Lý thuyết KHTN 8 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Đòn bẩy

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 20: Đòn bẩy đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 1,278 25/09/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 20: Đòn bẩy

A. Lý thuyết Đòn bẩy

1. Cấu tạo của đòn bẩy

- Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

* Ví dụ:

- Dùng một thước gỗ và bút chì bố trí, ta dễ dàng nâng chồng sách lên khỏi mặt bàn với một lực nhỏ từ ngón tay.

- Thước gỗ được sử dụng là một đòn bẩy.

- Cấu tạo của đòn bẩy:

+ Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa này, còn được gọi là trục quay.

+ Trọng lượng của vật cần nâng, kí hiệu là F1, đặt vào điểm O1 của đòn bẩy.

+ Lực tác dụng, kí hiệu là F2, đặt vào điểm O2 của đòn bẩy.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Đòn bẩy (ảnh 1)

2. Ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn

- Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực, hoặc làm tăng, giảm lực tuỳ theo mục đích sử dụng.

* Ví dụ: Trong cơ thể người, hệ thống xương và cơ bắp tạo thành các loại đòn bẩy khác nhau. Xương đóng vai trò là thanh của đòn bẩy, các khớp nối của xương là điểm tựa của đòn bẩy, cơ bắp cung cấp lực cho đòn bẩy hoạt động.

B. Bài tập Đòn bẩy

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Lý thuyết Bài 22: Dòng điện - nguồn điện

Lý thuyết Bài 23: Mạch điện đơn giản

Lý thuyết Bài 24: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1 1,278 25/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: