Đề cương Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

Đề cương Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 611 lượt xem
Tải về


Đề cương Học kì 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Lập bảng hệ thống kiến thức các thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại

Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga 1917

- Cách mạng tháng Hai năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa

- Cách mạng tháng Mười năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- So sánh cách mạng tháng Hai với cách mạng tháng Mười (mục tiêu, nhiệm vụ; lãnh đạo; lực lượng; tính chất, kết quả)

- So sánh cách mạng tháng Hai với các cuộc cách mạng Tư sản thời cận đại (mục tiêu, nhiệm vụ; lãnh đạo; lực lượng; tính chất, kết quả)

- Tại sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

- Chính sách Kinh tế mới: hoàn cảnh, nội dung, tác động của chính sách đó đến nước Nga. Liên hệ với Việt Nam.

- Những thành tựu tiêu biểu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 195 đến 1941. - Những thành tựu trong quan hệ ngoại giao của Liên Xô.

Bài 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc CTTG (1939 - 1945)

- Hệ thống Vecxai- Oasinhton

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó.

Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939)

- Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Franklin Rudơven và rút ra nhận xét.

- So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ

Bài 12 + Bài 14: Nước Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939)

- Quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã và chính sách của Chính phủ Hitler (1933 - 1939)

- Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

II. MA TRẬN ĐỀ THI

Phần

Chương

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc nghiệm

Lịch sử thế giới cận đại

Chương 1. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

1

1

 

2

Chương 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất

 

1

 

1

Chương 3. Thành tựu văn hóa thời cận đại

1

 

 

1

Lịch sử thế giới hiện đại

Chương 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

1

1

 

2

Chương 2. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1

3

 

4

Tự luận

Chương 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

1/2 câu

 

1/2 câu

1

Chương 2. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

 

 

1 câu

1

- Tỉ lệ:

+ Hình thức: 50% trắc nghiệm - 50% tự luận.

+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng

- Cụ thể:

+ 10 câu  trắc nghiệm

+ 2 câu tự luận.

Phần

Chương

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc nghiệm

Lịch sử thế giới cận đại

Chương 1. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

1

1

 

2

Chương 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất

 

1

 

1

Chương 3. Thành tựu văn hóa thời cận đại

1

 

 

1

Lịch sử thế giới hiện đại

Chương 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

1

1

 

2

Chương 2. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1

3

 

4

Tự luận

Chương 1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

 

 

1 Câu

1

Chương 2. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1/2 câu

 

1/2 câu

1

- Tỉ lệ:

+ Hình thức: 50% trắc nghiệm - 50% tự luận.

+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng

- Cụ thể:

+ 10 câu  trắc nghiệm

+ 2 câu tự luận.

Xem thêm:

Đề thi Học kỳ 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023

Đề thi Học kỳ 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn:Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905 là

A. Quốc dân Đảng Trung Quốc.       

B. Trung Quốc đồng minh hội.

C. Đảng xã hội dân chủ.

D. Đảng Quốc dân đại hội.

Câu 2. Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

A. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiệm trọng.

B. tiềm lực quốc phòng yếu kém, không đủ khả năng hiện đại hóa.

C. mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền phong kiến cai trị.

D. nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 3. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

B. Đức đánh chiếm vùng An-dát, Loren của Pháp.

C. thái tử Áo - Hung bị một người Xécbi ám sát.

D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 4. Một trong những tác phẩm bất hủ của nhà soạn nhạc Mô-da là

A. bản sonat Ánh trăng.

B. vở nhạc kịch Kẹp hạt dẻ.

C. vở nhạc kịch Hồ thiên nga.

D. bản giao hưởng số 40.

Câu 5. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.    

B. quân chủ chuyên chế.

C. cộng hòa tổng thống.

D. cộng hòa đại nghị.

Câu 6. Chính sách kinh tế mới được đề ra và thực hiện ở nước Nga Xô viết trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Hòa bình đã lập lại nhưng đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng.

B. Đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp..

C. Các nước đế quốc đã từ bỏ chính sách cô lập nước Nga.

D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị.

Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.             

B. Pháp.    

C. Đức.              

D. Mĩ.

Câu 8. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng biện pháp nào?

A. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 9. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là

A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.

B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lý nền kinh tế.

C. nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: phe phát xít - phe Đồng minh.

D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Làm rõ những tác động từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến sự phong trào của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

b. Chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít-le cầm quyền (1933 - 1939) và Chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ có điểm gì tương đồng?

Đề thi Học kỳ 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận - Đề số 2 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn:Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của

A. Nga.      

B. Anh.      

C. Nhật.     

D. Mĩ.

Câu 2. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì?

A. Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ.

B. Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tôkugaoa.

C. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tôkugaoa.

D. Cải cách, canh tân đất nước theo mô hình của các nước phương Tây.

Câu 3. Phe Liên minh đã vin vào sự kiện nào để phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đức tấn công Ba Lan.         

B. Áo - Hung tuyên chiến với Xécbi.

C. Anh tuyên chiến với Đức.  

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.

Câu 4. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) là

A. Cao lương đỏ.

B. Nhật kí người điên.

C. Đừng động vào tôi.

D. Con cáo và chùm nho.

Câu 5. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.    

B. quân chủ chuyên chế.

C. cộng hòa tổng thống.

D. cộng hòa đại nghị.

Câu 6. Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ..      

B. giải phóng dân tộc.

C. dân chủ tư sản kiểu mới.    

D. dân chủ nhân dân.

Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.             

B. Pháp.    

C. Đức.              

D. Mĩ.

Câu 8. Sự kiện nào đã mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Hít-le được chỉ định làm thủ tướng.

B. Hít-le được chỉ định làm quốc trưởng.

C. Hiến pháp Vai-ma bị Đảng Quốc xã xóa bỏ.

D. Hít-le thực hiện chính sách khủng bố cộng sản.

Câu 9. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra thông qua việc

A. chuyển đổi từ chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

B. chuyển đổi từ chế độ đa đảng sang chế độ một đảng, do các tướng lĩnh đứng đầu.

C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

D. quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của Thiên hoàng và đàn áp phong trào cộng sản.

Câu 10. Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng.

B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.

D. nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo - Hung.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở Nga Xô viết trong những năm 1921 - 1925.

b. Vì sao công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga Xô viết (1921 - 1925) lại bắt đầu từ nông nghiệp?

Câu 2 (2,0 điểm): Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản có gì khác nhau?

Đề thi Học kỳ 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 có ma trận đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn:Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong

A. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.     

B. giai cấp tư sản dân tộc.

C. giai cấp địa chủ phong kiến.         

D. tầng lớp quan lại, sĩ phu tiên tiến.

Câu 2. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

B. phát động chiến tranh đế quốc để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

C. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.

D. cho các nước tư bản chậm tiến vay tiền với lãi xuất cao để thu lợi nhuận.

Câu 3. Mục đích của nước Nga Xô Viết trong việc kí kết với Đức Hòa ước Bret Litốp (3/3/1918) là gì?

A. Tìm kiếm đồng minh, cùng với Đức chống lại phe Hiệp ước.

B. Rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Áo - Hung ở biên giới nước Nga.

D. Gây bất lợi cho Anh, Mĩ trong cuộc chiến.

Câu 4. Con đầm pích, Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng là các tác phẩm của

A. Hô-xê Mác-ti.  

B. Hô-xe Ri-dan. 

C. Trai-cốp-xki.   

D. Pi-cát-xô.

Câu 5. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?

A. Đảng Bônsêvích.      

B. Đảng Mensêvích.

C. Đảng cộng sản Nga.  

D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 6. Chính sách kinh tế mới được đề ra và thực hiện ở nước Nga Xô viết trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Hòa bình đã lập lại nhưng đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng.

B. Đã hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp..

C. Các nước đế quốc đã từ bỏ chính sách cô lập nước Nga.

D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế, chính trị.

Câu 7. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là

A. G. Oa-sinh-tơn.                  

B. Ph. Ru-dơ-ven.

C. B. Clin-tơn.              

D. A. Lin-côn.

Câu 8. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?

A. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.     

B. Hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.

C. Sức mua của nhân dân giảm sút.                     

D. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.

Câu 9. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là

A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.

B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.

D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Câu 10. Nguyên nhân chính khiến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do

A. sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh.

B. sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản.

C. sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản.

D. sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Tại sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?

b. Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Đề thi Học kỳ 1 Lịch sử lớp 11 năm 2022 có ma trận đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn:Lịch sử 11

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hành động biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ đã phản ánh thái nào của chủ nghĩa thực dân?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.        

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.    

D.  Chủ nghĩa phân biệt tôn giáo.

Câu 2. Thực chất, sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” (tháng 5/1911) của chính quyền Mãn Thanh là hành động nhằm

A. trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc.

B. tăng cường sự quản lý của nhà nước về vấn đề giao thông vận tải.

C. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đế quốc để phát triển giao thông.

D. trao quyền khai thác các tuyến đường sắt cho giai cấp tư sản Trung Quốc.

Câu 3. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1919) vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa

A. phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

C. các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa.

D. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

Câu 4. Bản “Sonat Ánh trăng là một trong những tác phẩm bất hủ của nhà soạn nhạc nào ở thời kì cận đại?

A. Mô-da.  

B. Rem-bran.       

C. Mê-li-ê. 

D. Bét-tô-ven.

Câu 5. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển

A. công nghiệp nặng.    

B. công nghiệp trí tuệ.

C. công nghiệp nhẹ.      

D. công nghiệp vũ trụ.

Câu 6. Sự kiện nào đã làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng, đưa nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng xã hội vào năm 1917?

A. Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.      

B. Nga phát động cuộc chiến tranh với Nhật.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố vỡ nợ.  

D. Nga hoàng tuyên bố đầu hàng phe Liên minh.

Câu 7. Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do.                  

B. Đảng Xã hội.  

C. Đảng Dân chủ.                  

D. Đảng Cộng sản.

Câu 8. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Hít-le trong những năm 1931 - 1939 là

A. liên minh với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.

B. ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

C. bắt tay với các nước vùng Ban-căng để tiêu diệt Liên Xô.

D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình các nước châu Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự tan rã của đế quốc Áo - Hung.

B. Các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.

C. Một cao trào cách mạng bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.

D. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội.

Câu 10. Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.            

B. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

C. Cải cách kinh tế - xã hội.                       

D. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành những nội dung so sánh dưới đây giữa cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.

 

Cách mạng tháng Hai (1917)

Cách mạng tháng Mười (1917)

Mục tiêu

 

 

Lãnh đạo

 

 

Kết quả

 

 

Tính chất

 

 

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

b. Chính sách đối ngoại Mĩ thực hiện ở giai đoạn 1929 - 1939 có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

1 611 lượt xem
Tải về