Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng - Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳngTóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 2,324 15/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

I. Ảnh của vật qua gương phẳng

Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.

II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng

- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương phẳng (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng).

2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán

III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

Bước 1. Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.

Bước 2. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 và I2R2 tương ứng.

Bước 3. Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.

Khi đặt màn hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng ta có thể dựng được ảnh của vật.

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Nam châm

Lý thuyết Bài 19: Từ trường

Lý thuyết Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Lý thuyết Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

1 2,324 15/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: