Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 1447 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

I. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm của từng lớp

Lớp

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

Từ 5km đến 70km.

Gần 3000km.

Trên 3000km.

Trạng thái vật chất

Rắn chắc.

Từ quánh dẻo đến rắn

Từ lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C.

Khoảng từ 15000C đến 37000C.

Cao nhất khoảng 50000C.

Tài liệu VietJack

- Lớp vỏ Trái Đất

+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...

+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Tài liệu VietJack

+ Cấu tạo

 

Đặc điểm

Độ dày

Vỏ lục địa

Được cấu tạo bởi đá granit.

25 đến 70km.

Vỏ đại dương

Được cấu tạo bởi đá badan.

5 đến 10km.

II. Các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo

+ Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và  Mảng Nam Cực.

+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Đặc điểm

+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái

Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Tài liệu VietJack

III. Động đất

- Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

IV. Núi lửa

- Khái niệm: Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.

- Hậu quả

+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…

+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.

- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...

- Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Núi lủa và động đất

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích: Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp. Đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và lõi (nhân) Trái Đất.

Câu 2. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

Đáp án: D

Giải thích: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (Ví dụ: Đất sét, đá cát, đá vôi,…).

Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm của lõi (nhân) Trái Đất là: Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc; Độ dày khoảng 3 00km; Tồn tại ở trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong; Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 50000C.

Câu 4. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Đáp án: A

Giải thích: Man-ti là lớp áo dày, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn.

Câu 5. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Đáp án: D

Giải thích: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 6. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Đáp án: C

Giải thích: Các địa mảng luôn luôn di chuyển chậm. Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Câu 8. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ Trái Đất chỉ có độ dày từ 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương nhưng ở những khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70km.

Câu 9. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

Đáp án: B

Giải thích: Các địa mảng di chuyển rất chậm, theo hướng tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Câu 10. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích nhỏ nhất?

A. Lục địa Phi.

B. Lục địa Nam Cực.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Lục địa Bắc Mỹ.

Đáp án: C

Giải thích: Trên Trái Đất có sáu lục địa: Lục địa Á - Âu (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2). Lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2). Lục địa Nam Mĩ (18,1 triệu km2). Lục địa Nam Cực (13,9 triệu km2). Lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2). Lục địa lớn nhất là Lục địa Á - Âu (50,7 triệu km2) -> Lục địa Á - Âu có diện tích lớn nhất.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 12: Lớp vỏ khí. Khí áp và gió trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 13: Thời tiết và khí hậu

Lý thuyết Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

1 1447 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: