Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 1396 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

I. Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất

1. Lớp đất

- Khái niệm: Là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

2. Các thành phần chính của đất

- Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.

Tài liệu VietJack

- Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét...

- Chất hữu cơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất.

- Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

3. Các tầng đất

- Các tầng: Tầng hữu cơ, tầng đá mặt, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.

Tài liệu VietJack

- Đặc điểm của các tầng

+ Tầng hữu cơ: Là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,..) đang bị phân giải.

+ Tầng đất mặt: Được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mún, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.

+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.

+ Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến đổi để hình thành đất.

II. Các nhân tố hình thành đất

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

- Đá mẹ là nguồn cung cất vật chất vô cơ cho đất quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Khí hậu tác động tới quá trình hình thành đất bằng lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ thúc đẩy quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.

- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ, tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ,…

Tài liệu VietJack

III. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

- Lớp đất trên Trái Đất rất đa dạng.

- Chia thành các nhóm đất dựa vào: Quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất.

- Một số nhóm đất chính: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốtdôn, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Các nhóm đất có sự khác nhau rất lớn về màu sắc, thành phần, bề dày và độ xốp.

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Câu 1. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. địa hình.

D. khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ.

Câu 2. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn.

B. Đất đen.

C. Đất đỏ vàng.

D. Đất nâu đỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính là đất pốtdôn.

Câu 3. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?

A. Xám.

B. Feralit.

C. Đen.

D. Pốtdôn.

Đáp án: B

Giải thích: Rừng nhiệt đới ẩm, xích đạo tương ứng với loại đất feralit đỏ vàng (đất đỏ vàng nhiệt đới).

Câu 4. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Câu 5. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Đáp án: A

Giải thích: Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Đáp án: C

Giải thích: Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 7. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu.

B. địa hình.

C. đá mẹ.

D. sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

Câu 8. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Đáp án: B

Giải thích: Thành phần hữu cơ có đặc điểm là: chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là thành phần quan trọng nhất của đất, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

Câu 9. Đất không có tầng nào sau đây?

A. Hữu cơ.

B. Đá mẹ.

C. Tích tụ.

D. Vô cơ.

Đáp án: D

Giải thích: Đất có một số tầng cơ bản sau: tầng hữu cơ (tầng mùn, thảm mùn, đất mặt), tích tụ, đá mẹ và tầng đá gốc.

Câu 10. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

A. Tích tụ.

B. Thảm mùn.

C. Đá mẹ.

D. Hữu cơ.

Đáp án: C

Giải thích:

- Tầng đá mẹ là nơi chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất.

- Tầng hữu cơ là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,...) đang bị phân giải. Tầng này còn gọi là tầng thảm mục.

- Tầng đất mặt được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mùn, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.

- Tầng tích tụ được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Lý thuyết Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương

Lý thuyết Bài 22: Dân số và phân bố dân cư

Lý thuyết Bài 23: Con người và thiên nhiên

Lý thuyết Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên

1 1396 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: