Lý thuyết Tính đơn điệu và cực trị của hàm số – Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo
Với lý thuyết Toán lớp 12 Bài 1: Tính đơn điệu và cực trị của hàm số chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 12.
Lý thuyết Toán 12 Bài 1: Tính đơn điệu và cực trị của hàm số - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Tính đơn điệu và cực trị của hàm số
1. Tính đơn điệu của hàm số
* Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số
Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y = f(x) xác định trên K.
- Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi x1, x2 thuộc K mà x1 < x2 thì f(x1) < f(x2).
- Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi x1, x2 thuộc K mà x1 < x2 thì f(x1) > f(x2).
- Nếu hàm số y = f(x) đồng biến trên K thì đồ thị của nó đi lên từ trái sang phải (Hình 1a).
- Nếu hàm số y = f(x) nghịch biến trên K thì đồ thị của nó đi xuống từ trái sang phải (Hình 1b).
- Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là đơn điệu trên K.
Ví dụ 1. Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số.
Hướng dẫn giải
Dựa vào đồ thị hàm số y = f(x), ta thấy:
- Hàm số nghịch biến trên các khoảng (−∞; −1) và (1; +∞).
- Hàm số đồng biến trên khoảng (−1; 1).
* Tính đơn điệu của hàm số
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K.
- Nếu f'(x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số y = f(x) đồng biến trên K.
- Nếu f'(x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên K.
Ví dụ 2. Cho hàm số y = x3 – 3x. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào?
Hướng dẫn giải
Có y' = 3x2 – 3.
Có y' < 0 −1 < x < 1.
Do đó hàm số nghịch biến trên (−1; 1).
Chú ý: Khi xét tính đơn điệu của hàm số mà chưa cho khoảng K, ta hiểu xét tính đơn điệu của hàm số đó trên tập xác định của nó.
* Các bước để xét tính đơn điệu của hàm số y = f(x)
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Tính đạo hàm f'(x) của hàm số. Tìm các điểm x thuộc D mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
Bước 3: Xét dấu f'(x) và lập bảng biến thiên.
Bước 4: Nếu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
Ví dụ 3. Xét tính đơn điệu của hàm số y = 2x2 – x4.
Hướng dẫn giải
Tập xác định: D = ℝ.
Ta có y' = 4x – 4x3; y' = 0 x = −1 hoặc x = 0 hoặc x = 1.
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng (−∞; −1) và (0; 1), nghịch biến trên các khoảng (−1; 0) và (1; +∞).
Chú ý:
a) Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K, f'(x) ≥ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến trên K.
b) Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K, f'(x) ≤ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số nghịch biến trên K.
c) Nếu f'(x) = 0 với mọi x ∈ K thì hàm số không đổi trên K.
2. Cực trị của hàm số
* Khái niệm cực trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D và x0 ∈ D.
- Nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm x0 và (a; b) D sao cho f(x) < f(x0) với mọi x (a; b)\{x0} thì x0 được gọi là một điểm cực đại, f(x0) được gọi là giá trị cực đại của hàm số y = f(x), kí hiệu yCĐ.
- Nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm x0 và (a; b) D sao cho f(x) > f(x0) với mọi x (a; b)\{x0}, thì x0 được gọi là một điểm cực tiểu, f(x0) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số y = f(x), kí hiệu yCT.
Chú ý:
a) Điểm cực đại và điểm cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị của hàm số. Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu được gọi chung là giá trị cực trị (còn gọi là cực trị) của hàm số.
b) Nếu x0 là một điểm cực trị (điểm cực đại, điểm cực tiểu) của hàm số y = f(x) thì ta cũng nói hàm số y = f(x) đạt cực trị (cực đại, cực tiểu) tại x0.
c) Hàm số có thể đạt cực đại và cực tiểu tại nhiều điểm trên D.
d) Nếu x0 là điểm cực trị của hàm số y = f(x) thì điểm M(x0; f(x0)) là một điểm cực trị của đồ thị hàm số y = f(x).
Ví dụ 4. Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên đoạn [−2; 2] và có đồ thị như hình vẽ. Tìm điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số y = f(x).
Hướng dẫn giải
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy:
- Điểm cực đại của đồ thị hàm số là (−1; 2).
- Điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là (1; −2).
* Cực trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm x0 và có đạo hàm trên các khoảng (a; x0) và (x0; b). Khi đó:
- Nếu f'(x) < 0 với mọi x (a; x0) và f'(x) > 0 với mọi x (x0; b) thì hàm số y = f(x) đạt cực tiểu tại điểm x0;
- Nếu f'(x) > 0 với mọi x (a; x0) và f'(x) < 0 với mọi x (x0; b) thì hàm số y = f(x) đạt cực đại tại điểm x0.
Ví dụ 5. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau
Hãy tìm cực trị của hàm số y = f(x).
Hướng dẫn giải
Dựa vào bảng biến thiên ta có:
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 và yCT = 1.
Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCĐ = 5.
* Các bước tìm cực trị của hàm số y = f(x)
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Tính đạo hàm f'(x) của hàm số. Tìm các điểm x thuộc D mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
Bước 3: Lập bảng biến thiên của hàm số.
Bước 4: Từ bảng biến thiên kết luận về cực trị của hàm số.
Ví dụ 6. Tìm cực trị của hàm số y = x3 + 4x2 – 3x + 7.
Hướng dẫn giải
Tập xác định: D = ℝ.
Có y' = 3x2 + 8x – 3; y' = 0 x = −3 hoặc
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đạt cực đại tại x = −3 và yCĐ = 25.
Hàm số đạt cực tiểu tại và
Chú ý:
a) Nếu f'(x0) = 0 và f'(x) không đổi dấu khi x qua điểm x0 thì hàm số không có cực trị tại x0.
b) Nếu f'(x) không đổi dấu trên khoảng K thì f(x) không có cực trị trên khoảng đó.
B. Bài tập Tính đơn điệu và cực trị của hàm số
Bài 1. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau
Mệnh đề nào dưới đây sai?
A. Hàm số có giá trị cực đại bằng 3.
B. Hàm số có hai điểm cực tiểu.
C. Hàm số có giá trị cực đại bằng 0.
D. Hàm số có 3 điểm cực trị.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Dựa vào bảng biến thiên, ta có:
Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCĐ = 3.
Hàm số đạt cực tiểu tại x = −1; x = 1 và yCT = 0.
Do đó đáp án C sai.
Bài 2. Xét tính đơn điệu của các hàm số sau:
a) y = x4 + 4x2;
b)
Hướng dẫn giải
a) Tập xác định: D = ℝ.
Có y' = 4x3 + 8x; y' = 0 x = 0.
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞) và nghịch biến trên khoảng (−∞; 0).
b) Tập xác định: D = ℝ\{−2}.
Có
Có y' = 0 −x2 – 4x + 5 = 0 x = 1 hoặc x = −5.
Bảng biến thiên
Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng (−∞; −5) và (1; +∞).
Hàm số đồng biến trên các khoảng (−5; −2) và (−2; 1).
Bài 3.Tìm cực trị của các hàm số sau
a) y = x3 – 6x2 + 9x;
b)
Hướng dẫn giải
a) Tập xác định: D = ℝ.
Có y' = 3x2 – 12x + 9; y' = 0 x = 1 hoặc x = 3.
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đạt cực đại tại x = 1 và yCĐ = 4.
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 3 và yCT = 0.
b) Tập xác định: D = ℝ\{−1}.
Có
Do đó hàm số luôn đồng biến trên các khoảng (−∞; −1) và (−1; +∞).
Hàm số không có cực trị.
Bài 4. Thể tích nước của một bể bơi sau t phút bơm tính theo công thức , (0 ≤ t ≤ 90). Tốc độ bơm nước tại thời điểm t được tính bởi f(t) = V'(t). Trong khoảng thời gian nào tốc độ bơm tăng? Trong khoảng thời gian nào tốc độ bơm giảm?
Hướng dẫn giải
Với 0 ≤ t ≤ 90,
Có
Có ; f'(t) = 0 t = 0 hoặc t = 60.
Bảng biến thiên
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy:
Tốc độ bơm tăng từ phút 0 đến phút 60, tốc độ bơm giảm từ phút 60 đến phút 90.
Bài 5. Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Hàm số đồng biến trên (−∞; 1).
B. Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞; −1).
C. Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞).
D. Hàm số đồng biến trên khoảng (−3; +∞).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Dựa vào đồ thị hàm số, ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng (−∞; −1).
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Friends Global
- Giải sgk Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo