Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 714 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa

I. Chuẩn bị

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm.

- Tập bản đồ Địa lí lớp 6.

Tài liệu VietJack

II. Các bước tiến hành

* Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Va-len-xi-a

Tài liệu VietJack

- Nhiệt độ

+ Nhiệt độ trung bình của tháng cao nhất khoảng 160C, thấp nhất khoảng 70C.

+ Nhiệt độ chênh lệch khoảng 9-100C.

- Lượng mưa: Những tháng có lượng mưa trên 100mm là: 1, 2, 3, 8, 9, 10, 11, 12.

-> Địa điểm này thuộc đới khí hậu ôn đới do lượng mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình 500-1500mm; nhiệt độ trung bình 8-160C và biên độ nhiệt không quá lớn (khoảng 90C).

* Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của Môn-trê-an (Ca-na-da) và Hà Nội (Việt Nam)

Đặc điểm

Hà Nội

Môn-trê-an

Đới khí hậu

Nhiệt đới

Ôn đới

Nhiệt độ

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 180C.

- Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 300C.

- Biên độ nhiệt độ năm khoảng 120C.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng -100C.

- Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 230C.

- Biên độ nhiệt độ năm khoảng 330C.

Lượng mưa

- Tổng lượng mưa cả năm là 1724 mm.

- Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tổng lượng mưa cả năm là 1040 mm.

- Mưa quanh năm, tháng cao nhất không quá 120mm/tháng. Tháng thấp nhất không dưới 80mm/tháng.

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 16: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Câu 1. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Đáp án: B

Giải thích: Độ nóng lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí. Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

Câu 2. Không khí tập trung ở tầng đối lưu là

A. 75%.

B. 85%.

C. 90%.

D. 80%.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Tập trung 90% không khí.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm, chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 3. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

A. ánh sáng từ Mặt Trời.

B. các hoạt động công nghiệp.

C. con người đốt nóng.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Đáp án: A

Giải thích: Mặt Trời là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.

Câu 4. Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp thấp?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Đáp án: A

Giải thích: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

Câu 5. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt.

D. Hàn đới.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến => Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới (cụ thể là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa).

Câu 6. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm nguồn điện.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. lãng phí nguồn nước.

D. giảm thiểu chất thải.

Đáp án: C

Giải thích: Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó, con người cần có một số biện pháp như trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư, tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu chất thải, trồng rừng,...

Câu 7. Khoảng thời gian nào sau đây không thích hợp để đo nhiệt độ trong ngày?

A. 1 giờ.

B. 7 giờ.

C. 13 giờ.

D. 17 giờ.

Đáp án: D

Giải thích: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Câu 8. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?

A. Sông ngòi.

B. Khí hậu.

C. Thổ nhưỡng.

D. Địa hình.

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu là nhân tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.

Câu 9. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. hơi nước.

B. khí metan.

C. khí ôxi.

D. khí nitơ.

Đáp án: A

Giải thích: Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,…

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất có các loại gió là do

A. hoạt động của hoàn lưu khí quyển.

B. sự phân bố xem kẽn của các đai áp.

C. sức hút của Trái Đất và Mặt Trăng.

D. tác động từ hoạt động công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Lý thuyết Bài 17: Sông và hồ

Lý thuyết Bài 18: Biến và đại dương

Lý thuyết Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Lý thuyết Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

1 714 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: