; cho nông dân vay vốn để sản xuất,….

Câu 10: 

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều lựa chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị (SGK - trang 62).

Câu 11:

- Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là: dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (ở một số quốc gia như: Đức, Italia, Nhật Bản...) và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Câu 12: 

Đáp án A

- So với Nhật Bản, chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 1929 - 1939 có điểm khác biệt. Điều này thể hiện ở Việc, Mĩ thực hiện chính sách “trung lập”, không can thiệp vào các cuộc xung đột quân sự xảy ra bên ngoài châu Mĩ. Chính sách đối ngoại “trung lập” của Mĩ đã góp phần tạo điều kiện cho các lực lượng phát xít Đức, Italia, Nhật Bản,... tự do hành động.

- Nội dung các đáp án B, C, D đều có những điểm chưa hợp lí, vì:

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc là chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

+ Cả Mĩ và Nhật Bản đều tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới sắp sửa diễn ra.

+ Cả Mĩ và Nhật Bản đều theo đuổi lập trường chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản và đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

Câu 13:

- Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là do: có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ => khó có thể thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 14: 

Đáp án D

- Từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết, Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm: “xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, có sự điều tiến của nhà nước” trong công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986 đến nay).

- Nội dung các đáp án A, B, C không hợp lí, vì:

+ Trong Chính sách kinh tế mới, nước Nga Xô viết thực hiện phát triển toàn diện các ngành kinh tế: từ nông nghiệp, công nghiệp đến thương nghiệp và tài chính.

+ Với chính sách kinh tế mới, Nga Xô viết đã chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương,…

+ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết đi từ việc khôi phục và phát triển nông nghiệp đến khôi phục các ngành công - thương nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực được nhà nước Nga Xô viết ưu tiên, phát triển hàng đầu vì: vấn đề cấp thiết phải đảm bảo lương thực cho nhân dân; vốn đầu tư vào nông nghiệp ít, thời gian hoàn vốn nhanh; xoa dịu sự bất bình của nhân dân (đối với chính sách cộng sản thời chiến),…

Câu 15: 

- Một trong những nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo - Hung (quan sát lược đồ: sự thay đổi bản đồ chính trị theo Hệ thống Vecxai - Oasinhton, SGK - trang 60).

Câu 16: 

Đáp án A

- Mặc dù có sự đối lập nhưng cả khối tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) và khối phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản) đều có điểm chung là: coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.

- Nội dung các đáp án B, C, D đều có những điểm chưa hợp lí, vì:

+ Cả hai khối tư bản dân chủ và khối phát xít đều theo đuổi lập trường chống chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô.

+ Việc thực hiện đường lối đối ngoại trung lập chỉ đúng với trường hợp nước Mĩ.

+ Có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng lại có ít thuộc địa chỉ đúng với trường hợp của khối các nước phát xít.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Thông tin về nhân vật trong bức ảnh

- Nhân vật trong bức tranh là Adolf Hitler.

- Hitler là lãnh tụ của Đảng Quốc Xã, Thủ tướng Đức từ năm 1933 - 1945 và là một trong những nhân vật trực tiếp gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Nhân vật trong bức tranh có hành động gì? Hành động đó nói lên điều gì?

- Trong bức tranh biếm họa, Hitler đang có hành động nuốt trọn quả địa cầu.

- Hành động này đã phản ánh tham vọng làm bá chủ thế giới của Hitler và Đức Quốc xã, các nước lớn không thể cô lập, ngăn cản nước Đức thực hiện mục tiêu đó.

- Chứng minh: 

+ Từ cuối thế kỉ XIX, nước Đức đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu nhưng lại có quá ít thị trường và thuộc địa so với Anh, Pháp. Do đó giới cầm quyền Đức đã công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thị trường thế giới.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ như một hệ quả tất yếu. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh này, Đức lại là kẻ bại trận.

+ Thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến nước Đức phải gánh chịu sự trừng phạt nặng nề từ Hội nghị Vécxai (1919 - 1920)… => Người Đức luôn nuôi ý định trả thù.

+ Từ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các lực lượng phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, công khai đòi xóa bỏ hòa ước Vécxai - Oasinhtơn, ráo riết chạy đua vũ trang để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho nước Đức. Tuy nhiên tham vọng này của giới quân phiệt Đức một lần nữa lại bị thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Câu 2 (3,0 điểm):

* Phát biểu ý kiến: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong những năm 1918 - 1939 chỉ là tạm thời mong manh.” là một nhận định đúng.

* Chứng minh:

- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) không giải quyết được mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc mà còn làm xuất hiện những mâu thuẫn mới từ trong hội nghị hòa bình Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922).

+ Mâu thuẫn giữa nước thắng trận với nước bại trận đặc biệt là nước Đức. Ở hội nghị Vécxai, Đức đã bị các nước thắng trận trừng phạt nặng nề => Người Đức bất mãn với hòa ước Vécxai và nuôi chí phục thù.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau. Do không đạt được những quyền lợi như mong muốn ở hội nghị Vécxai, Mĩ đã triệu tập một hội nghị Oa-sinh-tơn năm 1921.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 - 1933 đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.

+ Trong khi các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả khủng hoảng, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức lại sản xuất, thì các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa bộ máy chính trị. 

+ Sự xuất hiện của hai khối đế quốc kình địch nhau và cuộc chạy đua vũ trang đã báo hiệu nền hòa bình trên thế giới sắp chấm dứt, một cuộc chiến tranh mới đang đến gần.

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2023 có đáp án - Đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng  

A. “Chính sách mới”.               

B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP).    

C. “Kế hoạch Mácsan”.            

D.  “Láng giềng thân thiện”.

Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1920 - 1921) để

A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.

B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.

C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. 

D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.

Câu 3. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?

A. Kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới thành lập liên minh chống phát xít.

B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

C. Hợp tác với Anh, Pháp, Liên Xô để thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

D. Ủng hộ thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.

Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa. 

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị. 

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. 

D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. 

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?

A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941?

A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lênin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?

Câu 2 (3,0 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) 

Bảng đáp án: Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 - A

2 - C

3 - B

4 - D

5 - D

6 - A

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1:

Câu 1:

Đáp án A

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), nước Mĩ đã áp dụng “Chính sách mới” do Tổng thống Ru-dơ-ven đề xướng (SGK – trang 72).

Câu 2:

Đáp án C

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1920 - 1921) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi (SGK – trang  59).

Câu 3:

Đáp án B

Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ (SGK – trang 73).

Câu 4:

Đáp án D

Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng: 4 năm chiến tranh đế quốc (1914) và 3 năm chiến tranh vệ quốc (1918 – 1920) đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Nga. Tới năm 1921, sản lượng nông nghiệp của Nga chỉ bằng 1/2, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7 so với năm 1914.

Câu 5:

Đáp án D

- Đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản:

+ Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

+ Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.

+ Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: ở Nhật Bản, chế độ chính trị là quân chủ lập hiến, do Thiên hoàng đứng đầu.

Câu 6:

Đáp án A

- Những hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.

+ Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

- Nội dung đáp án A không phù hợp,vì: trong những năm 1925 – 1941, ở Liên Xô không thực hiện việc đa nguyên, đa đảng; chỉ duy nhất Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo đất nước.

II. Tự luận (7,0 điểm) 

Câu 1 (4,0 điểm)

a. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

- Đối với nước Nga:

+ Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

b. Vai trò của Lênin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười

- Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai, Lênin đã soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối và phương pháp đấu tranh để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời => thúc đẩy cách mạng Nga tiếp tục phát triển đi lên.

- Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định táo bạo, kịp thời chuyển cách mạng Nga từ giai đoạn đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. 

- Lênin trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân lao động Nga để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

=> Sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Cách mạng tháng Mười.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước.

- Chính trị - xã hội: hàng triệu người thất nghiệp; Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.

- Quan hệ quốc tế: 

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, Italia, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đến Việt Nam 

- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm.

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

1 1,219 22/08/2023
Tải về