Bài tập Lịch sử lớp 11 Học kì 1 có đáp án

Bài tập Lịch sử lớp 11 Học kì 1 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,023 28/12/2022
Tải về


Bài tập Lịch sử lớp 11 Học kì 1 có đáp án

Bài tập Lịch sử lớp 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học: 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Pháp.     

B. Đức.      

C. Anh.      

D. Mĩ.

Câu 2. Ai tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn điều xấu”?

A. Vích-to Huy-gô.        

B. An-be Anh-xtanh.     

C. A.Nôben.        

D. Lô-mô-nô-xốp.

Câu 3. Ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929.     

B. 1930.     

C. 1931.     

D. 1932.

Câu 4. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933 - 1939 là

A. công nghiệp quân sự.          

B. công nghiệp chế tạo máy móc nông cụ.

C. công nghiệp nhẹ.                

D. công nghiệp khai khoáng và luyện  kim.

Câu 5. Trên tờ báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Khi còn sống, Người cha, thầy học, đồng chí cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?

A. Ph.Ăng-ghen.  

B. C.Mác.   

C. V.I.Lê-nin.      

D. Mao Trạch Đông.

Câu 6. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, nước Nga vẫn là một nước

A. quân chủ chuyên chế.          

B. quân chủ lập hiến.

C. cộng hòa đại nghị.              

D. cộng hòa quý tộc.

Câu 7. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào tháng

A. 10/1922.

B. 11/1922.

C. 12/1922.

D. 1/1924.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình Vécxai Oasinhtơn để

A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.

B. bàn cách khôi phục phát triển kinh tế châu Âu.

C. kết hòa ước các hiệp ước phân chia quyền lợi.

D. thành lập liên minh chính trị - quân sự châu Âu.

Câu 9. Ngành kinh tế nào của Nhật  chịu tác động nhiều nhất tcuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

A. Nông nghiệp.            

B. Công nghiệp quân sự.

C. Tài chính ngân hàng.          

D. Kinh doanh buôn bán.

Câu 10. Trong những năm 1918 - 1939, các thế lực phản động, hiếu chiến Đức đã tập trung lại trong tổ chức nào?

A. Đảng Quốc xã.          

B. Đảng Cộng sản Đức.

C. Đảng hội dân chủ Đức.  

D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 11. Theo lịch Nga, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga là

A. 24/10/1917.    

B. 20/10/1917.    

C. 7/10/1917.      

D. 25/10/1917.

Câu 12. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo nào đã có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng?

A. Mô-da.  

B. Bét-tô-ven.      

C. Trai-cốp-xki.   

D. Béc-tơn Brếch.

Câu 13. Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng

A. dân chủ sản kiểu mới.     

B. sản đầu tiên trên thế giới.

C. dân chủ tư sản triệt để.        

D. sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.

Câu 14. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, đầu năm 1920, các nước bản đã thành lập

A. Liên hợp quốc.          

B. Hội Quốc liên. 

C. Hội nghị Viên.          

D. Hội liên hiệp quốc tế.

Câu 15. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Nhật Bản, vì

A. tàn của quan hệ sản xuất phong kiến. 

B. là ngành kinh tế chủ chốt.

C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. 

D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Câu 16. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ là

A. Đạo luật ngân hàng.            

B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp. 

D. Đạo luật cứu tế xã hội.

Câu 17. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?

A. Hàng hóa thừa,“cung” vượt “quá cầu”.        

B. Giai cấp sản sản xuất ạt, chạy theo lợi nhuận.

C. Sức mua của nhân dân giảm sút.    

D. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.

Câu 18. Chính sách đối ngoại nào được Mĩ áp dụng ở khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1934 - 1939?

A. “Ngoại giao láng giềng”.     

B. “Cam kết và mở rộng”.

C. “Láng giềng thân thiện”.      

D. “Trỗi dậy hòa bình”.

Câu 19. Ai tác giả của câu nói nổi tiếng: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”?

A. Rút-xô.  

B. Vôn-te.  

C. Mông-te-xki-ơ.

D. Mê-li-ê.

Câu 20. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là

A. G.Oasinhtơn.   

B.  F.Ru-dơ-ven.   

C. B.Clin-tơn.      

D. A.Lin-côn.

Câu 21. Yếu tố nào chi phối mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa.

B. Sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ lớn.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế bản chủ nghĩa.

D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 22. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.      

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. 

D. nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 23. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã

A. thực hiện các cải cách kinh tế: đổi mới quá trình sản xuất, tổ chức quản lý,...   

B. thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

D. tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa sản đại nghị.

Câu 24. Chính phủ Hít-le công khai khủng bố Đảng Cộng sản Đức, vì Đảng Cộng sản

A. chính đảng lớn nhất nước Đức.  

B. kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

C. chống lại nền Cộng hòa Vaima.    

D. công khai phá hoại chế độ cộng hòa sản.

Câu 25. Báo cáo của V.I.Lê-nin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4/1917) chỉ ra mục tiêu đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ sản sang

A. cuộc nội chiến cách mạng.  

B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cách mạng sản kiểu mới.  

D. tư sản dân quyền cách mạng.

Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng những thành tựu Liên đạt được trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục trong thời đầu xây dựng hội chủ nghĩa (1925 - 1941)?

A. Thanh toán nạn chữ.     

B. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.

C. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

D. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học.

Câu 27. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

B. tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 các nước bản châu Âu.

C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước bản không được giải quyết triệt để.

D. các nước bản sản xuất ạt dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.

Câu 28. Trong những năm 1921 - 1941, việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên tiềm lực kinh tế quốc phòng mạnh.    

B. Liên trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.

C. Uy tín của Liên trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên đã chấm dứt.

Câu 29. Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc

A. làm cầu nối để mở rộng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.

B. đề cao các giá trị, giáo của Kitô giáo, bảo vệ trật tự phong kiến chuyên chế.

C. tấn công vào hệ tưởng của giai cấp sản đang lên, bảo vệ ý thức hệ phong kiến.

D. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến; hình thành tưởng của giai cấp sản.

Câu 30. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành của liên minh phát xít (phe Trục).

B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.

C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.

D. gia tăng ảnh hưởng can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị châu Âu.

Câu 31. Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941 là gì?

A. Đầu để phát triển đồng bộ tất cả các ngành công nghiệp.

B. Tăng cường đầu phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp.

C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là: công nghiệp chế tạo máy, nông cụ...

D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác.     

Câu 32. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống F.Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết quản nền kinh tế.

C. nhà nước nắm vai trò điều tiết toàn bộ nền kinh tế.

D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

Câu 33. Biện pháp được các nước Anh, Pháp, áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) gì?

A. Cải cách kinh tế - hội.

B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.   

C. Cải cách chính trị, tăng cường quyền lực của nhà nước.        

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội ở Liên từ năm 1925 - 1941?

A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, cứng, thiếu năng động trì trệ.

C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.

D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 35. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện nguy một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

D. hội các nước bản không ổn định do các cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp.

Câu 36. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.

B. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

C. Chi phí các nước đế quốc sử dụng cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

D. Hơn 60 triệu người chết, trên 90 triệu người bị thương.

Câu 37. Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

A. Phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân các nước Đức, Italia, Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ.

B. thuộc địa, thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.

C. Không hoặc rất ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu thị trường tiêu thụ hẹp.

D. Ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Câu 38. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa hội.

C. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.

D. giúp Nga đẩy lùi được nguy ngoại xâm nội phản.

Câu 39. Điểm tương đồng Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 là gì?

A. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.

B. Đưa đất nước Nga phát triển theo con đường bản chủ nghĩa.

C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga.

D. Cách mạng thắng lợi, đưa nước Nga đi theo con đường bản chủ nghĩa.

Câu 40. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?

A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng lợi giữa các nước lớn.

B. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, phản động, cực đoan.

C. Thực hiện chính sách hữu nghị, hòa bình giữa các quốc gia.

D. Chế tạo các loại khí, phương tiện chiến tranh mới, xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

Bài tập Lịch sử lớp 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học: 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Đạo luật nào sau đây không nằm trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?

A. Ngân hàng.  

B. Phát triển dịch vụ.                   

C. Phục hưng công nghiệp.

D. Điều chỉnh nông nghiệp.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới đã được hình thành dựa trên cơ sở kết quả của hội nghị

A. Viên.    

B. Ianta.     

C. Xan Phranxixcô.                

D. Vécxai, Oasinhtơn    

Câu 3: Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A. “Điều cần làm”.                                                        

B. “Luận cương tháng Tư”.

C. “Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác”.

D. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”.

Câu 4: Trong những năm 1929 – 1933, đối với các vấn đề quốc tế bên ngoài châu Mĩ, chính phủ Mĩ chủ trương

A. giữ thái độ trung lập.

B. ủng hộ các bên dùng bạo lực giải quyết.

C. can thiệp bằng vũ lực vào tất cả các sự kiện.

D. ủng hộ các bên giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Câu 5: Cuối tháng 12/1922, ở nước Nga Xô Viết đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

A. Chính quyền Xô viết chính thức được thành lập.

B. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.

C. Chính quyền Xô viết ra Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.

D. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập.

Câu 6: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Nga Xô viết trong những năm 1921 - 1925 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.        

B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. bảo vệ đất nước trước sự tấn công của các nước đế quốc.

Câu 7: Trong những năm 1929 – 1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là do

A. ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. hậu quả của cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu.

C. sản xuất ồ ạt, không chú ý đến cải thiện đời sống nhân dân.

D. cách thức quản lý sản xuất truyền thống không còn hiệu quả.

Câu 8: Trước nguy cơ phát xít hóa bộ máy chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã

A. từ chối hợp tác với Đảng xã hội dân chủ.

B. nhanh chóng thỏa hiệp với Đảng Quốc xã.

C. tiến hành đảo chính, lật đổ nền cộng hòa Vai-ma.

D. vận động thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

Câu 9: Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều lựa chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. tăng cường gây chiến tranh để xâm chiến thuộc địa, thị trường.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 10: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

D. Tạo điều kiện để Đảng Cộng sản mở rộng ảnh hưởng trong chính phủ.

Câu 11: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 giới cầm quyền Đức đã

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều tiết.

B. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 12: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là

A. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

B. theo đuổi lập trường chống Liên Xô, đàn áp cách mạng thế giới.

C. tiến hành chiến tranh xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.

D. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là do

A. ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt trong lịch sử.

B. bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế.

C. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. chính phủ tư sản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

Câu 14: Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Cho phép tư bản nước ngoài nắm các ngành kinh tế then chốt.

C. Tập trung mọi nguồn lực đất nước vào việc phát triển công nghiệp nặng.

D. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước.

Câu 15: Một trong những nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi, vươn lên phát triển.

B. Anh vươn lên giành lại vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới.

C. các nước tư bản bước vào thời kì ổn định, phát triển phồn vinh.

D. nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo - Hung.

Câu 16: Mặc dù có sự đối lập nhưng cả khối tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ) và khối phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản) đều có điểm chung là

A. coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.

B. thực hiện đường lối thỏa hiệp với Liên Xô.

C. thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.

D. có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917).

b. Đánh giá vai trò của Lênin với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917).s

Câu 2 (3,0 điểm): Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?

Bài tập Lịch sử lớp 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học: 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V.I. Lênin đề ra trong

A. Chính sách cộng sản thời chiến.   

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Chính sách kinh tế mới (NEP).    

D. Luận cương tháng Tư.

Câu 2. Người đề xướng việc thực hiện “Chính sách mới” ở Mĩ là Tổng thống

A. G.Oasinhtơn.           

B. F.Ru-dơ-ven.  

C. B.Clin-tơn.      

D. A.Lin-côn.

Câu 3. Chính sách kinh tế mới được đề ra và thực hiện ở nước Nga Xô viết trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội không ổn định.

B. Đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp..

C. Các nước đế quốc đã từ bỏ chính sách cô lập nước Nga.

D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị.

Câu 4. Cơ quan nào nắm vai trò điều hành nền kinh tế nước Đức trong những năm 1929 - 1939?

A. Tổng hội đồng kinh tế.           

B. Hội đồng kinh tế.

C. Hội đồng bộ trưởng.               

D. Hội đồng kinh tế chiến tranh.

Câu 5. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?

A. Công nghiệp.  

B. Nông nghiệp.            

C. Thương nghiệp.                  

D. Tài chính - ngân hàng.

Câu 6. Trong những năm 1929 – 1933, các nước tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng là do

A. cách thức quản lý sản xuất truyền thống không còn hiệu quả.

B. hậu quả của cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu.

C. sản xuất ồ ạt, không chú ý đến cải thiện đời sống nhân dân.

D. ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phần II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm). Hoàn thành bảng dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.

 

Cách mạng tháng Hai (1917)

Cách mạng tháng Mười (1917)

Nguyên nhân

 

 

Mục tiêu

 

 

Lãnh đạo

 

 

Diễn biến chính

 

 

Kết quả

 

 

Ý nghĩa

 

 

Tính chất

 

 

Câu 2 (3,0 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản có gì khác nhau?

Bài tập Lịch sử lớp 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học: 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Sau cách mạng năm 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.      

B. quân chủ chuyên chế.     

C. cộng hòa.     

D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A. “Điều cần làm”.                                                        

B. “Luận cương tháng Tư”.

C. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”.   

D. “Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác”.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của Chính sách kinh tế mới do Liên Xô thực hiện trong những năm 1921 – 1924?

A. Đưa Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

B. Cổ vũ các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ sớm hoàn thành cải tạo sản xuất.

C. Đặt cơ sở để Liên Xô sớm bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Để lại bài học kinh nghiệm cho các nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 4. Để khủng bố, đàn áp Đảng Cộng sản Đức chính phủ Hít-le đã vu cáo những người cộng sản

A. đốt cháy nhà Quốc hội.       

B. tổ chức ám sát Tổng thống Hin-đen-bua.

C. tổ chức ám sát Thủ tướng Hít-le.    

D. kích động nhân dân chống chính quyền.

Câu 5. Hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai đó là

A. chính phủ Nga hoàng và Chính phủ tư sản lâm thời.

B. chính phủ Nga hoàng và Xô viết đại biểu công nông binh.

C. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nông binh.

D. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền của các nước đế quốc.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới đã được hình thành dựa trên cơ sở kết quả của hội nghị

A. Viên.            

B. Ianta.            

C. Xan Phranxixcô.                                               

D. Vécxai, Oa-sinhtơn.

Câu 7. Đối với nước Nga, Cách tháng Mười (1917) đã

A. kết thúc sự thống trị của 14 nước đế quốc.

B. làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

C. xóa bỏ những tàn tích phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 8. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm

A. tìm cách đối phó chống lại Liên Xô.

B. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.

C. tìm giải pháp nhằm phát triển kinh tế ở Châu Âu.

D. liên kết, hợp tác về quân sự.

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)?

A. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.

B. Cổ vũ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

C. Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

D. Đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bắt đầu từ lĩnh vực

A. công nghiệp nặng.                    

B. tài chính ngân hàng.

C. sản xuất hàng hoá.                    

D. nông nghiệp.

Câu 11. Trong những năm 1925 – 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển

A. công nghiệp nặng.                   

B. công nghiệp trí tuệ.

C. công nghiệp nhẹ.                     

D. công nghiệp vũ trụ.

Câu 12. Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhằm thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?

A. Hội Quốc liên.                        

B. Liên hợp quốc.                        

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.                                

D. Hội Quốc xã.

Câu 13. Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ Vệ quốc.                

B. Trung Hoa Dân quốc.

C. Mãn Châu Quốc.                

D. Chính phủ Quốc dân

Câu 14. Chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít-le cầm quyền (1933 - 1939) và Chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ đều có điểm tương đồng là

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều tiết.

B. chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.

D. đưa ra các đạo luật phục hưng công nghiệp quốc phòng.

Câu 15. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ

A. tình trạng thất nghiệp.                                              

B. mất cân đối giữa cung - cầu.

C. tình trạng phân biệt chủng tộc.

D. khủng hoảng trong ngành ngân hàng.

Câu 16. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này

A. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.

B. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

C. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.

D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định : “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong những năm 1918 – 1939 chỉ là tạm thời mong manh”

Câu 2 (3,0 điểm): Tại sao Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế? Trình bày khái quát những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (giai đoạn 1925 – 1941). 

1 1,023 28/12/2022
Tải về