Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện (có đáp án)
Trắc nghiệm Toán 12 Bài 1: Khái niệm về khối đa diện
-
756 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Cho các hình sau:
Mỗi hình trên gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (kể cả các điểm trong của nó), hình đa diện là:
Hình 1 là hình đa diện
Hình 2 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh không là cạnh chung của 2 đa giác.
Hình 3 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh không là cạnh chung của 2 đa giác nào.
Hình 4 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh là cạnh chung của 3 đa giác.
Chọn A.
Câu 2:
23/07/2024Gọi n là số cạnh đa giác đáy của hình chóp đã cho. Ta có:
Số cạnh đáy bằng số cạnh bên nên tổng số cạnh của hình chóp là 2n.
Từ giả thiết suy ra 2n = 50, khi đó n = 25.
Vậy đa giác đáy có 25 cạnh. Suy ra số mặt bên của hình chóp là 25. Mặt khác hình chóp có 1 mặt đáy. Nên tổng số mặt của hình chóp đã cho là: 26.
Chọn A.
Câu 3:
20/07/2024Cho các hình sau:
Mỗi hình trên gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (kể cả các điểm trong của nó), số hình đa diện là:
Hình 1 là hình đa diện.
Hình 2 không là hình đa diện vì có 1 cạnh là cạnh chung của 3 mặt.
Hình 3 là hình đa diện.
Hình 4 là hình đa diện.
Vậy có tất cả ba hình đa diện.
Câu 4:
20/07/2024Vật thể nào trong các vật thể sau không phải là khối đa diện?
Vì hình C vi phạm tính chất Mỗi cạnh của miền đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai miền đa giác.
Chọn C.
Câu 5:
23/07/2024Hình đa diện trong hình vẽ bên có bao nhiêu mặt ?
Trong hình đa diện trên có tất cả 11 mặt.
Chọn C.
Câu 6:
23/07/2024Trong các hình dưới đây, hình nào là hình đa diện?
Hình 1 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh là cạnh chung của 4 đa giác.
Hình 2 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh là cạnh chung của 3 đa giác.
Hình 4 không phải là hình đa diện vì có 1 cạnh là cạnh chung của 4 đa giác.
Hình 3 là hình đa diện vì nó thỏa mãn khái niệm hình đa diện.
Chọn C.
Câu 7:
04/11/2024Đáp án đúng là : B
- Số mặt phẳng đối xứng của tứ diện đều là 6 mặt phẳng.
Các mặt phẳng đối xứng của tứ diện đều là các mặt phẳng chứa một cạnh và đi qua trung điểm cạnh đối diện.
Vậy hình tứ diện đều có 6 mặt phẳng đối xứng.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Khái niệm về hình đa diện và khối đa diện
1. Khái niệm về hình đa diện
Hình đa diện (gọi tắt là đa diện) là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất sau:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
- Các đỉnh, cạnh của các đa giác ấy theo thứ tự gọi là đỉnh, cạnh của hình đa diện.
2. Khái niệm về khối đa diện
- Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
- Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện.
Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
- Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 8:
22/07/2024Khối tứ diện đều có 4 mặt.
Khối chóp tứ giác có 5 mặt.
Khối lập phương có 6 mặt.
Khối 12 mặt đều có 12 mặt.
Khối có số mặt nhỏ nhất là khối tứ diện đều.
Chọn A.
Câu 9:
19/07/2024Hình đa diện trong hình vẽ bên có bao nhiêu cạnh?
Hình đa diện đã cho có 16 cạnh.
Chọn D.
Câu 10:
22/07/2024Ta thấy các đáp án A, B, D đều đúng dựa vào khái niệm hình đa diện.
Chọn C.
Câu 11:
23/07/2024Xét hình đa diện là hình tứ diện thì kết quả về quan hệ số đỉnh và số mặt thỏa mãn đáp án C.
Chọn C.
Câu 12:
13/07/2024Vì mỗi mặt là những tam giác nên có tổng số cạnh là Mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên ta có hệ thức
Chọn D.
Câu 13:
11/10/2024Đáp án đúng: A.
*Phương pháp giải:
- Hình có tâm đối xứng là hình khi lấy đối xứng nó qua tâm ta cũng được chính hình đó.
- Ảnh của một đỉnh qua tâm đối xứng cũng là một đỉnh.
*Lời giải:
- Dễ dàng thấy bát diện đều, hình lập phương và lăng trụ lục giác đều có tâm đối xứng. Còn tứ diện đều không có tâm đối xứng.
Thật vậy, giả sử tứ diện đều ABCD có tâm đối xứng O. Nhận thấy các đỉnh A,B,C,D không thể là tâm đối xứng của tứ diện ABCD, nên ảnh của A qua đối xứng tâm O là một trong ba đỉnh còn lại, nếu DO(A)=B thì O là trung điểm của AB, nhưng trung điểm của AB cũng không thể là tâm đối xứng của ABCD
*Công thức cần nắm thêm:
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
+) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều n cạnh.
+) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng p mặt.
Tính đối xứng của các khối đa diện đều.
+) Tứ diện đều:
3 trục đối xứng (đoạn nối trung điểm của hai cạnh đối diện):
6 mặt đối xứng. Mỗi mặt phẳng đều chứa 1 cạnh và trung điểm cạnh đối diện:
+) Khối lập phương: Có 9 mặt đối xứng. Trong đó:
3 mặt phẳng đi qua trung điểm 4 cạnh song song với nhau chia khối lập phương thành 2 khối hộp chữ nhật.
6 mặt còn lại chia khối lập phương thành 2 khối lăng trụ tam giác bằng nhau.
+) Bát diện đều: Bát diện đều có tất cả 9 mặt đối xứng. Trong đó:
3 mặt chia bát diện đều thành 2 khối chóp tứ giác đều mà có tất cả các cạnh bằng nhau.
6 mặt đối xứng còn lại của bát diện đều đi qua 1 cặp đỉnh đối diện. Mỗi cặp đỉnh có 2 mặt phẳng đối xứng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 14:
19/07/2024Khối tứ diện đều có 3 trục đối xứng (đi qua trung điểm của các cặp cạnh đối diện). Khối chóp tứ giác đều có 1 trục đối xứng (đi qua đỉnh và tâm của mặt tứ giác). Khối lập phương có 9 trục đối xứng (Loại 1: đi qua tâm của các mặt đối diện ; Loại 2: đi qua trung điểm các cặp cạnh đối diện).
Chọn C.
Câu 15:
08/10/2024Đáp án đúng: A
*Phương pháp giải:
- Nắm kỹ về khái niệm, tính chất của hình đa diện: Nhận diện được hình, số đỉnh, số cạnh, số mặt,...của hình đa diện
*Lời giải:
Hình chóp tứ giác đều có 4 mặt phẳng đối xứng bao gồm:
2 mặt phẳng đi qua đỉnh hình chóp và chứa đường trung bình của đáy.
2 mặt phẳng đi qua đỉnh hình chóp và chứa đường chéo của đáy.
*Lý thuyết nắm thêm về hình đa diện và khối đa diện
+) Hai đa diện bằng nhau: hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
+) Khối đa diện đều:
- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.
+) Thể tích khối đa diện:
- Thể tích của khối hình chữ nhật bằng tích ba kích thước của nó.
+) Thể tích khối lăng trụ:
- Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là: V = B.h
+) Thể tích khối chóp:
- Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là: V =
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Thông hiểu)
Câu 16:
21/07/2024Các mặt phẳng đối xứng của hình tứ diện đều là các mặt phẳng chứa một cạnh và qua trung điểm cạnh đối diện.
Vậy hình tứ diện đều có 6 mặt phẳng đối xứng.
Chọn B.
Câu 17:
19/07/2024Hình lăng trụ tam giác đều có mặt phẳng đối xứng (hình vẽ bên dưới).
Chọn A.
Câu 18:
15/10/2024Đáp án đúng là D
*Phương pháp giải
Sử dụng lý thuyết khối đa diện.
Cho khối đa diện (H). Nếu phép đốι xứng qua mặt phẳng (P) biến (H) thành chính nó. Thì (P) gọi là mặt đốι xứng của khối đa diện (H).
*Lời giải
Hình hộp chữ nhật (không là hình lập phương) có các mặt phẳng đối xứng là các mặt các mặt phẳng trung trực của các cặp cạnh đối.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Công thức phép đối xứng trục đầy đủ, chi tiết nhất
Số mặt phẳng đối xứng của hình chóp đều S.ABCD
Câu 19:
08/11/2024Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Hình hộp đứng có đáy là hình thoi (không phải là hình chữ nhật) có 3 mặt phẳng đối xứng bao gồm:
2 mặt phẳng chứa đường chéo của đáy và vuông góc với đáy.
Một mặt phẳng là mặt phẳng trung trực của cạnh bên.
* Phương pháp giải:
Hình hộp đứng
Định nghĩa. Hình hộp đứng là hình hộp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất. Hình hộp đứng có 2 đáy là hình bình hành, 4 mặt xung quanh là 4 hình chữ nhật.
* Lý thuyết cần nắm và các dạng toán về khối đa diện:
- Khối chóp là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp kể cả hình chóp ấy.
Khối chóp cụt là phần không gian được giới hạn bởi một hình chóp cụt kể cả hình chóp cụt ấy.
- Khối lăng trụ là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ kể cả hình lăng trụ ấy.
- Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình lăng trụ hay hình chóp giới hạn nó.
1. Hình lăng trụ đứng
Định nghĩa. Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và vuông góc với mặt đáy.
2. Hình lăng trụ đều
Định nghĩa. Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
Tính chất. Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau và vuông góc với mặt đáy.
• Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành.
1. Hình hộp đứng
Định nghĩa. Hình hộp đứng là hình hộp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất. Hình hộp đứng có 2 đáy là hình bình hành, 4 mặt xung quanh là 4 hình chữ nhật.
2. Hình hộp chữ nhật
Định nghĩa. Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
Tính chất. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là 6 hình chữ nhật.
3. Hình lập phương
Định nghĩa. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật 2 đáy và 4 mặt bên đều là hình vuông
Tính chất. Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
Hình chóp là hình có đáy là một đa giác và các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh.
THỂ TÍCH
1. Công thức tính thể tích khối chóp
Trong đó: S là diện tích đáy, h là chiều cao khối chóp.
2. Công thức tính thể tích khối lăng trụ
Trong đó: B là diện tích đáy, h là hiều cao khối lăng trụ
● Thể tích khối hộp chữ nhật: V = abc
Trong đó: a, b, c là ba kích thước của khối hộp chữ nhật.
● Thể tích khối lập phương: V = a3
Trong đó a là độ dài cạnh của hình lập phương.
TỈ SỐ THỂ TÍCH
Cho khối chóp S.ABC và A', B', C' là các điểm tùy ý lần lượt thuộc SA, SB, SC ta có
Phương pháp này được áp dụng khi khối chóp không xác đinh được chiều cao một cách dễ dàng hoặc khối chóp cần tính là một phần nhỏ trong khối chóp lớn và cần chú ý đến một số điều kiện sau
- Hai khối chóp phải cùng chung đỉnh.
- Đáy hai khối chóp phải là tam giác.
- Các điểm tương ứng nằm trên các cạnh tương ứng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khái niệm về khối đa diện (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Câu 20:
15/10/2024Đáp án đúng là B
*Phương pháp giải
Xem lại kiến thức về hình lập phương: định nghĩa, tính chất, số măt, số đỉnh, số cạnh và các mặt phẳng đối xứng của hình
Có 9 mặt đối xứng (như hình vẽ sau).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Thông hiểu)
Đề thi thử thpt quốc gia môn Toán cực hay có lời giải chi tiết
Câu 21:
18/07/2024Gọi bát diện đều . Có 9 mặt phẳng đối xứng, bao gồm: 3 mặt phẳng , , và 6 mặt phẳng mà mỗi mặt phẳng là mặt phẳng trung trực của hai cạnh song song (chẳng hạn AB và CD).
Chọn B.
Câu 22:
22/07/2024Có 2 loại mặt phẳng thỏa mãn đề bài là:
Loại 1: Mặt phẳng qua trung điểm của 3 cạnh bên có chung đỉnh. Có 4 mặt phẳng thỏa mãn loại này (vì có 4 đỉnh)
Nhận xét. Loại này ta thấy có 1 điểm nằm khác phía với 3 điểm còn lại.
Loại 2: Mặt phẳng qua trung điểm của cạnh ( cạnh này thuộc cặp cạnh, mỗi cặp cạnh là chéo nhau). Có mặt phẳng như thế.
Nhận xét. Loại này ta thấy có 2 điểm nằm khác phía với 2 điểm còn lại.
Chọn C.
Câu 23:
20/07/2024
Dựa vào hình vẽ, ta thấy mặt phẳng chia khối lăng trụ thành khối chóp tam giác và khối chóp tứ giác
Chọn A.
Câu 24:
23/07/2024Lắp ghép hai khối đa diện để tạo thành khối đa diện (H), trong đó là khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a, là khối tứ diện đều cạnh a sao cho một mặt của trùng với một mặt của như hình vẽ. Hỏi khối da diện (H) có tất cả bao nhiêu mặt?
Khối đa diện (H) có đúng 5 mặt.
Sai lầm hay gặp: Khối chóp tứ giác đều có 5 mặt. Khối tứ diện đều có 4 mặt.
Ghép hai hình lại như hình vẽ ta được khối đa diện (H) có 8 mặt.
Chọn A.
Câu 25:
19/07/2024Lần lượt dùng mặt phẳng ta chia thành hai khối lập phương thành hai khối lăng trụ và .
Với khối ta lần lượt dùng các mặt phẳng và chia thành ba khối tứ diện bằng nhau.
Tương tự với khối .
Vậy có tất cả 6 khối tứ diện bằng nhau.
Chọn C.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện (có đáp án) (755 lượt thi)
- 19 câu trắc nghiệm: Khái niệm về khối đa diện có đáp án (505 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Nhận biết) (337 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Thông hiểu) (391 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Vận dụng) (427 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện (nhận biết) (367 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 70 câu trắc nghiệm Khối đa diện cơ bản (P1) (538 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 - Khối đa diện (có đáp án) (433 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về thể tích của khối đa diện có đáp án (Nhận biết) (429 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khối đa diện lồi và khối đa diện đều có đáp án (Vận dụng) (416 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khối đa diện lồi và khối đa diện đều (có đáp án) (414 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về thể tích của khối đa diện (có đáp án) (371 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về thể tích của khối đa diện có đáp án (Phần 1) (356 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về thể tích của khối đa diện có đáp án (Vận dụng) (346 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ôn tập chương có đáp án (Thông hiểu) (341 lượt thi)
- Trắc nghiệm Khái niệm về thể tích của khối đa diện có đáp án (Thông hiểu) (328 lượt thi)