Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Con người và thiên nhiên
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên
I. Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất
- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thể tồn tại.
- Thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của con người như thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh,…
II. Tác động của con người tới thiên nhiên
* Tích cực
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Bón phân hợp lí, cải tạo đất, chống suy thoái môi trường,…
* Tiêu cực
- Làm ô nhiễm môi trường
+ Xả thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lí ra sông, hồ.
+ Xả khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp,… gây ô nhiễm không khí.
- Làm suy giảm nguồn tài nguyên
+ Nạn khai thác, chặt phá rừng, đốt lửa gây cháy rừng làm giảm diện tích rừng.
+ Khai thác quá mức các tài nguyên khoáng sản, nước,…
III. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Ý nghĩa
+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Bảo vệ được không gian sống của con người.
+ Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
- Biện pháp
+ Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm.
+ Phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế,…
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 23: Con người và thiên nhiên
Câu 1. Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố
A. đồng đều.
B. phân tán.
C. không đồng đều.
D. tập trung.
Đáp án: C
Giải thích: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất phân bố không đồng đều, có khu vực/quốc gia có nhiều tài nguyên và ngược lại.
Câu 2. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?
A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.
B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.
C. Không khí, khoáng sản và nước.
D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.
Đáp án: A
Giải thích: Tài nguyên vô tận bao gồm nguồn năng lượng Mặt Trời, không khí, thủy triều, gió,...
Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?
A. Khoáng sản.
B. Nguồn nước.
C. Khí hậu.
D. Thổ nhưỡng
Đáp án: A
Giải thích: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở các nguồn tài nguyên khoáng sản. Khi khai thác quá mức khoáng sản sẽ giảm dần về trữ lượng và chất lượng dẫn đến cạn kiệt, khả khôi phục gần như bằng 0 hoặc mất hàng nghìn năm,…
Câu 4. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?
A. Công nghiệp.
B. Thương mại.
C. Nông nghiệp.
D. Giao thông.
Đáp án: C
Giải thích: Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của các hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng, vật nuôi (đối tượng sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,…. phù hợp.
Câu 5. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.
B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.
C. Chứa đựng các loại rác thải.
D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.
Đáp án: B
Giải thích: Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, thiên nhiên là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất, là nơi cư trú và sản xuất, chứa đựng các loại rác thải của con người. Đồng thời, thiên nhiên cũng là nơi cung cấp, lưu trữ thông tin và bảo vệ con người bởi các tác nhân gây hại như tia cực tím,…
Câu 6. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do
A. chiến tranh, thiên tai.
B. khai thác quá mức.
C. phát triển nông nghiệp.
D. dân số đông và trẻ.
Đáp án: B
Giải thích: Con người đã khai thác nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của mình khiến nhiều loại tài nguyên bị suy thoái (rừng, đất,…) và có nguy cơ cạn kiệt (khoáng sản),… Đồng thời, trong quá trình phát triển đã đưa nhiều loại rác thải vào môi trường ở các dạng khác nhau (rắn, lỏng, bụi, khí,…) khi bay vào không khí gây ô nhiễm môi trường.
Câu 7. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc
A. hạn chế suy thoái môi trường.
B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.
C. mở rộng diện tích đất, nước.
D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.
Đáp án: C
Giải thích: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa trong việc giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó bảo vệ không gian sống của con người, đảm bảo cho con người phát triển, tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 8. Tác động tiêu cực của con người đến phân bố động, thực vật trên Trái Đất không phải là
A. lai tạo ra nhiều giống.
B. đốt rừng làm nương rẫy.
C. tăng cường phá rừng.
D. săn bắn động vật rừng.
Đáp án: A
Giải thích: Lai tạo ra nhiều giống, đặc biệt là giống tốt, cho năng suất cao và gen các loài có nguy cơ tuyệt chủng,… là hoạt động mở rộng (tích cực) đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Câu 9. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là
A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.
B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.
C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.
D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.
Đáp án: B
Giải thích: Các điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình, nước,…) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.
Câu 10. Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?
A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.
Đáp án: B
Giải thích: Các hoạt động của con người làm tăng độ phì cho đất là luân canh, xen canh các loại cây trồng (đậu tương với ngô), trồng rừng, cải tạo đất,...
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình
Lý thuyết Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới
Lý thuyết Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương
Lý thuyết Bài 22: Dân số và phân bố dân cư
Lý thuyết Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án