Lý thuyết KHTN 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Áp suất trong chất khí

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 18: Áp suất trong chất khí  đầy đủ, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 783 lượt xem


Lý thuyết KHTN 8 Bài 18: Áp suất trong chất khí

A. Lý thuyết Áp suất trong chất khí

1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển. 

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.

2. Sự tạo thành tiếng động trong tai

Lý thuyết KHTN 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Áp suất trong chất khí  (ảnh 1)

- Khi có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ, ta nghe tiếng động trong tai.

3. Một số ứng dụng áp suất không khí trong đời sống

a. Giác mút

- Giác mút gồm một miếng cao su hoặc nhựa dẻo, thường được dùng làm móc treo các vật dụng trong nhà, hoạt động dựa vào tác dụng của áp suất không khí.

* Ví dụ: Khi áp mặt lõm của giác mút vào tường, không khí bên trong giác mút bị đẩy ra ngoài khiến áp suất không khí bên trong giảm. Sự chênh lệch giữa áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong giác mút đẩy giác mút dính chặt vào tường.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Áp suất trong chất khí  (ảnh 1)

b. Bình xịt

- Không khí ở áp suất cao bên trong bình đẩy lượng chất lỏng theo ống dẫn đến vòi phun, thoát ra ngoài thành các tia hoặc các hạt sương nhỏ.

c. Tàu đệm khí

- Máy bơm nén không khí vào khoảng không gian giữa đáy tàu và mặt nước tạo nên một lớp không khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển bên trên thân tàu. Sự chênh lệch áp suất này sẽ nâng tàu lên cách mặt nước hoặc mặt đất tạo thành lớp đệm khí. Vì vậy, trong quá trình di chuyển, tàu không tiếp xúc với mặt nước hoặc mặt đất, do đó làm giảm đáng kể lực cản hay lực ma sát.

B. Bài tập Áp suất trong chất khí

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 19: Tác dụng làm quay của lực - Moment lực

Lý thuyết Bài 20: Đòn bẩy

Lý thuyết Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Lý thuyết Bài 22: Dòng điện - nguồn điện

Lý thuyết Bài 23: Mạch điện đơn giản

1 783 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: