Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 11 Giữa học kì 1

Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 11 Giữa học kì 1 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 528 lượt xem


Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 11 Giữa học kì 1

Bài 1: Nhật Bản

1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.

a. Chính trị:

- Nhật Bản vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.

 

+ Đứng đầu nhà nước là Thiên hoàng.

+ Quyền lực thực tế tập trung trong tay So-gun (Tướng quân) – người đứng đầu của chính quyền Mạc phủ Tôkugaoa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Chân dung tướng quân Tôkugaoa Yeasư

(Tướng quân đầu tiên của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Chân dung tướng quân Tôkugaoa YoShinobu

(Tướng quân cuối cùng của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)

- Các nước thực dân, đế quốc phương Tây sử dụng sức mạnh quân sự, đòi nbg phải “mở cửa”.

b. Kinh tế

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra,..

- Ở các thành thị, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng:

+ Xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn.

+ Xuất hiện các thành thị, hải cảng buôn bán tấp nập, ví dụ: E-đô, Ky-ô-tô,...

c. Xã hội.

- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

+ Tầng lớp Đaimio – quý tộc phong kiến lớn, quản lí các lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa.

+ Tầng lớp Samurai bị suy giảm thế lực, đời sống gặp nhiều khó khăn.

- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

+ Tầng lớp tư sản công – thương nghiệp ngày càng giàu có, song không có thế lực về chính trị.

+ Bình dân thành thị ngày càng gia tăng.

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực, mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến chuyên chế.

⇒ Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn:

+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ ⇒ bị các nước phương Tây xâm lược.

+ Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

2. Cuộc duy tân Minh trị.

a. Nguyên nhân, mục tiêu tiến hành cải cách:

* Nguyên nhân

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Thiên hoàng Minh Trị

* Mục đích:

+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

b. Nội dung thực hiện:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

c. Kết quả thực hiện:

- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

d. Tính chất: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

e. Ý nghĩa – hạn chế

* Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế:

+ Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

+ Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

* Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

* Biểu hiện:

- Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản

- Tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng lãnh thổ.

+ Chiến tranh Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Bài 2: Ấn Độ

1. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:

- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu, bị các nước thực dân phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp) xâm lược.

- Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

* Chính sách cai trị của Anh:

 

- Kinh tế: vơ vét lương thực, thực phẩm, các nguồn tài nguyên, bóc lột nhân công.

- Chính trị: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Xã hội:

+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.

+ Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc (khơi sâu vào sự cách biệt dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ).

* Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)

a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm ⇒ bất mãn nổi dậy đấu tranh.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

b. Diễn biến chính:

- Ngày10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.

- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được nhiều thành phố lớn.

- Thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man => 1859, khởi nghĩa Xipay thất bại.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.

- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

a. Đảng Quốc đại.

- Sự hình thành: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục – xã hội.

- Sự phân hóa:

+ Phái ôn hòa – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

B. Ti-lắc

b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)

- Nguyên nhân:

+ Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

+ Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Xú Ben-gan bị chia cắt thành hai miền

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).

+ Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Kết quả: Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

- Tính chất: mang đậm ý thức dân tộc.

Bài 3: Trung Quốc

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

a. Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.

- Trung Quốc:

+ vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào ⇒ thị trường tiêu thụ rộng.

+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái ngiêm trọng.

⇒ Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Các nước đế quốc xâu xé “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”

b. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây.

- Tháng 6/1840 – tháng 8/1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.

=> Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc khác đua nhau sâu xé Trung Quốc.

=> Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông.

+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa XIX – đầu thế kỉ XX.

a. Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với thực dân xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

b. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

  Thái bình thiên quốc (1851 – 1864) Duy tân Mậu Tuất (1898) Nghĩa Hòa đoàn (1899 – 1901)
Lãnh đạo Hồng Tú Toàn

Khang Hữu Vi

Lương Khải Siêu

Chu Hồng Đăng
Lực lượng tham gia Nông dân Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân
Diễn biến chính

- Khởi nghĩa bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước.

- Các nước đế quốc cấu kết với chính quyền phong kiến đàn áp ⇒ 1864 cuộc khởi nghĩa thất bại.

- 1898 diễn ra cuộc vận đọng duy tân.

- phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu tiến bộ.

- Do vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ⇒ phong trào chỉ diễn ra trong khoảng 100 ngày

- Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây.

- Nghĩa quân tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại

Kết quả

- Thất bại

- Là một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính tự phát.

- Thất bại.

- Là một cuộc vận động duy tân theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Thất bại.

- Là phong trào yêu nước chống đế quốc, chống phong kiến.

Nhận xét

- Các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

+ Diễn ra sôi nổi, liên tục, quyết liệt; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Sự bùng nổ và phát triển của các phong trào này đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Trung Quốc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, song, các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đều lần lượt thất bại, do:

+ Tương quan lực lượng quá chênh lệnh (các nước đế quốc có ưu thế vượt trội hơn hẳn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh; mặt khác họ còn cấu kết với lực lượng phong kiến Mãn Thanh đầu hàng để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân,...).

+ Các phong trào đấu tranh diễn lẻ tẻ, tự phát.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa đoàn

3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911

a. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

* Sự thành lập:

+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản tgq bị các nước đế quốc và chính quyền phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm => Họ đã tìm cách tập hợp nhau lại trong các tổ chức chính trị.

+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh.

⇒ Tôn Trung Sơn đã tập hợp với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất thành một chính đảng => Tháng 8/1905, tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Tôn Trung Sơn

* Cương lĩnh chính trị : học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

* Mục tiêu đấu tranh: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, giành ruộng đất cho dân cày.

* Lực lượng tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công – nông,…

b. Cách mạng Tân Hợi (1911)

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.

- Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911).

* Diễn biến chính:

- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.

- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở 1 số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

* Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.

* Hạn chế:

- Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

Bài 4: Các nước Đông Nam Á

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

a. Nguyên nhân:

- Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường, thuộc địa và nhân công đặt ra cho các nước tư bản phương Tây ngày càng bức thiết => các nước này đẩy mạnh việc bành trướng, xâm lược thuộc địa.

- Các nước Đông Nam Á:

+ vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Chế độ phong kiến ở các nước lâm vào khủng hoảng.

→ Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

b. Quá trình xâm lược.

- Từ thế kỉ XV – XX, thực dân phương Tây từng bước xâm nhập và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á.

c. Kết quả:

- Inđônêxia – thuộc địa của thực dân Hà Lan.

- Philippin – thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ.

- Miến Điện, Mã lai – thuộc địa của thực dân Anh.

- Ba nước Đông Dương – thuộc địa của thực dân Pháp.

- Xiêm trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

2. Phong trào chống thực dân Hà lan của nhân dân Inđônexia.

a. Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Inđônêxia với thực dân Hà lan ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

b. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Cuối thế kỉ XIX, hàng loạt phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra:

+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân A-chê (10/1873).

+ Khởi nghĩa của nông dân do Sa-min lãnh đạo (1890).

- Đầu thế kỉ XX, hai khuynh hướng cứu nước (dân chủ tư sản và vô sản) cùng tồn tại song song trong phong trào yêu nước của nhân dân Inđônêxia.

+ Phong trào công nhân sớm hình thành với sự ra đời của các tổ chức: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),...

+ Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng lớn mạnh, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu => đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở Inđônêxia vào đầu thế kỉ XX.

3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin.

a. Đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha

* Nguyên nhân :

- Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động => Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ của các phong trào đấu tranh.

* Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).

- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.

  Xu hướng cải cách Xu hướng bạo động
Lãnh đạo

Tổ chức “Liên minh Philippin” đứng đầu là Hô-xê Ri-dan

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

 
Ads (0:00)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” - đứng đầu là Bô-ni-Pha-xi-ô

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lực lượng tham gia - Trí thức yêu nước, địa chủ, tư sản tiến bộ, một số hộ nghèo,... - Nông dân, dân nghèo thành thị,...
Hình thức đấu tranh Đấu tranh ôn hòa Khởi nghĩa, vũ trang tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa tháng 8/1896
Chủ trương đấu tranh Tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đòi quyền bình đẳng với người Tây Ban Nha. Đấu tranh lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, xây dựng quốc gia độc lập.
Kết quả, ý nghĩa

- Thất bại.

- Có ý nghĩa quan trọng trong việc thức tỉnh, tinh thần dân tộc của nhân dân, chuẩn bị tư tưởng cho cao trào cách mạng sau này

- Khởi nghĩa tháng 8/1896 đã giải phóng nhiều vùng, thành lập được chính quyền nhân dân.

- Sau khi Bô-ni Pha-xi-ô bị sát hại, tổ chức “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” dần tan rã.

b. Phong trào đấu tranh chống Mĩ:

+ Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.

+ Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.

⇒ Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.

4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

a. Nguyên nhân

- Từ năm 1884, Campuhia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Ách thống trị nô dịch tàn bạo, hà khắc và phản động của thực dân Pháp đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Campuchia và Pháp ngày càng sâu sắc.

⇒ Nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra.

b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892).

- Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866).

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867).

c. Kết quả: Thất bại.

⇒ Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch (Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật,...)

- Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX

a. Nguyên nhân

- Từ năm 1893, Lào trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Ách thống trị nô dịch tàn bạo, hà khắc và phản động của thực dân Pháp đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Lào và Pháp ngày càng sâu sắc.

⇒ Nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra.

b. Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 – 1903).

- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

c. Kết quả: Thất bại.

- Tương quan lực lượng quá chênh lệch (Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật,...)

- Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách đất nước.

* Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm

- Diễn ra ở Xiêm dưới thời kì trị vì của vua Rama IV và Rama V.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

- Cải cách được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, theo hình mẫu các nước phương Tây.

+ Chính trị: thiết lập nền quân chủ lập hiến, bên cạnh nhà vua còn có hội đồng nhà nước – đóng vai trò như 1 cơ quan tư vấn, khởi thảo pháp luật,..

 

1 528 lượt xem